Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Đức

[MINH HUỆ 16-04-2024] Gần đây tôi đọc hai bài viết trên trang Minh Huệ về việc tôn trọng người khác và tu xuất tâm cung kính người khác, điều này khiến tôi rất xúc động. Tác giả đề cập đến tự ngã, tự đại, coi thường người khác, ngạo mạn, kiêu căng tự phụ, v…v… Tôi thấy mình cũng có vấn đề tương tự, chỉ là mức độ khác nhau mà thôi.

Nhớ lại vài lần mâu thuẫn với đồng tu và với người nhà, tôi vốn muốn chia sẻ để khuyến thiện nhưng cuối cùng kết quả lại khiến đối phương tức giận, nảy sinh mâu thuẫn. Tuy bản thân cho rằng đã giảng rõ đạo lý, nhưng trong tâm đối phương lại rất không phục. Hiện tại ngẫm lại mới thấy nguyên nhân là vì bản thân ngạo mạn tự đại, lấy ác trị ác. Tôi đã nhìn ra cái giả ngã ngạo mạn và tự đại hình thành hậu thiên ấy, đó chính là thứ cần tu bỏ trong tu luyện.

Nói đến một sự việc phát sinh gần đây. Chồng tôi và một người Ấn Độ đến thuê chỗ đỗ xe nhà tôi phát sinh mâu thuẫn, người này ngay từ đầu đã ép giá tiền thuê xuống rất thấp, thấp hơn cả giá thị trường. Vài năm nay lạm phát ở Đức rất cao, mọi thứ đều tăng giá, phí quản lý và phí đỗ xe cũng tăng lên, chồng tôi nói với khách thuê rằng nếu chiểu theo giá thị trường hiện tại thì tiếp tục cho thuê, nhưng người Ấn Độ đó không đồng ý. Chồng tôi muốn hủy hợp đồng, khách thuê không những không đồng ý mà thậm chí phí chỗ đỗ xe nửa năm nay cũng không trả. Chính vì việc này mà chồng tôi nảy sinh những suy nghĩ rất phụ diện về người Ấn Độ này.

Tôi đã chia sẻ với chồng một chút về cách lý giải của mình, tôi nói, nếu như ngay từ đầu mình đã đồng ý giá thuê kia với họ thì có thể đó cũng là mối quan hệ nhân duyên, có thể trước đây chúng ta thiếu nợ họ, đời này cần trả, chúng ta cần kết thiện duyên với người thường, em đã từng tiếp xúc với một số người Ấn Độ, họ đều rất lương thiện. Nếu như điều chỉnh lên mức giá thị trường, ông ấy không đồng ý thì cũng thôi, huống hồ ông ấy còn phản ứng kịch liệt như thế, vậy khẳng định là có quan hệ nhân duyên. Em lý giải rằng cứ để tùy kỳ tự nhiên, nếu có thua thiệt thì cứ chịu thua thiệt đi vậy. Lúc đó tôi nói rất bình hòa, nhưng chồng đột nhiên nổi giận, hơn nữa còn nói không cần tôi phải dạy anh ấy. Lúc ấy tôi còn buồn bực vì sao anh ấy lại tức giận ghê như thế. Hiện giờ tôi ý thức được rằng ở tôi vẫn còn tiềm ẩn tâm ngạo mạn, trong tiềm thức vẫn còn tâm kiêu ngạo, cho rằng bản thân mình ngộ tốt hơn anh ấy, lời nói và thái độ vẫn là đứng từ trên cao mà nhìn người khác.

Trước đây tôi từng phát sinh mâu thuẫn với một đồng tu cao tuổi, khi tôi chia sẻ với bà về một số cách làm không dựa theo Pháp, bà cũng tức giận, đó cũng là do cái tự ngã ngạo mạn này ở tôi đang khởi tác dụng. Tôi nghĩ chúng ta càng không có tư cách dùng tâm ngạo mạn đi giao lưu với người khác, bất kể họ là ai.

