Bài viết của Tích Duyên, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Hà Bắc, Đại lục

[MINH HUỆ 27-05-2024] Tôi năm nay 59 tuổi và bắt đầu tu luyện Đại Pháp từ năm 1999. Sư phụ Đại Pháp bảo chúng ta phải chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt, dù nói hay làm gì đều phải biết nghĩ cho người khác, cuối cùng tu thành người có đạo đức cao thượng ‘vô tư vô ngã tiên tha hậu ngã’.

Tôi làm việc ở một thẩm mỹ viện, đảm nhiệm việc nấu ăn cho các chuyên viên thẩm mỹ. Hầu hết những người đến làm đẹp đều là những khách hàng giàu có và quyền lực, một số là ông chủ, một số là giám đốc điều hành công ty, ngoài ra còn có cục trưởng, trưởng thị trấn, khi đến giờ dùng bữa, khách hàng cũng có thể ăn tại thẩm mỹ viện.

Người ta thường nói, chín người mười ý. Có người thích ăn nhạt, có người thích ăn mặn, có người thích ăn giòn, có người thích ăn mềm hơn một chút. Nếu muốn làm hài lòng tất cả thì thực sự không dễ nấu. Người quản lý thẩm mỹ viện từng nói với tôi: “Dì ơi, đây là bữa ăn ở nơi làm việc, chỉ cần hợp khẩu vị mọi người là được, không cần quá chiều theo sở thích cá nhân.”

Nói chung nếu một người thường nghe quản lý nói như vậy sẽ không cần phải quá khắt khe yêu cầu bản thân, nhưng tôi không thể làm như vậy, vì tôi là người tu luyện, Sư phụ đã dạy chúng ta:

“làm người tốt, làm người tốt hơn nữa, làm người tốt vượt khỏi người thường.” (Giảng Pháp lần thứ nhất tại Mỹ quốc [1996], Giảng Pháp tại các nơi I)

Tôi phải xứng đáng với mức lương mà ông chủ trả cho tôi. Vì vậy tôi quyết tâm dùng tiêu chuẩn cao hơn để yêu cầu bản thân, không sợ phiền phức, không sợ mệt, nỗ lực hết mình để làm hài lòng tất cả mọi người.

Tôi chỉ là một phụ nữ nông thôn, chưa từng học nấu nướng và cũng không biết nấu những món ăn bắt mắt. Nhưng tôi có quyết tâm muốn nấu từng món thật ngon, không những phải làm tròn bổn phận mà còn phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân. Bắt đầu từ việc rửa bát, mọi công đoạn đều được thực hiện nghiêm chỉnh, đều nghiêm túc đối đãi, đều trau chuốt kỹ lưỡng, tổng kết bài học kinh nghiệm hết lần này đến lần khác, ví dụ như lửa lớn lửa nhỏ, nước nhiều nước ít, cuối cùng có thể kiểm soát chừng mực; đối với người thích ăn nhạt, lửa nhỏ và giòn, tôi sẽ cho ít muối trước, xào một lúc rồi bày ra đĩa trước; với người thích ăn mặn, lửa lớn, tôi sẽ cho thêm chút muối và xào lâu hơn rồi mới lấy ra khỏi chảo, như vậy về cơ bản đáp ứng khẩu vị của mọi người. Mỗi khi bắt đầu giờ ăn trưa, trong tâm tôi cảm thấy vui mừng khó tả khi thấy mọi người vui vẻ ăn những món mà họ yêu thích. Tôi sâu sắc thể hội rằng: Cho dù đệ tử Đại Pháp làm bất cứ việc gì, chỉ cần chúng ta dụng tâm thực hiện, chỉ cần chúng ta đề cao cảnh giới, thì có thể sáng tạo ra kỳ tích! Bạn thấy đấy, trong tay đệ tử Đại Pháp, việc điều chỉnh khẩu vị của mọi người không còn là vấn đề khó khăn nữa.

Một hôm khi tôi vừa đến chỗ làm, người quản lý vui vẻ nói với tôi rằng: “Kỹ năng nấu ăn của dì giỏi quá, được chủ nhà hàng khen ngợi! Hôm qua sau khi dì tan ca, một chủ nhà hàng nọ đến đây làm đẹp, đã hết lời khen ngợi khi ăn món thịt lợn kho của dì nấu, nói rằng một phụ nữ nội trợ chưa từng học kỹ năng nấu nướng, sao có thể nấu ngon đến vậy! Còn hỏi rằng dì đã dùng gia vị gì.” Tôi mỉm cười nói với người quản lý: “Dì sử dụng cùng loại gia vị mà mọi người thường dùng, không có gì đặc biệt cả.”

Lần khác, cục trưởng một đơn vị nào đó mang món tôi nấu về đơn vị cho đồng nghiệp nếm thử, nói rằng ngon hơn bất cứ món gì nấu ở nhà hàng. Một lần, người quản lý nói với tôi từ tận đáy lòng: “Dì ơi, dì đừng nghỉ nhé, dì mà nghỉ, chúng tôi biết đến đâu tìm được người tốt như dì!” Đúng vậy, tôi nhận được ít hơn người đầu bếp trước 500 Nhân dân tệ, nhưng tôi chưa bao giờ so đo tính toán, mà vẫn làm tròn nhiệm vụ của mình, chỉ có đệ tử Đại Pháp mới có thể làm được như vậy, hiểu rằng “chịu thiệt là phúc”.

