Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 17-02-2024] Tôi đắc Pháp khi ngoài 20 tuổi. Điều khiến tôi chấn động sâu sắc là nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Trong những năm qua, tôi đã chứng kiến biến đổi cực lớn ở nhiều đồng tu sau khi đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn. Ba chữ thánh ngôn này đã khiến vô số người chân tu chiểu theo và đồng hóa từ nội tâm. Đại Pháp đã làm cho tôi buông bỏ được hết quan niệm biến dị này đến quan niệm biến dị khác, hết nhân tâm ngoan cố này đến nhân tâm ngoan cố khác. Mấy năm qua, mỗi ngày tôi đều tràn đầy lòng cảm ân đối với Sư phụ. Tại đây, tôi xin viết lại quãng thời gian tu khứ tâm tật đố của bản thân để hồi báo lên Sư phụ, và chia sẻ cùng các đồng tu.

1. Tu khứ tâm tật đố

Sau khi tu luyện, tôi có nhận thức rất nông cạn đối với tâm tật đố, chỉ dừng lại trên bề mặt. Trong người thường, nhờ sự gia trì của Đại Pháp và Sư phụ, tôi tương đối tốt về mọi mặt. Bằng cấp, năng lực của tôi đều không tồi. Trước khi tôi tu luyện, Sư phụ đã ma luyện tính tình và ý chí của tôi, khiến cho tính cách tôi tương đối ôn hòa, rất ít khi phát sinh xung đột với người khác nên tâm tật đố của tôi luôn được giấu kín. Cho đến một ngày, tôi cảm nhận rõ ràng sự tồn tại và tà ác của nó.

Nhóm học Pháp của chúng tôi có một đồng tu mới đến có hoàn cảnh làm việc tương tự như tôi. Cô ấy ít khi nói chuyện với mọi người, và có tính cách đặc biệt. Mọi người đều thấy cô ấy hơi kỳ lạ. Một lần, sau khi học Pháp, trong lúc mọi người cùng nhau chia sẻ, tôi đã chia sẻ một số suy nghĩ của mình. Trong khi tôi chia sẻ, tôi cứ nói một câu, cô ấy liền chỉnh tôi một câu, tôi nói câu nữa, cô ấy lại chỉnh câu nữa. Tình thế có chút khó xử nên tôi không nói nữa, trong tâm có chút bất bình, nhưng tôi vẫn suy nghĩ một cách lý trí: Hướng nội tìm ở bản thân. Người đồng tu ngồi cạnh tôi nhìn hai chúng tôi và tôi hiểu ý cô ấy. Sau khi đồng tu kia rời đi, đồng tu ngồi cạnh tôi hỏi: “Cô ấy nói như vậy, anh có tức giận không?” Tôi nói: “Không tức, những gì cô ấy nói cũng có đạo lý”.

Sau khi về nhà, tôi liền suy xét sự việc hôm nay đã xúc động đến tâm can nào của bản thân. Tôi nhận ra tâm tranh đấu, tâm giữ thể diện, tâm hiển thị, và tôi đã cố gắng loại bỏ những chấp trước này, duy chỉ có tâm tật đố là tôi vẫn chưa nhận ra.

Sau này, khi cùng nhau học Pháp, cô ấy và tôi không nói chuyện, cho dù đối phương lên tiếng, tôi cũng rất hiếm khi ngước mắt nhìn đối phương. Một đồng tu trong nhóm đã nói riêng với tôi: “Tại sao anh và người này lại không nói chuyện vậy? Tôi thấy hai người còn không nhìn nhau. Đừng để tà ác lợi dụng sơ hở nhé”. Một đồng tu khác nói: “Nhiều năm qua trong nhóm chúng ta không có ai có mâu thuẫn với anh. Lần này sự xuất hiện của người kia không phải ngẫu nhiên, nhất định là để anh tu đó”. Tôi tự nghĩ: “Mình có thể ôn hòa và phối hợp với người khác, tại sao mình lại không thể làm điều tương tự với cô ấy nhỉ?” Cô ấy như một tảng đá có gai, chỉ cần nghĩ đến cô ấy thôi là tôi liền khó chịu. Tôi bàng hoàng: “Có điều bất ổn rồi, mình phải tìm ra nhân tâm mà tu bỏ”.

