Bài viết của Chu Văn Anh, phóng viên Minh Huệ tại Pháp

[MINH HUỆ 18-07-2024] Figanières, một thị trấn nhỏ ở miền Nam nước Pháp, là thiên đường bình yên nằm giữa vườn nho lịch sử và sông Verdon. Ngày 13 tháng 7 năm 2024, thành phố đã tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn kéo dài một tuần ở Notre-Dame-de-l’Olivier, một nhà thờ lịch sử xây dựng từ thế kỷ 12 ở Figanières.

Tối ngày 13 tháng 7 năm 2024, thị trưởng, phó thị trưởng thành phố và giám đốc sự kiện, cùng người dân địa phương và các khu lân cận đã tham dự buổi khai mạc. Thị trưởng Bernard Chilini đã phát biểu tại sự kiện, khen ngợi các bức tranh trong triển lãm vì tính biểu cảm và vẻ đẹp của các tác phẩm. Ông cũng cảm ơn ban tổ chức đã đưa buổi triển lãm này đến Figanières.

3a4d0294730abdbb7d35f5784288c19f.jpg

Lễ khai mạc Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn diễn ra vào tối ngày 13 tháng 7 năm 2024, trong vườn ô liu ngay bên ngoài nhà thờ.

fca08bd854eca55eccdd117f5755aae2.jpg

d3a26c53fc91d459c19c01361935f1a5.jpg

4eda0da83249a2e1c1cb1167a23140c3.jpg

Mọi người từ mọi tầng lớp xã hội tham gia buổi Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn

“Buổi triển lãm thật tuyệt vời!”

58e4dee8a47ddbaef5e02af7e1026864.jpg

Bà Suzannce (ở giữa), người tổ chức triển lãm, là một học viên Pháp Luân Công, và là thành viên của Hiệp hội La Farandole des Coeurs.

Trong bài phát biểu giới thiệu của mình, bà Suzannes, một học viên Pháp Luân Công và là người tổ chức triển lãm, đã giải thích rõ nguồn gốc của triển lãm Chân-Thiện-Nhẫn, đã giới thiệu Pháp Luân Công với người tham dự, và mô tả cuộc bức hại mà các học viên ở Trung Quốc phải đối mặt suốt 25 năm qua.

Trong cuộc phỏng vấn sau lễ khai mạc, thị trưởng Mayor Bernard Chilino cho biết: “Những tác phẩm được vẽ tỉ mỉ này không chỉ khắc họa lại cuộc bức hại tàn bạo (đối với Pháp Luân Công), mà còn nói về hy vọng và những người đã giúp đỡ họ.”

2ed22f5adc64dc612ade300c70fb51cf.jpg

Thị trưởng Bernard Chilini tại lễ khai mạc.

Thị trưởng Bernard Chilini cũng phát biểu tại sự kiện. “Tôi không bị sốc hay ngạc nhiên. Bởi vì đáng buồn là, ở một số quốc gia, tình trạng vẫn phổ biến. Những ai cố gắng thể hiện quan điểm của mình đều bị tra tấn, bị bắt giữ vào trại tập trung, thậm chí còn bị giết. Chúng ta phải đối diện với sự thật, đây là điều mà cuộc triển lãm muốn truyền tải.“

“Chúng ta phải hiểu sự thật này. Ở các nước phương Tây, mọi thứ đều minh bạch, còn ở một số nước khác, mọi thứ đều bị che giấu. Nhưng những người này, dù là trẻ em, người lớn, hay người già đều đang bị bức hại.” Thị trưởng Chilini cho hay: “Cuộc bức hại này thật khủng khiếp. Thật sốc khi biết nó vẫn tiếp tục tồn tại trong thế kỷ 21. Không thể chấp nhận được khi nội tạng bị mổ cướp và buôn bán như thế này. Thật tốt vì triển lãm được tổ chức tại đây, vì trước đó, tôi không hề biết về tính nghiêm trọng của cuộc bức hại.”

