Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 05-02-2024] Pragati Maidan là trung tâm hội nghị nổi tiếng ở New Delhi, và cũng là một địa điểm thu hút rất đông khách du lịch. Từ ngày 19 tới ngày 21 tháng 1 năm 2024, các bức tranh trong bộ sưu tập Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn đã được trưng bày tại gian triển lãm của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong Triển lãm Nghệ thuật HAAT ở Pragati Maidan.

Triển lãm Nghệ thuật HAAT, diễn ra ở một số thành phố lớn của Ấn Độ, là triển lãm mỹ thuật thường niên lớn nhất của đất nước này. Triển lãm trưng bày các tác phẩm của hơn 3000 nghệ sĩ đại diện cho tất các loại phương tiện truyền thông và đã thu hút hơn 10.000 khách tham quan. Tác phẩm nghệ thuật của các chuyên gia nổi tiếng như bác sĩ, diễn viên, và ca sĩ cũng được trưng bày, và những người nổi tiếng này cũng biểu diễn trực tiếp tại sự kiện. Trước đó, các học viên cũng đã tổ chức một gian triển lãm ở Mumbai.

5f397d1b8d00200c8311154a742b8957.jpg

02257eee7346d4e55ef84f7b9eb9fd05.jpg

Các học viên trưng bày các tác phẩm trong bộ sưu tập Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tại Triển lãm nghệ thuật HAAT ở New Delhi.

83f8196b3beb545c43f7500fc40d28f7.jpg

6e32b8e96480af68610479b2b9d2b46f.jpg

4ca2cf5765f934a1daea00ca4955e7b1.jpg

01cbff61bd6f798772c6389e8c32eb24.jpg

Các học viên kể cho khách tham quan về các câu chuyện phía sau mỗi bức tranh.

Truyền thông địa phương đưa tin về triển lãm

Gian triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn trưng bày 14 bức tranh do các học viên Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) trên khắp thế giới sáng tác. Những tác phẩm nghệ thuật này miêu tả dũng khí và tâm từ bi của các học viên khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đức tin của họ từ năm 1999.

Vào ngày 21 tháng 1, Delhi News, một tờ báo tiếng Anh địa phương, đã đăng tải một bài viết chuyên đề về triển lãm dưới tiêu đề: “Pháp Luân Đại Pháp: Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn”. The News Wallet, một tờ tuần báo, cũng đưa tin về các tác phẩm trong triển lãm.

5dc967e93a0134fde229f5ff279a4a9d.jpg

Delhi News đăng một bài viết về triển lãm với tựa đề “Pháp Luân Đại Pháp: Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn” (Ảnh được sự cho phép của Delhi News)

9947a5b3fa8338a8641c2896f5a1e14d.jpg

Tờ News Wallet đưa tin về triển lãm (Ảnh được sự cho phép của News Wallet).

Các học viên hướng dẫn khách tham quan chiêm ngưỡng các tác phẩm và giới thiệu câu chuyện phía sau mỗi bức tranh cho họ. Những ai muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp sẽ được cung cấp tài liệu thông tin. Nhiều khách tham quan đã vui vẻ nhận hoa sen mà các học viên tặng để ghi nhớ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp.

Công chúng đã có ấn tượng sâu sắc về sự kháng nghị ôn hòa của các học viên trong cuộc bức hại suốt 24 năm qua. Họ khen ngợi chất lượng của các bức tranh và bày tỏ sự biết ơn vì có được cơ hội thưởng thức những kiệt tác như vậy ở New Delhi.

Một số người tỏ ý muốn học Pháp Luân Đại Pháp và mua các sách kinh sách được viết bằng tiếng Hindi và tiếng Anh.

Nhà báo kì cựu ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp

Ông Ram Bahadur Rai là chủ tịch Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Indira Gandhi, đồng thời là tổng biên tập của tờ Jansatta, một tờ nhật báo tiếng Hindi. Ông đã có nhiều bài viết về cuộc bức hại đang diễn ra đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Ông rất mừng khi được xem các tác phẩm nghệ thuật về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Ông cho hay ý nghĩa tinh thần của các tác phẩm khiến công chúng lưu ý hơn tới nhiều hành vi bức hại tàn bạo mà các học viên phải đối mặt cho đến ngày nay.

c435da221333f8c8459f57328a21b534.jpg

Nhà báo kỳ cựu người Hindi Ram Bahadur Rai (bên phải), lắng nghe một viên giải thích về bối cảnh của mỗi bức tranh.

Ông cho biết: “Tôi có thể nói rằng Pháp Luân Đại Pháp là một cuộc cách mạng về tâm linh. Số người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã từng vượt quá số đảng viên của đảng cộng sản. ĐCSTQ phát động cuộc bức hại này bởi lo sợ rằng sự phổ biến của môn luyện sẽ đe dọa tới quyền lực của nó”.

