Bài viết của Văn Diễn, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp trẻ ở Đại lục
[MINH HUỆ 20-05-2024] Tôi là bác sỹ, đang làm việc ở phòng khám ngoại trú. Trong hơn 20 năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Chân-Thiện-Nhẫn luôn là chuẩn tắc trong cuộc sống và công việc của tôi. Bây giờ, tôi viết ra một chút tu luyện của bản thân để chứng thực Pháp Luân Đại Pháp là cao đức Đại Pháp có thể khiến thân tâm khỏe mạnh và đạo đức thăng hoa; những người tu luyện Pháp Luân Công đều là một nhóm người tốt tu tâm hướng thiện.
1. Xem nhẹ lợi ích
Hiện nay hệ thống y tế ở Trung Quốc đại lục đều lấy lợi nhuận làm mục đích, các bác sỹ tại phòng khám tư nhân của chúng tôi đều được hưởng hoa hồng, và tiền lương liên quan trực tiếp đến hiệu suất cá nhân của họ. Tháng này hiệu suất tốt thì lương cao; hiệu suất kém thì lương thấp. Tỷ lệ luân chuyển bác sỹ ở phòng khám tư nhân cao, bởi vì nếu không kiếm được tiền ở phòng khám thì sẽ rời đi. Đôi khi vì giữ chân một bác sỹ nào đó, ông chủ sẽ chuyển bệnh nhân với mức phí cao sang tên bác sỹ này, nếu hiệu suất của bác sỹ cao thì có thể kiếm nhiều tiền và làm việc ổn định ở phòng khám ngoại trú.
Tôi đã làm việc ở Phòng khám A được sáu năm, tôi luôn là bác sỹ được ông chủ nói rằng đã mang lại cho ông sự tin cậy và yên tâm nhất. Dù thành tích của tôi không phải là xuất sắc nhất nhưng tôi là bác sỹ đã làm việc lâu nhất và ổn định nhất ở phòng khám này, ông chủ đương nhiên coi trọng tôi và sẽ chuyển những bệnh nhân với mức phí cao cho tôi. Khi những bệnh nhân này được chuyển đến cho tôi, đôi khi ông chủ đã làm hầu hết công việc chẩn đoán và điều trị, chỉ còn lại một ít việc để tôi xử lý, nhưng phí tư vấn của bệnh nhân đều đứng tên tôi, coi như hiệu suất của tôi.
Ban đầu, tôi không cảm thấy có gì không đúng, cho rằng đây là phúc lợi với hình thức khác mà ông chủ cho nhân viên. Chưa kể tôi cũng thường phó xuất miễn phí rất nhiều cho toàn bộ phòng khám ngoại trú, có thể coi là bù đắp. Sau này có nhiều chuyện như vậy khiến tôi phải suy ngẫm: Những gì mình làm liệu có phù hợp với chuẩn tắc Chân-Thiện-Nhẫn mà mình tín ngưỡng không? Tôi nghiêm túc suy nghĩ sâu hơn, tôi không cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị thực tế cho bệnh nhân, nhưng lại được họ trả tiền, chẳng phải điều này không phù hợp với “Chân” sao? Hơn nữa Sư phụ đã giảng rõ cho chúng ta Pháp lý bất thất bất đắc, phó xuất bao nhiêu sẽ đắc được bấy nhiêu, nếu không phó xuất mà đắc được thứ gì đó thì phải dùng “đức” bù đắp cho đối phương.
Tôi nghĩ mình là đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, những gì không phù hợp với nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn thì không thể làm. Nếu muốn có thu nhập cao hơn, tôi có thể dùng sức lao động của mình để có được, không thể chiếm đoạt thành quả lao động của người khác.
Về sau lại có chuyện tương tự như vậy, tôi lịch sự từ chối ý tốt của ông chủ, và nói rõ với ông ấy rằng tôi muốn dựa vào năng lực của bản thân để kiếm được mức thù lao mong muốn. Ông ấy rất ngạc nhiên trước động thái của tôi vì tôi là bác sỹ đầu tiên và duy nhất làm điều này. Khi đó ông chủ không nói gì và đồng ý với quyết định của tôi. Sau này, trong cuộc họp thường kỳ cuối năm, ông chủ đã công khai đề cập đến vấn đề này và bày tỏ sự ghi nhận cũng như khen ngợi hành động của tôi.
