Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ
[MINH HUỆ 02-03-2024] Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn đã được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Yunus Emre ở Bakırköy, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 16 đến 25 tháng 2 năm 2024.
Khách tham quan xem các tác phẩm nghệ thuật.
Sau khi lắng nghe những câu chuyện đằng sau mỗi bức tranh, nữ diễn viên Janset bày tỏ: “Chúng ta đang chờ đợi [Thượng đế] xuống cứu chúng ta. Chân-Thiện-Nhẫn thật tuyệt vời. Những bức tranh này rất đẹp. Cái ác dường như đang thắng thế, nhưng công lý rồi sẽ chiến thắng. Điều tốt lành sẽ đến một cách từ từ, lặng lẽ, cùng với sự thiện lương. Đôi khi cái ác dường như chiếm ưu thế hơn, nhưng thực ra không phải vậy.”
“Đây là thời điểm thích hợp để kể những câu chuyện có thật. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Cảm ơn các bạn rất nhiều!”, cô nói.
Tôi muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp
Cô Aygen Menekşe, một giáo viên mầm non, cho biết: “Đây là một cuộc triển lãm ấn tượng. Tôi đã tìm hiểu về thiền định trong một thời gian dài và tôi thấy được truyền cảm hứng khi ở đây. Tôi muốn trở thành một thành viên của gia đình này”.
Anh Kemal Doğulu xem các bức tranh.
Anh Kemal Doğulu, một nhà thiết kế thời trang, ca sỹ, và giám đốc nghệ thuật, cho biết: “Triển lãm nghệ thuật này thể hiện cuộc xung đột giữa thiện và ác. Tất cả các tác phẩm phản ánh thực trạng ngày nay. Tôi thích phong cách kết hợp này của họ và chúng trông rất đẹp.”
Anh cho hay anh thích nhất bức tranh “Công lý”, cho thấy những kẻ hành ác sẽ bị chúng Thần trừng phạt như thế nào.
“Tôi hy vọng cuộc bức hại có thể chấm dứt”
Cô Altun Bulut, làm việc trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, cho biết: “Khi tôi quan sát các bức tranh, tôi thấy rằng các linh hồn đang đau khổ. Tuy nhiên, hàm chứa trong đó không chỉ là nỗi đau, chúng còn cho thấy sự thật”.
Cô Tuğba Güldamar Coşkun và em Azra Coşkun.
Cô Tuğba Güldamar Coşkun, một bác sỹ thú y, và em Azra Coşkun đã xúc động đến rơi lệ khi họ chiêm ngưỡng các bức tranh. Họ nói rằng các bức tranh về cuộc bức hại khiến họ cảm thấy đau lòng – họ muốn thế giới được hòa bình.
Bà Özlem tốt nghiệp ngành báo chí và từng là tổng giám đốc của một công ty Đức. Bà cho biết: “Tôi rất quan tâm đến nghệ thuật, và cuộc triển lãm này đã gây ấn tượng mạnh với tôi, khiến mắt tôi đẫm lệ. Bất cứ nơi nào có con người, nơi đó sẽ có áp bức. Tôi hy vọng cuộc bức hại này có thể chấm dứt. Tôi tin rằng ai đó sẽ cứu thế giới, và tôi chưa bao giờ tuyệt vọng”.
Sau đó, bà đã mời hai người thân của mình đi xem triển lãm. Họ cũng rất ấn tượng.
Cảm nhận được năng lượng tích cực
Một giáo viên Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Ngay khi vừa bước vào phòng triển lãm, tôi đã cảm thấy tràn đầy năng lượng rồi. Cảm giác khi ở đây thật tuyệt”. Một học viên nói cho ông biết việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại những người tốt như thế nào. Người giáo viên nhận định: “Cuộc bức hại này là một thử thách cho những tâm hồn cao đẹp. Vẻ đẹp từ bản chất khiến cho người đó có một tâm hồn vĩ đại. Với tinh thần như vậy, người đó sẽ có sức mạnh để đối mặt với thử thách này. Người đó có thể vượt qua khảo nghiệm này để đề cao cảnh giới của mình.”
Ông Sinan Karataş, đã nghỉ hưu, cho biết : “Đây là một cuộc triển lãm rất ý nghĩa. Ở Trung Quốc lúc nào cũng có bức hại.” Còn vợ ông, bà Inci Karatas, nói: “Tôi rất mong các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc sớm được tự do. Tôi ủng hộ những nỗ lực của các bạn trong việc phơi bày cuộc bức hại. Chúc các bạn mọi điều tốt đẹp nhất”.
Con người cần Chân-Thiện-Nhẫn
Ông Kazim cho biết : “Tôi nghĩ triển lãm này rất có ý nghĩa. Tôi không định đến đây. Khi tôi trông thấy triển lãm, tôi đã chụp một bức ảnh áp phích quảng cáo và gửi nó cho anh trai tôi. Rồi tôi đọc những lời chú thích của những tác phẩm này, tôi đã kinh ngạc. Từ trong thâm tâm, tôi cảm thấy rằng con người cần Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi thấy rất hạnh phúc và hài lòng”.
Anh Barış, một bác sỹ đang theo học tiến sỹ Y khoa ngành nhân chủng học, cho biết: “Ngoại giới cần lắng nghe thông tin về cuộc bức hại này. Thông tin đã bị xã hội độc tài phong bế cần phải được công bố. Toàn thế giới cần phải ý thức được vấn đề này. Mọi người phải nhận ra rằng, xét cho cùng, phải chịu thống khổ chính là những người này. Cho dù đức tin của họ là gì, họ cũng đều là con người. Không có lý do gì khiến người ta phải chịu đựng thống khổ như vậy”.
Anh Barış cho biết anh ấn tượng nhất với bức tranh miêu tả sự tàn bạo của cuộc bức hại và sự tường hòa của các học viên khi họ đối mặt với nó.
Ông Asım Doğan, nhà nghiên cứu và nhà văn.
Ông Asım Doğan từng sống tại Trung Quốc trong 20 năm, và hiện đang nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc. Ông nói với các học viên: “Những bức tranh này có ý nghĩa sâu sắc. Chúc các bạn thành công. Xin cảm ơn”.
Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và vì sao bị ĐCSTQ bức hại?
Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện đã được thực hành ở hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người sau khi noi theo những lời dạy dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và học năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng rộng của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ, do đó, ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta đã ra lệnh tiêu diệt môn tu luyện này.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật có quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, với chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.
Trang Minghui.org xác nhận rằng, 24 năm qua đã có hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết. Con số tử vong thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều, hơn nữa, số học viên bị cầm tù và tra tấn chỉ vì kiên định tu luyện là không thể kể hết.
Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại để thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/2/473807.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/3/216077.html
Đăng ngày 04-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.