Ông bày tỏ sự ủng hộ đối với các nỗ lực của các học viên và cho hay họ đang kêu gọi công chúng chú ý tới nỗi thống khổ của các học viên ở Trung Quốc. Ông hy vọng thông điệp của các học viên có thể được chuyển tới nhiều quốc gia hơn nữa. Ông nói: “Tôi nghĩ tất cả các quốc gia, chính phủ, và những người hoạt động vì nhân loại và nhân quyền cần nỗ lực hết sức để giúp các học viên Pháp Luân Đại Pháp có được quyền tự do thực hành tín ngưỡng”.

Dân chúng ở mọi giai tầng xã hội cảm động trước những bức tranh

Ông Vindu Dara Singh, một nam diễn viên kiêm người nổi tiếng trên truyền hình, đã hỗ trợ việc tổ chức triển lãm nghệ thuật HAAT. Ông đã một lần nữa tới thăm gian triển lãm của các học viên ở New Delhi sau lần đầu xem những tác phẩm này tại triển lãm ở Mumbai.

fddf342c0e9646094d575177b07b81a3.jpg

Diễn viên kiêm người nổi tiếng trên truyền hình Vindu Dara Singh (ở giữa, mặc áo trắng), tới thăm triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn ở New Delhi.

Ông Parvesh Sahib Singh Verma là Nghị sĩ Quốc hội đại diện cho Tây Delhi. Ông cũng là một trong những khách mời chính tại Triển lãm Nghệ thuật HAAT. Khi nhìn thấy những bức tranh, ông nói: “Tôi đã biết về cuộc bức hại này rồi.”

417bf0b11a3afb33a6827890095c41f8.jpg

Ông Parvesh Sahib Singh Verma (ở giữa), một Nghị sĩ Quốc hội, xem tranh cùng với các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Ông Raman Trikha là diễn viên và là nhân vật nổi tiếng Bollywood. Ông đã lắng nghe một học viên giới thiệu các bức tranh và lấy tờ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp.

c6e889f4cc60e0f3f52d96a51077b9f1.jpg

Ông Raman Trikha (thứ hai từ trái sang) lấy một tờ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp trại triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn.

Được truyền cảm hứng để tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp

Ngoài những vị khách nổi tiếng, nhiều sinh viên chuyên ngành nghệ thuật, nghệ sĩ, nhân viên, và khách tham quan ở các ngành nghề khác cũng đã tới xem tranh. Mỗi tác phẩm đều có phần giới thiệu chi tiết giải thích câu chuyện sau mỗi bức tranh. Nhiều người cho hay họ muốn được tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp và các bài công pháp.

Pulkit Anya từ Lucknow nói: “Tôi không biết cả thế giới này đang phải chịu thống khổ. Những bức tranh này thực sự rất cảm động!”

bae81bbad94eed594e1bd566abd6f568.jpg

7f69dd4c9a72c2455c4341d7120dab31.jpg

Khách tham quan viết cảm nghĩ sau khi xem tranh.

Một sinh viên mỹ thuật đã khóc sau khi xem các bức tranh và tìm hiểu về cuộc bức hại mà các học viên đang phải gánh chịu. Anh cho biết nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn rất cảm động và anh muốn học các bài công pháp. Anh nói rằng anh muốn phổ biến cho mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc.

Tại gian triển lãm có một cuốn sổ lưu bút để khách tham quan có thể viết ra cảm xúc của họ sau khi xem tranh. Nhiều người cho hay họ rất vui khi được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật đẹp đến như vậy và ca ngợi ý nghĩa đằng sau chúng.

Anh Peeyush viết, “Tác phẩm ‘Nỗi buồn của một cô nhi’ là bức tranh đẹp nhất mà tôi từng xem. Xin chúc các nghệ sĩ mọi điều tốt đẹp nhất!” Còn anh Vinay Kumar đến từ New Delhi viết: “Những thủ pháp hội họa truyền thống được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật này thật đẹp mắt”.

Một số khách tham quan cảm động trước [ý nghĩa] tâm linh được thể hiện trong các bức tranh. Sakshi Bhansali viết: “Người nghệ sĩ đã thể hiện một cách hoàn hảo những khái niệm mà người ta chỉ có thể tưởng tượng ở dạng siêu thường”. Anh Prithvi Paul viết rằng anh thấy: “Nghệ thuật tuyệt vời thể hiện những suy nghĩ tốt đẹp với thông điệp sâu sắc và cảm động”.

Abhilasha viết: “Tôi thích ý tưởng được thể hiện trong những bức tranh này. Các bạn phải giúp nhiều người hơn nữa biết đến phương pháp tu luyện tuyệt vời này.”

Manya Aggarwal viết: “Những bức tranh này thực sự đáng xem. Những câu chuyện và triết lý thậm chí còn càng đáng khen hơn! Tôi thích những bức tranh này!“

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/5/472173.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/6/214607.html

Đăng ngày 10-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share