Tôi ngộ rằng: Mình không chỉ dùng tay, mà điều quan trọng hơn là dụng tâm để nấu từng món thật ngon. Sư phụ giảng: “vật chất và tinh thần chúng là nhất tính.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)Vì vậy năng lượng tích cực đều được hòa tan trong mỗi món ăn tôi nấu, có lẽ đây chính là “gia vị” đặc biệt được thêm vào món ăn, mới có thể tạo ra hương vị độc đáo như vậy.

Bình thường tôi luôn chú ý đến lời nói và hành động của mình ở thẩm mỹ viện, để mọi người thông qua đó mà thấy được nét đẹp của Đại Pháp. Ví dụ, khi ăn cơm, tôi không bao giờ ngồi chung bàn với các chuyên viên thẩm mỹ, tôi sợ không đủ thức ăn, vì thường có khách hàng đến mà không đặt trước, trong tình huống này, thức ăn sẽ không đủ, nên tôi không ăn, cuối cùng thường còn sót lại một ít súp rau, và tôi chỉ ăn một miếng là được rồi.

Họ thấy vậy thì rất ngại ngùng. Có lần, phó quản lý thẩm mỹ viện lo lắng nói: “Dì ơi, như vậy ổn không?! Trời lạnh thế này thức ăn nguội hết, hay là cửa hàng xuất tiền cho dì mua hộp giữ nhiệt nhé.” Tôi mỉm cười và nửa đùa nói: “Dì là người luyện công, thân thể khỏe mạnh, không sợ, vừa hay dì cũng muốn giảm cân.”

Đôi khi còn cơm thừa và tôi không nỡ bỏ, người tu luyện không thể tùy tiện vứt bỏ hoặc lãng phí lương thực, như thế sẽ có tội, quá khứ cổ nhân giảng “mỗi từng hạt gạo là công sức lao động vất vả”, vì vậy họ không ăn thì tôi ăn, lắm lúc phải ăn hai ba bữa. Lần nọ người quản lý cảm khái nói: “Dì ơi, dì đừng cứ ăn cơm thừa nữa, hãy bỏ đi, nhưng dì biết không, người đầu bếp lần trước đã vứt hết đồ ăn thừa khiến chúng tôi cảm thấy rất tiếc!”

Tôi cũng chịu trách nhiệm giặt khăn tắm cho họ, mỗi ngày đều giặt sạch đúng giờ và sắp xếp gọn gàng, tất cả các chuyên viên thẩm mỹ đều rất hài lòng. Đôi khi họ quá bận, mà lúc đó tôi cũng rảnh rỗi nên tôi giúp họ làm một số việc, chẳng hạn như dọn dẹp phòng cho họ, v.v., họ đều nhìn thấy và rất biết ơn. Người quản lý nói: “Dì ơi, đây không phải việc của dì, để họ tự làm.” Tôi nói: “Không sao, mọi người đều bận, mà dì cũng đang rảnh rỗi.”

Có lần, tôi nhặt được một chiếc nhẫn trong khi dọn dẹp vệ sinh, thấy trên đó có kim cương nên tôi đặt nó lên bàn bếp, dự định ngày mai sẽ hỏi ai đã đánh mất, kết quả là hôm sau bận quá nên quên. Đến ngày thứ ba, một đồng nghiệp vào bếp và nhìn thấy chiếc nhẫn trên bàn, ngạc nhiên và hỏi tôi nhặt nó ở đâu? Tôi nói: “Hôm trước nhặt được trong lúc dọn dẹp, dự định hỏi ai đã đánh mất nó, nhưng bận quá nên quên.” Đồng nghiệp nói: “Là của quản lý, đã mất cả tuần nay, và nghĩ rằng không thể tìm thấy nữa.” Ngay lúc đang nói thì quản lý bước vào, người đồng nghiệp đó mừng rỡ nói với quản lý: “Tìm thấy chiếc nhẫn của chị rồi! Dì ấy nhặt được!” Người quản lý vừa nghe liền cảm động song thủ hợp thập: “Cảm ơn dì! Cảm ơn dì! Dì thật là quý nhân của tôi! Tôi đã đánh mất bảy ngày rồi, tôi nghĩ chắc không thể tìm được, tôi đã chi 16.000 Nhân dân tệ cho chiếc nhẫn này! Cảm ơn dì rất nhiều!”

Tôi đã làm việc ở thẩm mỹ viện này được sáu năm. Từ lời nói và hành động của tôi, người quản lý và hơn chục nhân viên đều tận mắt chứng kiến, thấy được vẻ đẹp của Đại Pháp, đều biết rằng đệ tử Đại Pháp đều là người thiện lương. Khi tôi đi mua đồ cho họ, họ rất yên tâm và thậm chí không hỏi giá cả, nhưng người thân của họ đi mua thì họ không yên tâm.

Người trong thẩm mỹ viện đều minh bạch chân tướng Đại Pháp, đều không ảnh hưởng đến việc tôi phát chính niệm lúc 12 giờ trưa. Họ còn thường xuyên động viên tôi tu luyện tốt. Tôi không những đã làm tam thoái cho họ, đôi khi có cơ hội, tôi cũng giảng chân tướng và khuyên tam thoái cho khách hàng, người quản lý và các nhân viên ở đây đều không ngăn cản tôi, chỉ thiện ý nhắc nhở tôi chú ý an toàn.

Cảm tạ thánh ân cứu độ của Sư phụ!

(Bài viết được chọn đăng trên Minh Huệ Net nhân Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/5/27/【慶祝5.13】一位美容店廚師的小故事-477622.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/1/218411.html

Đăng ngày 17-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share