Sau một thời gian, tôi đã buông bỏ được rất nhiều tâm tranh đấu, tâm giữ thể diện và tâm hiển thị. Những chiếc gai của hòn đá này không còn đâm tôi nữa, nhưng chúng vẫn còn đó, nặng trĩu. Tôi biết mình vẫn chưa tìm được gốc rễ của vấn đề. Tôi cẩn thận truy tìm căn nguyên mọi suy nghĩ của bản thân và Sư phụ đã điểm hóa cho tôi rằng đó là tâm tật đố. Khi nhận ra điều này, toàn thân tôi chấn động. Bao năm qua tu luyện, tôi luôn cho rằng tâm tật đố của mình đã rất nhẹ rồi. Hiện giờ, xem ra, nó chỉ là không thể hiện ra mà thôi. Đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự hiện diện của tâm tật đố rõ ràng đến vậy.

Tôi phát chính niệm giải thể tâm tật đố trong trường không gian của mình. Tâm tật đố thực sự rất ngoan cố, và bị tiêu đi từng tầng từng tầng. Tôi phát hiện ra nó hoàn toàn trái ngược với Chân-Thiện-Nhẫn. Nó ngăn cách tôi với Đại Pháp, khiến tôi không cách nào đồng hóa với Đại Pháp. Nó khiến tôi trở nên bảo thủ và hẹp hòi, khiến tôi ôm giữ quan niệm cố hữu mà nhận định hết thảy, chướng mắt cái này, chướng mắt cái kia.

Một ngày nọ, tôi chợt nghĩ đến một chiếc chai Klein, bởi vì cái chai không xác định được bên trong hay bên ngoài và có sức chứa vô hạn. Tôi nhận ra rằng trong quá khứ, tu luyện của tôi tuy luôn mở rộng năng lực và tâm trí, nhưng vẫn còn ranh giới. Nếu ranh giới bị phá vỡ thì sẽ không tồn tại khái niệm dung lượng lớn nhỏ, tâm lớn nhỏ, có thể dung chứa hết thảy. Tôi thể hội ranh giới này chính là “tư”, mà tâm tật đó lại là biểu hiện điển hình của “tư”.

Thấy rõ điều này rồi, tâm tật đố bị tiêu trừ rất nhanh. Một hôm, khi tôi đang hướng nội, tôi đột nhiên cảm thấy đau quặn trong bụng, tôi biết đó là Sư phụ đang giúp tôi nhổ tận gốc rễ. Khi lấy lại bình tĩnh, tôi phát hiện hết thảy dường như đã thay đổi. Nghĩ đến người đồng tu đó, tôi cảm thấy cô ấy khá là khả ái. Sau đó, cô ấy tìm tôi học cách cài đặt hệ thống máy tính. Tôi đã hết sức tương trợ, trao đổi ôn hòa mà không có bất kỳ rào cản nào.

2. Tu bản thân trong “bất bình”

Trong quá trình tu luyện, tôi phát hiện tâm tật đố biểu hiện cực kỳ phức tạp, có lúc lẫn vào trong tâm tranh đấu, có lúc xen lẫn với tâm oán hận, có lúc ẩn giấu đằng sau tâm hiển thị, có lúc lại núp trong tâm lợi ích… rất dễ khiến cho chúng ta xem nhẹ nó. Nó ở phía sau thao khống người tu luyện, trạng thái biểu hiện ra không giống nhau. Sư phụ đã bảy lần đề cập đến “bất bình” trong mục “Tâm tật đố” của Chuyển Pháp Luân. Chỉ cần một khi xuất hiện “bất bình”, chính là có thể phát hiện bóng ma tật đố ẩn dưới bề mặt. Khi tâm tật đố không còn chỗ để ẩn nấp, cũng sẽ dễ dàng loại bỏ.

Năm ngoái tôi tiếp quản công việc của một đồng nghiệp về hưu. Vài năm trước khi về hưu, vị đồng nghiệp này không quan tâm đến làm việc, lưu lại một mớ bòng bong. Có thể nói, công việc hơn mấy năm tồn đọng lại đều đến tay tôi. Hơn nửa năm nay, tôi một mặt bận rộn với công việc cũ của bản thân, một mặt chỉnh lý công việc của đồng nghiệp này. Khi mệt mỏi, trong tâm tôi bắt đầu có một số bất bình. Tâm bất bình hễ xuất hiện, tôi liền có thể nhận thức ra, tóm lấy nó, loại bỏ nó, khiến tâm thái tôi tương đối bình ổn.