2. Thể ngộ thế nào là Thiện thực sự
Vì kỳ thi chức danh chuyên môn cao hơn, tôi xin nghỉ việc ở chỗ làm ban đầu. Sau khi ở nhà nghỉ ngơi một thời gian dài, tôi tìm được phòng khám B gần nhà hơn. Vì chức danh nghề nghiệp của tôi tương đối cao nên ông chủ trả cho tôi mức lương cơ bản rất cao. Sau một tuần thử việc, ông chủ nói với tôi rằng ông ấy công nhận nhân phẩm của tôi và có thể làm việc ở đây, nhưng mức lương cơ bản có thể phải giảm đi một chút, sau đó ông ấy đưa ra lý do giảm lương mà theo tôi không phải là lý do. Lúc đó là mùa đông nên tìm việc cũng khó, hơn nữa tôi thấy phòng khám này tương đối thuận tiện vì gần nhà nên không muốn chuyển việc, vì vậy đã đồng ý.
Khi tôi đang chuẩn bị hòa nhập vào môi trường làm việc mới thì xảy ra sự cố: Kể từ khi tôi đến phòng khám này, số lượng bệnh nhân giảm mạnh, thu nhập hàng tháng của tháng trước cũng giảm từ 210.000 Nhân dân tệ xuống còn 80.000 đến 90.000 Nhân dân tệ, hơn nữa, bác sỹ vừa nghỉ việc đã quay trở lại làm việc. Khi có ít bệnh nhân, ông chủ dẫn vài bác sỹ và y tá lên tầng hai chơi mạt chược, để tôi một mình thăm khám bệnh nhân ngoại trú bên dưới. Tình hình phòng khám ngoại trú lúc đó là nhiều bác sỹ và ít bệnh nhân. Phòng khám ngoại trú chỉ có một y tá chịu trách nhiệm phối hợp với tất cả các bác sỹ, căn bản chỉ có một người như vậy thì thật quá bận rộn. Tôi là bác sỹ mới, khối lượng công việc tương đối ít, khi không có bệnh nhân, tôi tình nguyện giúp đỡ các đồng nghiệp khác miễn phí.
Sau khi tôi làm việc ở đây được hơn một tháng, một hôm ông chủ đột nhiên đến nói chuyện với tôi và muốn giảm mức lương cơ bản của tôi một lần nữa. Cũng giống như lần trước, lại tìm ra một số lý do không phải là lý do. Trong tâm tôi biết rằng thực ra là do vị bác sỹ đã nghỉ việc trước đó quay trở lại. Tôi vốn là người lấp chỗ trống của anh ấy, lại thêm số lượng bệnh nhân ngoại trú giảm, phòng khám có quá nhiều nhân sự, thế là tôi trở nên thừa thãi.
Thực chất khi nộp đơn, tôi đã nêu ra vấn đề số lượng bệnh nhân khám ngoại trú và việc phân bổ bác sỹ. Bởi vì lúc đó phòng khám đang thiếu nhân lực, đang tìm gấp bác sỹ nên ông chủ nói với tôi rằng phòng khám làm ăn rất có lãi và có thể thuê bác sỹ với mức lương cao, bảo tôi yên tâm đến đây làm việc. Nhưng bây giờ bác sỹ của ông ấy đã quay lại, không còn cần tôi nữa, nên ông ấy muốn giảm chi phí. Chẳng qua tôi luôn giúp đỡ mọi người miễn phí và ra sức chia sẻ công việc với người khác tại phòng khám ngoại trú, ông chủ tận mắt nhìn thấy nên cũng ngại ngùng nếu trực tiếp sa thải tôi, vì vậy tìm cớ giảm lương, muốn tôi tự rời đi.
Trong cuộc trò chuyện, ông chủ cũng thừa nhận rằng ông không ngờ vị bác sỹ đã nghỉ việc quay trở lại, đây thực chất là vấn đề kết nối giữa họ. Bây giờ là cuối mùa đông, thật khó để tìm công việc, nhưng tôi không có lựa chọn, đành phải tìm công việc mới. Tôi phải gánh chịu hậu quả từ sai lầm của ông chủ, nhưng niệm đầu của tôi là không thể cãi nhau với ông ấy, tôi là người tu Chân-Thiện-Nhẫn, tôi phải lấy thiện đãi người.
