Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ
[MINH HUỆ 23-01-2024] Ngày 7 tháng 1 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tham gia Triển lãm Nghệ thuật Chitra Santhe thường niên lần thứ 21 của thành phố, và trưng bày các bức tranh trong Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn. Những bức tranh này đều do các họa sỹ là học viên ở khắp nơi trên thế giới tạo ra, các tác phẩm nghệ thuật không chỉ phản ánh sự yên bình của Pháp Luân Đại Pháp mà còn thể hiện sức sự kiên cường, bền bỉ của các học viên trước cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Triển lãm được tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2002, diễn ra ngoài trời tại Trung tâm Văn hóa Giáo xứ Karnataka Chitrakala trên đường Kumarakrupa. Sự kiện đã thu hút hơn 500.000 người tham dự, với hơn 1.500 nghệ sỹ từ 22 bang khác nhau của Ấn Độ đã trưng bày các tác phẩm của mình.
Các bức tranh đã thu hút một dòng người không ngớt đến quầy của các học viên, và xem họ trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Khi hiểu thêm về hành trình tâm linh của các nghệ sỹ, nhiều người bày tỏ sự tán thành đối với các giá trị của Pháp Luân Đại Pháp và mong muốn tìm hiểu thêm về môn tu luyện.
Hai học viên biểu diễn bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Đại Pháp
Một học viên giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật và phát tờ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp cho người qua đường.
“Chân-Thiện-Nhẫn là thực sự cần thiết”
Anh Umakanth Rao cho biết anh đã nán lại bởi những bức tranh đã thu hút anh. Sau khi một học viên giải thích nội hàm và bối cảnh của các tác phẩm nghệ thuật, anh nói rằng anh đang tìm kiếm một phương pháp tu luyện “không chạy theo thú vui trần tục mà tìm kiếm hạnh phúc nội tâm”.
Anh Umakanth rất quan tâm đến Pháp Luân Đại Pháp và tán đồng với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của môn tu luyện. “Chúng thực sự cần thiết”, anh nói. Anh Umakanth đã ghi lại tên các cuốn sách mà anh có thể tải xuống từ trang web FalunDafa.org để tìm hiểu thêm sau khi về nhà.
Cô Sharni cũng quan tâm đến việc thực hành tu luyện đằng sau các tác phẩm nghệ thuật. Cô cho hay cô đang tìm kiếm “một môn tu luyện có thể giúp giảm bớt căng thẳng và lấy lại năng lượng trong cuộc sống hàng ngày”.
Tranh của các học viên Pháp Luân Công có màu sắc ấm áp và toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sỹ, qua đó cô Shani đã tìm thấy con đường mà cô hằng mong muốn. Cô nói rằng Pháp Luân Đại Pháp có thể giúp mọi người xem xét bản thân và giải quyết các tình huống khác nhau một cách hợp lý: “Chân-Thiện-Nhẫn là yếu tố cần thiết để giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Để có thể xử lý mọi tình huống, chúng ta phải hiểu hoàn cảnh và chính bản thân mình”. Cô đã viết ra thông tin về các điểm luyện công nơi cô có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Pháp Luân Đại Pháp.
Mọi người háo hức tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp
Giống với Trung Quốc, Ấn Độ cũng có lịch sử lâu đời về thiền định và các môn tu luyện. Khi nhiều khách tham quan nghe nói các học viên Pháp Luân Đại Pháp tìm kiếm sự bình an nội tâm thông qua thiền định, họ hoàn toàn đồng ý và bày tỏ sự cảm thông với các học viên ở Trung Quốc đại lục, những người vẫn kiên định đức tin của mình bất chấp cuộc bức hại.
Anh Dinesh Madagaonkar, một nhà văn sáng tạo tại Đại học Azim Premji, cho biết chủ đề tâm linh của các bức tranh cũng như việc thực hành tín ngưỡng của các nghệ sỹ đã gây ấn tượng với anh. Anh nói: “Tâm linh mang lại sự bình bình yên trong suy nghĩ và lối sống của chúng ta.“
Anh Dinesh cho biết anh có tập thiền nhưng anh đang tìm kiếm những cách thiền tốt hơn. Anh cho biết các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp đã thu hút anh và anh muốn tìm hiểu sâu hơn về việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Anh Manjunatha là giáo viên sinh học tại Trường Quốc tế Vyasa, đồng thời anh còn giảng dạy Chương trình Hạnh phúc – một chương trình giúp học sinh tập trung vào sức khỏe thể chất và tinh thần và giúp các em tìm thấy sự tích cực trong cuộc sống. Anh rất tán đồng với các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp.
Anh Manjunatha, giáo viên sinh học và người thực hành tâm linh, đã mua cuốn Chuyển Pháp Luân.
Anh chia sẻ: “Tôi là một người nghiện làm việc và rất quan trọng nghề nghiệp, tôi đã từng tập trung rất nhiều vào công việc. Hành trình tâm linh đã giúp tôi suy ngẫm nhiều hơn về nội tâm và nhìn lại bản thân mình”. Anh cho biết anh tin rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới cũng vậy.
Anh tò mò về cách các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể tìm thấy sự bình yên thông qua thiền định và đã mua cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính gồm các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, để tìm hiểu thêm.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/23/471222.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/26/214458.html
Đăng ngày 27-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.