Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-05-2024]

Con kính chào Sư phụ từ bi vĩ đại!
Kính chào các đồng tu trên khắp thế giới!

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cách đây 27 năm, nhưng tôi đã không tinh tấn, đặc biệt là sau khi tôi kết hôn và có con. Tôi đã sống như một người thường. Mặc dù thâm tâm biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt, nhưng tôi hiếm khi học Pháp hay luyện công. Mãi đến khi nghỉ hưu, tôi mới tiếp tục tu luyện trở lại.

Cùng với việc học Pháp và đọc Tuần báo Minh Huệ, tôi đã bước ra giảng chân tướng cho người hữu duyên. Dưới đây, tôi muốn chia sẻ với các đồng tu câu chuyện giảng chân tướng của mình.

Tối ngày 17 tháng 1 năm 2024, tôi và con trai đến nhà người bạn thân của con tôi (cũng là bạn hồi cấp 2) để thăm cha mẹ của cậu ấy. Vì muốn giảng chân tướng cho họ nên tôi đã mang theo lịch giảng chân tướng và bùa hộ mệnh của Đại Pháp. Đáng tiếc là, người bạn của con và mẹ của cậu ấy đều không có nhà, chỉ có người cha ở nhà. Sau khi chào hỏi ngắn gọn, tôi bắt đầu giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp.

Cha của người bạn con tôi nghi ngờ và đưa ra một số câu hỏi sắc bén. Dù tôi muốn giải thích rõ ràng, nói với ông ấy tất cả những gì tôi có thể nhớ ra nhưng vị phụ huynh này không dễ thuyết phục, vì phép lịch sự nên ông ấy đã giữ im lặng. Tôi cảm thấy ông không tiếp nhận những gì tôi nói nên đã không khuyên ông ấy thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi chỉ đưa cho ông một cuốn lịch bàn và tấm bùa hộ mệnh.

Lần giảng chân tướng này không được như ý. Sau khi phân tích, tôi nhận thấy nguyên nhân chính là do tâm sợ hãi ở tôi xuất hiện, ngay đến giọng nói của tôi cũng khá nhỏ. Thấy trên ghế sofa của ông ấy có một chiếc điện thoại di động, tôi đã vô thức chuyển nó sang chiếc bàn bên cạnh.

Sau khi hai mẹ con tôi ra về, tôi thấy con trai tôi không vui. Tôi tự nhủ: “Mình đã làm gì sai sao? Ông ấy có tán đồng Đại Pháp không nhỉ.” Con trai tôi góp ý: “Mẹ nói nhiều quá. Cha bạn con không tán đồng nhưng mẹ vẫn nói, mà lại nói không đi thẳng vào vấn đề. Mẹ không thể trả lời ba câu hỏi mà bác ấy đưa ra. Lẽ ra mẹ nên đưa cho bác ấy cuốn lịch để bàn và để bác ấy tự tìm hiểu”.

Tôi nhanh chóng nhớ lại những gì mình đã nói lúc giảng chân tướng vừa rồi. Đúng là tôi đã nói quá nhiều. Tôi cũng quá dài dòng, vì sợ mọi người không hiểu nên cứ lặp đi lặp lại. Cũng đúng là một số điều tôi nói không đi thẳng vào trọng tâm.

Sau đó, con trai tôi băn khoăn hỏi: “Họ sẽ nghĩ gì về con khi con đến nhà họ lần nữa?” Nhìn vẻ mặt buồn bã của con trai, tôi cảm thấy áy náy, như thể mình đã phạm phải sai lầm. Hai mẹ con tôi đều im lặng.

Một lúc sau, tôi nghĩ lại, rằng điều đó là không đúng rồi. Khi giảng chân tướng cho người lạ, tôi không lo lắng hay cảm thấy áp lực. Nhưng lần này, tôi đã lo lắng về việc sau này con trai tôi sẽ giao tiếp với bạn cùng lớp đó như thế nào. Tôi bình tĩnh suy nghĩ và nhận ra rằng đó là do tôi chưa buông bỏ được cái tình đối với con trai. Tôi cũng còn tâm sĩ diện, tâm hư vinh. Đây là lần đầu tiên tôi giảng chân tướng cho người khác trước mặt con trai. Lời giải thích của tôi chưa được thuyết phục cho lắm và tôi đã không tạo được hình ảnh tốt trước mặt con trai mình. Tất cả những điều này đều là chấp trước của con người.

Sư phụ giảng:

“Hãy vứt bỏ bất kể tâm nào, điều gì cũng chẳng nghĩ, lại làm hết thảy những gì mà đệ tử Đại Pháp nên làm, hết thảy đều ở trong ấy cả mà.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2001]”, Đạo Hàng)

Khi nghĩ đến lời giảng của Sư phụ, tôi lập tức minh bạch và cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Tôi tin rằng phần minh bạch của con trai tôi nhất định sẽ hiểu tôi.

Sau đó tôi còn tìm ra một chấp trước khác – tâm ích kỷ. Tôi không quan tâm đến cảm xúc của người khác – mà chỉ quan tâm đến cảm xúc của chính mình. Tôi thao thao bất tuyệt như thể đọc thuộc lòng. Kỳ thực, nếu tôi nói đúng trọng tâm thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Vấn đề không phải là tôi nói nhiều bao nhiêu mà là thông điệp của tôi có dễ dàng được hiểu và tiếp nhận hay không.

Ngày hôm sau, tôi nói chuyện với con trai như thường lệ và biểu hiện của con cũng rất bình thường. Sau này tôi nghe nói con và người bạn cùng lớp vẫn chơi thân với nhau. Nhưng tôi không hỏi chuyện con về cha của cậu bạn đó. Tôi tin chắc rằng tôi đã làm những gì mà một đệ tử Đại Pháp nên làm, và người phụ huynh này chắc chắn sẽ hiểu được sự thật.

Hồi tưởng lại 20 năm qua, tôi đã lãng phí rất nhiều thời gian. So với những đệ tử Đại Pháp tu luyện tinh tấn, tôi còn kém quá xa. Tôi sẽ nỗ lực tu luyện để theo kịp. Đối với chân tướng Đại Pháp, liễu giải của bản thân tôi còn chưa nhiều, chưa sâu, xét đến cùng là vì tôi học Pháp chưa đủ. Chỉ bằng cách học Pháp nhiều hơn trong thời gian tới, tôi mới có thể làm tốt ba việc.

Con xin cảm tạ Sư tôn.

(Bài viết được chọn đăng kể kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới trên Minghui.org)

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/27/477942.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/4/218464.html

Đăng ngày 15-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share