Tôi nhớ đến Pháp của Sư phụ giảng:
“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Sau khi an tĩnh lại, tôi bình tĩnh đề xuất từ chức, cũng bày tỏ sự cảm thông với ông chủ. Dưới tình hình dịch bệnh Virus Trung Cộng (Viêm phổi Vũ Hán), áp lực của mỗi cá nhân đều rất lớn, ông chủ cũng không dễ dàng gì khi phải gánh khoản tiền thuê nhà đắt đỏ của phòng khám ngoại trú, tiền lương của nhân viên và các chi phí khác. Ông chủ bất ngờ khi tôi có thể nói ra những lời này, nên ông rất vui vẻ, cũng rất cảm ơn. Tôi bàn giao công việc và thong dong rời đi. Ông chủ cũng trả lương tháng đó cho tôi đúng hạn mà không khấu trừ bất kỳ khoản nào.
Thực chất khi đến làm việc ở phòng khám B, tôi đã gần một năm không có thu nhập, hơn nữa, lúc tôi xin nghỉ việc là cuối đông tuyết rơi dày đặc, rất khó tìm công việc, thời điểm đó hoàn cảnh của tôi cũng rất khó khăn. Tôi tự hỏi bản thân: Mình là người tu Chân-Thiện-Nhẫn, thế nào mới là Thiện thực sự? Khi đó tôi lý giải là: Ngay cả khi bản thân đang gặp khó khăn, cũng không oán không hận, nên thông cảm và đặt mình vào vị trí của người khác, lấy Thiện đãi người, đây chính là Thiện mà tôi lý giải. Chỉ có người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp với chính tín trong tâm, mới có thể làm được điều này.
Sau một tuần rời khỏi phòng khám B, tôi lại tìm được công việc mới, không những lương cao mà hoàn cảnh công việc cũng tốt hơn trước đây. Khi tôi thực sự chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn, tuy tôi chịu thiệt nhưng không tổn thất gì cả, đổi lại còn được nhiều hơn.
3. Khởi điểm mới, bắt đầu mới
Khoảng ba năm trước, khi tôi đến phòng khám nơi tôi đang làm việc. Lúc tôi mới đến đây, phòng khám này vừa mở được một tháng và là một phòng khám hoàn toàn mới, chưa có nhóm bệnh nhân cố định. Phòng khám ngoại trú này do vài người chủ hợp tác mở, bình thường có hai người chủ cùng một bác sỹ và một y tá. Trong hai người chủ, A là người ngoài nghề, không biết gì; B tuy là người trong nghề nhưng chưa làm việc nhiều năm, trình độ chỉ tương đương thực tập sinh. Thông thường hai người chủ chịu trách nhiệm quản lý, còn tôi chịu trách nhiệm hầu hết công việc chẩn đoán và điều trị ngoại trú.
Như chúng ta biết, hệ thống y tế ở Trung Quốc Đại lục, dù là bệnh viện công hay phòng khám ngoại trú tư nhân, đều lấy lợi nhuận làm mục đích, nói thẳng ra là kiếm tiền. Tại phòng khám tư nhân như chúng tôi, dịch vụ chăm sóc y tế đã được thương mại hóa. Hầu hết những người chủ đều nghĩ rằng chúng tôi đang mở cửa kinh doanh, chẳng qua những thứ chúng tôi bán là công nghệ và dịch vụ của mình. Còn lòng nhân ái của bác sỹ thì phụ thuộc vào sự may mắn của bệnh nhân. Nếu gặp bác sỹ tốt thì có thể tốn ít tiền; gặp bác sỹ bất lương thì có thể bị lừa và tốn rất nhiều tiền.
Kể từ khi đến phòng khám này, tôi đã âm thầm hạ quyết tâm, nhất định phải chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân, tận tâm tận lực đối đãi bệnh nhân, nghiêm túc và trách nhiệm, tuyệt đối không vì kiếm tiền mà lừa dối bệnh nhân. Người chủ của tôi cũng rất thiện lương, rất đồng ý với lý niệm của tôi – dùng dịch vụ chất lượng cao để đạt được danh tiếng và sự tín nhiệm của bệnh nhân.
Trong tư vấn hàng ngày, tôi luôn có thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm với bệnh nhân, đồng thời cố gắng hết sức giới thiệu rõ ràng về bệnh tình, phương pháp chẩn đoán và điều trị, những điều cần lưu ý, chi phí chẩn đoán và điều trị cũng như tiên lượng cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng của mình và toàn bộ quá trình điều trị, đồng thời giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và an tâm hơn khi khám bệnh tại đây. Đôi khi gặp những bệnh nhân khá kén chọn, tôi cũng cố gắng đối xử với họ bằng Thiện tu xuất trong Đại Pháp. Nói chung, những bệnh nhân này rất công nhận chúng tôi sau kết quả điều trị.