Trong những bài thơ Hồng Ngâm IV, V, VI Sư phụ đã rất nhiều lần đề cập đến vấn đề quay về truyền thống, khôi phục truyền thống. Tôi cũng đã rất nhiều lần suy ngẫm thế nào là chân chính quay về truyền thống. Gần đây tôi cũng đọc rất nhiều câu chuyện về văn hóa truyền thống, tôi phát hiện ra đặc điểm lớn nhất của người xưa là khoan dung và khiêm nhường. Còn người hiện đại chúng ta, đặc biệt là những ai lớn lên tại Trung Quốc đại lục, bị tràn ngập trong tuyên truyền cuồng vọng của Trung Cộng rằng “nhân định thắng thiên”; lại còn phải bắt kịp sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, niên đại mà tại trường học có thể dựa vào đầu óc thông minh là lên được đại học. Cực kỳ giống như tôi, có chút thông minh, học hành không phải khắc khổ cũng có thể vào học được chuyên ngành tốt của đại học, đi Thâm Quyến là có thể vào được công ty nước ngoài, lại có thể nhảy việc đến doanh nghiệp lớn, nhân sinh có chút thành tựu, lâu dần tâm tự đại, cao ngạo tích lại càng nhiều.

Gần đây trang Minh Huệ có đăng một bài viết về vài đồng tu cùng lứa tuổi với tôi, trong người thường họ đều có chút năng lực, bản thân cảm thấy rất tốt, sau rồi học Đại Pháp, về bề mặt cũng biết được một chút chân tướng của vũ trụ, nhưng lại nổi lên tâm tự đại và ngạo mạn, cuối cùng đi sang con đường tự hủy hoại chính mình. Hồi tưởng lại con đường tu luyện 16 năm qua của bản thân, tôi cũng từng cho rằng bản thân mình ngộ tính tốt, làm cũng không tệ, dương dương tự đắc. May là bản thân có thể kịp thời tỉnh ngộ, trong thống khổ khoan tim thấu xương mà hướng nội đào sâu ở bản thân nên mới ý thức được rằng: tâm tự cho mình là xuất sắc ấy không chỉ ấu trĩ đáng cười mà còn rất nguy hiểm đối với người tu luyện, thực ra rất nhiều nhận thức của bản thân đều chỉ là nông cạn, đứng trước Phật Pháp bản thân chỉ như một đứa trẻ không hiểu chuyện. Một chút những điều bản thân ngộ ra được đều là nhận thức ở một tầng thứ nhất định, chỉ biết một mà không biết hai, còn có Pháp lý cao hơn, cao hơn, cao hơn nữa, Phật Pháp vô biên.

Trong khi cứu người, Sư phụ cũng giúp tôi nhận thức ra vấn đề của bản thân. Ví như, có một lần, sau khi giảng chân tướng cho một người, tuy anh ấy đồng ý thoái rồi, nhưng cuối cùng lại nói một câu: “Cảm ơn chị đã chỉ giáo”. Lúc đó tôi lập tức nhận thức được bản thân lúc nói chuyện mang theo tâm tự cho mình là đúng và thái độ chỉ bảo người khác. Còn có vài lần gặp người có tín ngưỡng, họ rất kiên định tin tưởng vào những thứ của bản thân, hoàn toàn không nghe bất kỳ điều gì người khác nói. Tôi hướng nội tìm và phát hiện ra bản thân cũng có tâm tự mãn.

Trong một bài chia sẻ về tâm ngạo mạn, đồng tu có trích dẫn một đoạn trong cuốn Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản:

“Tu luyện phải chính tâm thành ý, mà ngạo mạn là bản tính của ma quỷ, hoàn toàn tương phản với yêu cầu của tu luyện. Trong mắt của tà linh cộng sản không có Thần, trong quá trình phá hủy văn hóa tu luyện, nó chuyên môn truyền bá cho con người ma tính và cuồng ngạo, không để cho con người khiêm tốn mà cổ vũ con người tự mãn, kiêu ngạo, như “đấu với Trời đấu với Đất”, “vô Thiên vô Pháp”, khiến con người đi sang phía phản nghịch, không thuận theo Thần.”

“Thời cổ đại, con người phải chính tâm thành ý mới có thể tu luyện, khi mặt Thần tính ở trong tâm khởi tác dụng con người mới có thể lĩnh ngộ được đặc tính của vũ trụ và Pháp mà Thần giảng. Thông qua việc phá hủy văn hóa tu luyện, phóng đại sự ngạo mạn của con người, tà linh cộng sản làm cho con người tiến nhập vào một loại trạng thái tâm linh hoàn toàn đối lập với Thần”.