“Nhiều tác phẩm đẹp và biểu cảm sâu sắc. Người nghệ sỹ đã vẽ những bức vẽ tỉ mỉ, không chỉ lột tả sự tàn bạo của ĐCSTQ, mà cả hy vọng và những người đã giang tay ra giúp đỡ họ. Gia đình cũng là một chủ để xuyên suốt. Vì cuộc bức hại này mà những đứa trẻ mất đi mái ấm, vợ mất chồng, và con mất bố. Sự mất mát thể hiện vô cùng tinh tế.”

Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không được từ bỏ hy vọng. So với những người phải sống trong hoàn cảnh như vậy, chúng ta thật may mắn khi được sống ở một quốc gia nơi tự do đã trở thành chuẩn mực. Chúng ta biết giá trị của tự do, nhưng thật khó để chúng ta thấu hiểu hoàn cảnh của họ, bởi vì trí tưởng tượng hạn hẹp của chúng ta không bao giờ so sánh với thực tế của họ.”

Những bức tranh là lời cầu Chúa cho công lý của Thượng đế

008919fd20e8aa18bb08e947791ec821.jpg

Ông Prêtre Julian Ilwicki, mục sư của Nhà thờ Notre Dame de l’Olive, chụp hình bên tác phẩm mà ông yêu thích, một tác phẩm tượng trưng cho sự giải thoát khỏi tù giam để đến với tự do.

Ông Prêtre Julian Ilwicki, mục sư của Nhà thờ Notre Dame de l’Olive, cho biết: “Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc là một tội ác cực kỳ nghiêm trọng. Các học viên có một niềm tin kiên định vào pháp môn của họ, và cuộc triển lãm này phơi bày sự bất công mà họ phải chịu đựng. Đây thực sự là lời cầu Chúa cho công lý của Thượng đế.”

“Chân-Thiện-Nhẫn là giá trị phổ quát. Cho dù được gọi là gì, Thượng đế mà chúng ta tin tưởng đều có trong đó. Chúng ta tôn kính Ngài và thực hành những giá trị này trong cuộc sống thực tại”, ông Patriarch Ilvich cho hay.

Một triển lãm chạm đến trái tim của mọi người

60995b71f8435af9ef1b16888ab935ce.jpg

Bà Pamela Parisot

Bà Pamela, từng là giáo viên dạy múa và trợ lý y tá, hiện là chủ tịch của hiệp hội gia đình Figanières. Mặc dù chưa từng biết đến Pháp Luân Công, bà cảm thấy vô cùng xúc động khi tham quan triển lãm. “Điều các học viên trải qua thật kinh hoàng. Nếu nó xảy ra với tôi, tôi không chắc mình có thể sống sót. Tôi không dám nghĩ đến bởi vì nó quá nặng nề đối với tôi. Nhưng tôi cảm thấy những bức tranh này vô cùng đẹp và điều mà họ muốn truyền tải rất rõ ràng. Cảm xúc và cử chỉ của các nhân vật được khắc họa rất sống động và đẹp đẽ.”

Về cuộc bức hại ở Trung Quốc, bà Pamela cho hay: “Thật không thể tin được và thật phi nhân tính, tôi không thể hiểu được vì sao người ta có thể đối xử tàn bạo với người khác như thế.”

Mọi người cần phải biết sự thật

12f00adf2f05ffa219f12636bff0995d.jpg

Ông Eric Escaillas

Ông Eric Escaillas, Trưởng ban Hoạt động Thành phố Figanières, Hiệp hội Cộng đồng Địa phương, và Ủy ban Phòng chống Cháy rừng Cộng đồng, đã khen ngợi cuộc triển lãm là trải nghiệm thú vị và tuyệt vời cho cộng đồng.

Ông Eric Escaillas tin rằng Chân-Thiện-Nhẫn là giá trị cốt lõi của con người cần được lan tỏa rộng. Ông cho hay, thông qua buổi triển lãm, ông cảm thấy mọi người đều có thể cảm nhận được sâu sắc những thống khổ mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng, và nhận thức rõ hơn về những hành động tàn bạo mà công chúng chưa biết đến.

“Đây là nhận thức cần được quan tâm. Nhận thức này rất quan trọng, và chúng ta thực sự cần phải chia sẻ điều này để nhiều người hơn nữa biết sự thật.”