Có một dì nọ, khi vừa đến yêu cầu rất nhiều, nói chuyện cũng có chút khắt khe, thoạt nhìn không mấy dễ tiếp xúc. Hơn nữa dì ấy cũng khá mẫn cảm, khi tôi giải quyết vấn đề cho dì ấy, dì ấy phản ứng rất nhiều. Sau kết quả giải quyết lần đầu, chủ phòng khám nói: “Lần này cậu có thể gặp rắc rối (có nghĩa là bệnh nhân này không dễ tiếp nhận).” Lúc đầu tôi cũng cảm thấy khá đối lập với dì ấy, muốn mượn cớ từ chối bệnh nhân này. Sau đó tôi nghĩ lại, đã đến đây đều có duyên phận, mình là người tu Chân-Thiện-Nhẫn, vì sao không thể đứng ở góc độ bệnh nhân để thông cảm cho dì ấy? Bị bệnh vốn đã khó chịu, sao có thể bắt lỗi thái độ của bệnh nhân? Tôi nghĩ mình sẽ đối xử với dì ấy bằng sự chân thành và Thiện, xem xem kết quả sẽ thế nào.
Khi dì ấy đến phòng khám lần thứ hai, bệnh tình đã thuyên giảm, cũng tỏ ra tín nhiệm tôi. Trong những lần điều trị sau đó, dì ấy ngày càng hợp tác hơn. Khi kết thúc đợt điều trị, dì ấy nói với tôi: “Lần sau có bệnh sẽ tìm cậu.” Và trường hợp như dì ấy không phải là duy nhất ở phòng khám.
Trong công việc thường ngày, khi gặp phải khúc mắc về lợi ích, tôi luôn nghĩ bản thân là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, phải xem nhẹ lợi ích, lấy Thiện đãi người. Đôi khi bạn bè người thân của ông chủ đến khám bệnh, ông chủ chiết khấu cho họ rất nhiều, điều này đồng nghĩa với việc tôi làm cùng một việc mà thu nhập ít hơn, nhưng tôi không so đo tính toán, vẫn nghiêm túc và có trách nhiệm với bệnh nhân. Thỉnh thoảng tôi tiếp nhận đơn lớn với phí tư vấn cho bệnh nhân rất cao, tôi vốn có thể tự hoàn thành, nhưng tôi và bà chủ B sẽ làm một nửa và chia đều phí tư vấn, vì B cũng được trả lương và hoa hồng khi tiếp nhận bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú.
Khi tôi mới đến, trình độ của bà chủ B chỉ tương đương với thực tập sinh. Khi bà ấy có vấn đề hỏi tôi, tôi đã nói với bà ấy những gì tôi biết mà không chút giấu nghề, nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị của bà ấy cũng chịu ảnh hưởng từ tôi. Từng có đồng nghiệp nói với tôi rằng: “Đừng bao giờ dạy người khác những gì bạn biết. Dạy được đồ đệ, sư phụ chết đói.” Nhưng tôi cảm thấy bản thân là người tu Chân-Thiện-Nhẫn, nên đối xử thiện lương và chân thành với mọi người. Ngoài ra, trình độ của bà chủ B được nâng cao sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ phòng khám và bệnh nhân.
Khi tôi vừa đến phòng khám này có một y tá, sau đó y tá này nghỉ việc, chỉ còn lại tôi và hai người chủ A và B. Trong ba năm dịch bệnh, Trung Cộng hở một chút là phong tỏa các thành phố khiến người dân phải trải qua một khoảng thời gian rất khó khăn. Lợi nhuận của phòng khám ngoại trú vốn rất tốt, nhưng sau những rắc rối liên tục của Trung Cộng, doanh thu của các phòng khám ngoại trú không còn tốt như trước. Lợi nhuận của phòng khám ngoại trú ngày càng giảm sút, người chủ không muốn thuê thêm y tá vì muốn tiết kiệm chi phí, tôi có thể hiểu được điều ấy. Khi không có bệnh nhân, tôi sẽ chủ động phụ giúp một phần công việc của y tá. Đã hai năm kể từ khi y tá nghỉ việc, tôi vẫn âm thầm làm công việc này, chưa bao giờ phàn nàn và cũng chưa bao giờ yêu cầu về phần lương này. Chủ phòng khám tận mắt thấy và rất cảm ơn.