Xã hội người thường quả thật là một trường tu luyện lớn, tâm chấp trước nào cũng không giấu được. Những đồng nghiệp khác chứng kiến tôi lu bù công việc như vậy, liền bắt đầu nói bên tai tôi như đổ dầu vào lửa: “Anh nghiêm túc quá, anh mà cứ như vậy cũng chẳng tiếp tục được bao lâu (ý là không thể kéo dài, sẽ nhanh chóng mệt mỏi và buông tay). “Anh làm như vậy, cũng chằng có ai trả thêm tiền cho anh, thật khờ quá. Hãy như người ta kìa có phải tốt không”. Tôi cười cười nói: “Tôi và anh ấy không gống nhau, tôi có tín ngưỡng của mình, làm việc thì phải nghiêm túc, có trách nhiệm”. Tôi nghĩ: tại sao họ đều chạy đến rót vào tai tôi vậy, chính là để tôi tu mình.

Tôi biết ngôn hành của mình chính là một phần của chân tướng. Mọi người đều đang nhìn, tôi làm không tốt, thì chính là bôi nhọ Đại Pháp, còn tôi làm tốt, chính là chứng thực Pháp. Dần dần, tôi đã đạt tới được trạng thái tâm tĩnh lặng như nước, những lời đàm tiếu xung quanh không còn nữa. Giám đốc nói: “Tôi nhờ có anh, nếu không thì không thể xong việc được, không ai làm được những việc này”. Vị Bí thư trước đây của đơn vị cũng nói: “Mọi phương diện anh đều vô cùng xuất sắc. Nhiều năm như vậy mà tôi chưa thấy một người nào nói anh không tốt. Năng lực và phẩm chất của anh đều là số một, có phải là nhờ anh tu luyện Pháp Luân Công…” Tôi nói: “Tín ngưỡng không phải là hô khẩu hiệu, tôi dùng ngôn hành của mình để thực hành Chân-Thiện-Nhẫn”.

Tôi bận rộn như vậy hơn nửa năm, rồi công việc cũng giải quyết xong. Trong quá trình này, Sư phụ đã luôn dõi theo tôi. Khi tôi cần ai đó giúp đỡ, sẽ được an bài nhiều người đến giúp. Khi công việc không biết làm sao mà triển khai, Sư phụ sẽ ban cho tôi trí huệ. Tôi lý giải rằng khi “bất bình” xảy ra trong tu luyện, tức là bạn đang đi ngược lại quy luật vận hành của vũ trụ. Khi đó, cần phải quy chính bản thân, loại bỏ nhân tố “bất bình” và chiểu theo quy luật của vũ trụ.

3. “Mừng cho người khác”

Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng về tâm tật đố:

“Hai loại quan niệm bất đồng sẽ dẫn đến những hiệu quả khác nhau. Nó có thể dẫn đến tâm tật đố: người khác nếu [có điều gì] tốt, thì thay vì cảm thấy mừng cho họ, người ta lại thấy bất bình trong tâm.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã đọc đoạn Pháp này nhiều lần, nhưng không nhận ra rằng “cảm thấy mừng cho họ” là tiêu chí trực tiếp nhất để đánh giá xem bạn có tâm tật đố hay không.

Sự suy thoái đạo đức của giới trí thức hiện nay rất đáng sợ, mọi người đều tìm mọi cách để đạt được các chức danh, cấp bậc chuyên môn. Trước đây, tôi hay coi thường những người thích luồn cúi và cho rằng nhân cách của họ quá kém. Nếu những đồng nghiệp năng lực kém hơn tôi đạt được thành tích trong công việc, được thăng chức, v.v., tôi phần lớn sẽ tự động phớt lờ họ. Giờ đây tôi cẩn thận xem xét những niệm đầu tư tưởng của mình, và tôi thấy rằng thực ra tôi đang theo cách của người thường mà né tránh, đó là nhìn không thấy thì tâm không phiền. Căn bản đây không phải là sự “buông bỏ” của người tu luyện. Tôi muốn đạt được điều Sư phụ giảng: “mừng cho người khác”, khiến tâm tật đố của tôi hoàn toàn giải thể.