Tôi nhớ tới quỷ Sa-tăng, Thân Công Báo, còn có một đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni cuối cùng đã sa ngã mà rơi vào địa ngục, đều là vì tự cao tự đại, cuối cùng đi sang ma đạo, đi về hướng phản diện, giáo huấn cực kỳ sâu sắc. Trước mắt, cá nhân tôi lý giải rằng nếu chưa bỏ được tâm ngạo mạn thì chính là không cách nào để đồng hóa vô điều kiện với Pháp; học Pháp mà không đắc Pháp, chỉ có thể dừng lại ở một nhận thức nhất định, không cách nào tinh tấn; không thể chân chính nhận thức ra sự thiếu sót của bản thân, không cách nào đối đãi đúng đắn với người khác và nhận ra ưu điểm của đối phương. Người tự cao tự đại đều ở trong thiên kiến và hạn hẹp mà không tự biết, chứ nói gì đến tinh tấn tu luyện. Loại trạng thái này lâu rồi sẽ rất nguy hiểm, ma liền tới tâng bốc và mê hoặc họ, tôi thấy những người đi sang tà ngộ đều là loại tình huống này, tôi cũng nhận ra bản thân mình có vật chất của phương diện bất hảo này, tôi đã nghiêm túc đối đãi với mỗi cử chỉ và ngôn từ của mình, kịp thời thanh trừ vật chất bại hoại.

Hiện nay trên mạng có một số người Cơ Đốc giáo đang công kích và thóa mạ chúng ta, đương nhiên một số người trong số họ đầy ngạo mạn và tự đại, nhưng đồng thời tôi cũng nghe được có một số nhân sỹ ủng hộ Đại Pháp đã đăng lên những bài phê bình kín đáo đối với ngôn từ và hành vi của một số đệ tử Đại Pháp rằng tự cho mình là đúng, ngôn ngữ, hành vi cùng thái độ từ trên cao mà chỉ giáo người khác. Biểu hiện của loại tâm tính này khiến đối phương không cảm nhận được thiện niệm và từ bi tu xuất ra trong Đại Pháp, lời nói ra không những không cách nào thiện hóa được đối phương, mà ngược lại còn dễ kích động những thứ ác ở đối phương, khiến loạn thần và sinh mệnh bất hảo thừa cơ thao túng đối phương. Thật đáng tiếc bởi như thế không những không thể cứu độ đối phương, mà còn khiến chúng sinh nảy sinh những cách nghĩ phụ diện đối với chúng ta, khiến Đại Pháp bị bôi nhọ và tăng thêm độ khó trong việc cứu độ chúng sinh.

Trong Giảng Pháp tại các nơi III, bài Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York có một đoạn hỏi đáp như thế này:

Hỏi: Đệ tử hiện nay còn thấy rất khó xử lý cân bằng giữa từ bi với chúng sinh và duy hộ sự tôn nghiêm của Đại Pháp; xin Sư phụ chỉ bảo.

“Sư phụ: Chư vị muốn duy hộ sự tôn nghiêm của Đại Pháp là rất đúng; nhưng duy hộ thế nào? Chư vị bịt miệng họ chăng? Chư vị biện luận với họ chăng? Tôi bảo chư vị, chư vị cần đối đãi với chúng sinh một cách từ bi, chư vị cần giảng chân tướng với người ta một cách từ bi, tức là chư vị đã duy hộ sự tôn nghiêm của Đại Pháp rồi đó; chư vị có thể duy hộ sự tôn nghiêm của Đại Pháp. (vỗ tay nhiệt liệt)

“Sự tôn nghiêm của Đại Pháp không thể dựa vào phương cách của người thường để duy hộ;”

Trước mắt, cá nhân tôi lý giải rằng người tu luyện cần đạt được ngữ khí và thiện tâm mà Sư phụ yêu cầu, nhất định phải tu bỏ tâm ngạo mạn, tu xuất sự khiêm nhường, đối với người khác cần tôn trọng và lễ nghi, đó là yêu cầu tối thiểu.

Sư phụ giảng: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh” (Chuyển Pháp Luân)

Bản thân chúng ta làm tốt thì có thể thiện hóa hoàn cảnh xung quanh mình. Tôi thường hay tự hỏi bản thân liệu đã đạt được yêu cầu của Sư phụ chưa? Xuất hiện một số hiện tượng này, mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta đều nên tĩnh tâm lại hướng nội cho tốt, trước tiên cần tìm nhân tâm ở chính mình và tu bỏ nhân tâm, chúng ta mới có thể cứu độ được càng nhiều chúng sinh.

Trên đây là nhận thức ở tầng thứ hiện tại của bản thân, có chỗ nào thiếu sót mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/16/475251.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/26/218303.html

Đăng ngày 23-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share