Vào năm 2022, thành phố tôi đang sống đã trải qua nhiều tháng bị phong tỏa nghiêm trọng chưa từng có, mọi hoạt động kinh doanh đều bị đình chỉ và tôi không có thu nhập trong vài tháng. Đến khi gỡ phong tỏa được một chút, vợ chồng bà chủ B lái xe đến nhà tôi và đưa cho tôi 1.000 Nhân dân tệ, số tiền này được coi là trợ cấp phúc lợi trong vài tháng qua. Tôi bày tỏ sự cảm ơn và lịch sự từ chối. Thực sự bà chủ cũng không dễ dàng gì, không những không có doanh thu trong vài tháng mà còn phải trả tiền thuê nhà đắt đỏ. Sau vài tháng bị phong tỏa, cả năm làm việc có thể trở nên vô ích. Sư phụ dạy chúng ta biết nghĩ cho người khác trong mọi việc, tôi không lấy 1.000 Nhân dân tệ đó, chỉ nhận một số thực phẩm của vợ chồng bà chủ đưa đến.
Vào dịp Trung thu cùng năm, bà chủ đã tặng tôi một phong bao lì xì màu đỏ trị giá 500 Nhân dân tệ như một khoản phúc lợi. Tôi cân nhắc rằng lệnh phong tỏa vừa được dỡ bỏ không bao lâu, doanh thu chưa tăng và không muốn tăng thêm gánh nặng tài chính cho phòng khám nên tôi lịch sự từ chối và chỉ lấy một hộp bánh trung thu. Ông chủ A xúc động nói: “Chúng ta thực sự đã gặp được người tốt.”
Trên suốt con đường, tôi thực hành Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống và công việc hàng ngày, qua đó tôi cảm nhận được sức mạnh của Thiện có thể được truyền đi và tuần hoàn. Ở phòng khám nơi tôi làm việc, những người chủ rất công nhận tôi. Khi tôi nói với họ rằng tôi bị Trung Cộng bức hại vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, họ đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc, suy cho cùng, công lý nằm ở lòng người. Hơn nữa, B hiểu rất rõ bản chất tà ác của ác đảng Trung Cộng nên bình thường rất bảo vệ tôi. Với sự khuyến thiện trong công việc hàng ngày của tôi, A đã làm tam thoái (thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng).
Hiện nay, số lượng bệnh nhân đến phòng khám ngoại trú của chúng tôi đang dần tăng lên, hầu hết các bệnh nhân mà chúng tôi điều trị đều trở thành khách hàng thường xuyên, họ không chỉ đánh giá cao dịch vụ của chúng tôi mà còn giới thiệu bạn bè người thân của họ đến khám, một số bệnh nhân và cả gia đình họ đều điều trị y tế tại phòng khám của chúng tôi. Trong ba năm, chúng tôi đã tích lũy được một lượng lớn bệnh nhân. Phòng khám của chúng tôi có danh tiếng rất tốt trong khu vực.
Kết luận
Nhìn lại 26 năm tu luyện, nội tâm tôi cảm khái vô hạn. Pháp Luân Đại Pháp mà Sư phụ truyền giúp tôi minh bạch được ý nghĩa đích thực của sự tồn tại của con người, giúp tôi biết được tu luyện như thế nào để bản thân thăng hoa, làm việc tốt sẽ tích đức, làm việc xấu sẽ bị báo ứng, v.v., và những Pháp lý khác mà người thường không biết. Trong mạt thế ngày nay của những ham muốn vật chất, phải đối mặt với nhiều cám dỗ về lợi ích, chính nhờ có sự chỉ dẫn của Đại Pháp, tôi mới có thể tu tâm hướng thiện, kiềm chế bản thân, không chìm trong biển dục vọng, không trôi theo dòng. Nơi thế gian hỗn độn cuồn cuộn, chỉ có Sư phụ Đại Pháp đang dẫn dắt các đệ tử ngược dòng, để nhân loại quay về truyền thống và thiện lương, bảo vệ miền đất tịnh thổ và hy vọng cuối cùng.
Trung Cộng bức hại tàn khốc tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn, điều này chứng minh đầy đủ rằng bản thân nó là cực kỳ tà ác. Tôi hy vọng rằng trong sự tương phản rõ rệt giữa ‘chí thiện’ và ‘cực ác’, mỗi người có lương tri đều có thể chọn Thiện, bỏ ác. Nguyện mỗi người thiện lương đều ghi nhớ chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, đắm mình trong ánh quang của Pháp Luân Đại Pháp, chào đón mùa xuân vĩnh hằng cho sinh mệnh của bản thân.
(Bài viết được chọn đăng trên Minh Huệ Net nhân Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới)
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/5/20/【慶祝5.13】在醫療體系中踐行真、善、忍-475878.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/28/218351.html
Đăng ngày 24-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.