Các đồng nghiệp xung quanh thường hỏi tôi những câu hỏi mang tính học thuật, dù họ là ai thì tôi cũng luôn đáp lại. Tuy nhiên, trước đây vì có tư tâm nên tôi luôn cất giữ câu trả lời. Sau này, khi phát hiện ra tâm tật đố ở bản thân, tôi liền loại bỏ nó và thực sự nghĩ cho người khác. Bây giờ tôi không giữ lại mà nói cho họ biết kiến giải của mình. Một đồng nghiệp đã đưa rất nhiều những gợi ý của tôi vào các bài luận văn của anh. Anh ấy thường nói: “Sự hiểu biết của anh quả là không có mấy người biết, trình độ của anh rất cao”. Tôi chỉ mỉm cười: “Miễn là nó có ích và giúp ích cho anh là tốt rồi”. Tôi cũng không để ý đến việc các bài báo của anh ấy có đề tên tôi hay không, hay tôi có tham gia vào dự án đó hay không. Tất cả những thứ này dường như đã rời khỏi tôi rất xa rồi.

Tôi thể hội được Pháp lý “mừng cho người khác” rất thâm sâu, dưới sự chỉ dẫn của Pháp, tôi càng ngày càng thể hội được sức mạnh của từ bi.

4. Chỉ có thể khiêm tốn và cảm ân

Cựu thế lực sử dụng đủ loại phương thức khác nhau để mê hoặc bề ngoài và nội tâm của chúng ta, khiến chúng ta tự cho mình là đúng, thổi phồng “tư tâm”, khiến chúng ta mất cân bằng hệ thống và cuối cùng bị tiêu hủy. Chính Sư phụ đã cứu chúng ta trước khi hệ thống của chúng ta sụp đổ. Mọi thứ mà chúng ta có đều do Sư phụ ban cho, kể cả sinh mệnh. Chúng ta không có quyền phán xét bất kỳ sinh mệnh nào, dù cho chúng ta đã từng là vương của một thiên quốc tại cao tầng và cai quản chúng sinh một phương. Đó là quyền uy mà Sáng Thế Chủ đã ban tặng cho chúng ta. Không có Sư phụ, chúng ta không là gì cả, ngay cả đến bụi đất cũng không. Một đồng tu từng nói rằng tôi rất thông minh. Tôi biết rất rõ rằng mọi thứ tôi có đều được Sư phụ ban cho để chứng thực Pháp. Tôi không ở nơi người thường để đạt được công danh hay phô trương. Là một sinh mệnh được tạo thành trong Đại Pháp, chúng ta chỉ có thể khiêm tốn và biết ơn Sư phụ và Đại Pháp.

Một đồng tu từng hỏi tôi: “Làm thế nào để kiên định như bàn thạch đối với Pháp và Sư phụ?” Tôi nói: “Trước đây tôi đã từng tự hỏi mình điều này. Khi đó tôi hy vọng rằng Đại Pháp đang bén rễ trong tâm tôi, bất kể mưa to gió lớn cũng không thể lay chuyển. Sau này, trong quá trình không ngừng đồng hóa với Pháp, tôi dần dần nhận ra rằng sinh mệnh của tôi, mỗi từng tế bào, mỗi từng lạp tử, mỗi từng niệm đầu tư tưởng, thậm chí từng hơi thở đều hòa tan trong Đại Pháp, vô luận sinh tử đều không thể phân ly. Bởi vì có Sư phụ và Đại Pháp ở đây, nên chúng ta mới có thể từ trong cuộc bức hại điên cuồng tà ác nhất mà đi tới hôm nay”.

Tôi tu luyện đã hơn 20 năm, những vẫn còn cách rất xa với tiêu chuẩn của Đại Pháp. Đệ tử vô cùng cảm ân Sư tôn. Tạ ơn Sư phụ!

Có chỗ nào chưa phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/17/472970.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/6/216481.html

Đăng ngày 12-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share