Cuộc triển lãm phơi bày những hành vi tàn bạo của của ĐCSTQ

abc2b1b1d8a287fe2e0378d0553d0c0e.jpg

Ông Alain Laugier (bên trái) tham quan cuộc triển lãm.

Ông Alain Laugier là một nhà báo và trưởng các bộ phận truyền thông, lịch sử, và di sản, nông thôn và văn hóa của thành phố. Ông bị sốc khi biết về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. “Những bức tranh này mô tả thực tế kinh hoàng về những hành vi bạo lực. Thật chấn động. Tôi vừa biết điều thật khó mà có thể là sự thật (nạn thu hoạch nội tạng). Không chỉ vậy, thực tế không ai quan tâm đến vấn đề này thực sự không thể chấp nhận được. Tôi không thể tưởng tượng được nó khủng khiếp đến thế. Thật khủng khiếp.”

Ông bổ sung: “Tôi không thể tin được là không một tổ chức quốc tế, không một chính phủ, không một cá nhân nổi tiếng nào dám đứng ra công bố về vấn đề này.”

Để chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công, ông Laugier cho rằng điều quan trọng là phải vạch trần cuộc bức hại và áp dụng biện pháp trừng phạt đối với thủ phạm. Ngoài tòa án quốc tế, còn có các tổ chức liên quan có khả năng xử lý vấn đề này. Vậy mà, mặc dù có nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới, nhưng chỉ có một số ít người nỗ lực để thu hút sự chú ý đến vấn đề này. Ngoài ra, ông Laugier còn ấn tượng với thông điệp sâu sắc và sức mạnh tâm linh được truyền tải qua các tác phẩm nghệ thuật.

892f5fe02c1adf4c8c8b0a8d868627f3.jpg

Ông Alain Berthe

Ông Alain Berthe đến từ miền Bắc nước Pháp, sống với con gái của ông ở Callas, một thành phố nhỏ gần Figanières. Là một họa sỹ nghiệp dư có niềm đam mê với các cuộc triển lãm nghệ thuật, ông Berthe đã quyết định đến tham quan Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn sau khi xem quảng cáo.

“Tôi rất kinh ngạc. Những bức tranh có sức biểu cảm mạnh mẽ, thể hiện giá trị nghệ thuật cao, và truyền tải thông điệp sâu sắc. Các nghệ sỹ đã thể hiện thành công ý tưởng của mình, thông qua tác động thị giác và năng lượng thấm nhuần trong mỗi bức tranh. Khi đứng trước mỗi tác phẩm nghệ thuật, bạn có thể cảm nhận được tầm quan trọng về phương diện tâm linh, và đương nhiên là cả nỗi đau sâu sắc. Mỗi bức họa đều hàm chứa một nỗi đau sâu thẳm.

“Năng lượng toát ra từ những tác phẩm rất chân thực. Đây là điều đương nhiên, bởi những họa sỹ, tôi tin là không chỉ một người trong đó, thực sự đã đặt hết trái tim và tâm hồn vào các tác phẩm của mình. Như tôi đã nói, có cả nỗi đau trong đó, nhưng nghệ thuật cũng truyền tải một thông điệp đẹp về hy vọng.”

“Đây không chỉ là phương thức chia sẻ vẻ đẹp của nghệ thuật đến với mọi người, mà còn là cách để họ nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Thật là một phương pháp tuyệt vời để các nghệ sỹ thể hiện bản thân họ.”

Ông Berthe xúc động trước cuộc triển lãm và bị cuốn hút sâu sắc trước các tác phẩm nghệ thuật. Ông cho biết: “Chính quyền Cộng sản Trung Quốc và những ai phản đối Pháp Luân Công không có cách nào để trả đũa trước phương pháp mà các học viên Pháp Luân Công lựa chọn để vạch trần cuộc bức hại. Họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục con đường hủy diệt của mình, nhưng dù là trong trường hợp nào, nó cũng không thể thay đổi được thực tế.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/18/479829.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/22/219156.html

Đăng ngày 28-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share