Bài viết của một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi
[MINH HUỆ 20-02-2024]
Do ảnh hưởng của tư tưởng ‘quân tử phòng thân’, thận trọng từ lời nói đến việc làm của người thường, nên hầu hết mọi người đều không muốn trực tiếp chỉ ra thiếu sót của người khác, vì sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai bên, sợ tổn hại hình tượng của bản thân trong lòng đối phương, có lẽ còn có một bộ phận sợ đối phương khó chịu với ‘ý tốt’ của mình, nhưng phần lớn nguyên nhân là để bảo vệ bản thân.
Tuy nhiên, người tu luyện là một chỉnh thể, không phân biệt bạn tôi. Về những chấp trước của bản thân, tất cả chúng ta đều biết, phải trừ bỏ toàn bộ chúng thì mới có thể viên mãn. Như vậy đối với các đồng tu chẳng phải cũng như thế sao? Vì lợi ích của đồng tu, hãy nói cho anh ấy biết anh ấy còn chỗ nào cần phải đề cao. Tôi hiểu rõ điều này nên mỗi khi nhìn thấy thiếu sót của đồng tu người nhà, tôi đều thẳng thắn chỉ ra, nhưng kết quả luôn là không mấy vui vẻ. Gần đây, một sự việc nhỏ xảy ra đã cho tôi lý giải mới về phương diện này, tôi xin viết ra để chia sẻ với các đồng tu, cũng là để cộng đồng cùng nhau đề cao.
Cách đây mấy hôm, tôi thấy đồng tu người nhà vì có tâm sợ hãi mà quá thận trọng trong việc cứu người, tôi rất lo lắng cho cô ấy và đã dùng lời lẽ nghiêm khắc chỉ ra cho cô. Nhưng cô ấy không tiếp nhận, còn rất tức giận. Tôi không nhịn được và bắt đầu tranh cãi với cô. Sau mỗi cuộc tranh cãi, chúng tôi đều nhận ra rằng mình đã sai, nhưng mãi mà chúng tôi vẫn không thể đột phá được tình trạng này.
Lần này tôi bình tĩnh lại, hướng nội và nhận ra rằng mình có tâm nóng vội mạnh mẽ. Trước đây, tôi vẫn cho rằng nhanh nhẹn và nóng vội là đặc tính bẩm sinh của mình chứ không thuộc về chấp trước. Giờ đây tôi mới minh bạch “nhanh” và “vội” là hoàn toàn khác nhau. Người tu luyện phải làm được “sự bán công bội” mà không vội vàng. Tôi còn nhớ rõ hồi nhỏ xem bộ phim truyền hình Tây Du Ký, giọng điệu của Quán Thế Âm Bồ Tát khi gọi “Ngộ Không” nghe chậm rãi, khoan thai, từ bi và uy nghiêm. Pháp lực của chư Thần, chư Phật là vô biên, làm việc trong nháy mắt là thành, nhưng lại thong dong tự tại.
Tôi phát hiện ra mình còn có tâm áp đặt người khác, tâm tự cho mình là đúng, tâm coi thường người khác, chấp trước vào tình thân quyến, chấp trước vào chấp trước của người khác, biểu hiện của văn hóa Đảng trong việc nói lời cay nghiệt và làm những điều cực đoan. Ngẫm lại, tôi thấy những tâm này đã có từ lâu, đến lúc cần phải tập trung tu khứ chúng. Tôi bình tĩnh nói với người nhà: “Anh không bao giờ quản em nữa, từ nay em làm gì anh cũng sẽ không nói em nữa. Dù có nói em cũng không cải biến, không đạt được đề cao. Anh phải làm được nhìn mà không thấy, vô vi, không thể quá chấp trước vào biểu hiện của em, nếu không cuối cùng em không đề cao lên được, và anh cũng vì chấp trước của em mà bị ảnh hưởng“. Đồng thời, tôi bắt đầu tăng cường phát chính niệm để thanh trừ những tâm chấp trước này.
Ngay khi tôi nghĩ rằng cảnh giới của mình đã đề cao và quyết định từ nay trở đi sẽ ngậm miệng không nói, không áp đặt người khác nữa, thì vừa hay tôi học đến đoạn Pháp này trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada”:
“Đệ tử: Có học viên đã gặp phải ma nạn một thời gian rất dài nhưng vẫn không vượt qua được, người khác chỉ ra cho anh ta có được không, hay nên để cho anh ta thông qua học Pháp mà tự ngộ ra?
Sư phụ: Mọi người đã nhìn thấy nguyên nhân khiến anh ta không tiến bộ được, tại sao không chỉ ra cho anh ta? Thiện ý mà nói với anh ta, thì không thành vấn đề. Là sợ chuốc lấy tức giận [của anh ta] phải không? Thái độ của đối phương chẳng phải vừa hay dùng để [chư vị] tu luyện sao? Cho dù lời chư vị nói ra anh ta không hiểu, thì cũng không thành vấn đề, cái tình này của người thường chẳng phải chúng ta phải buông bỏ sao? Nếu nhìn thấy vấn đề thì [chư vị] nhất định cần nói với anh ta. Một số người cứ luôn mắc ở một tầng thứ mà không lên được, càng không lên được họ lại càng không đọc sách, càng không biết đường tinh tấn, thì cái quan, cái nạn đó lại càng lớn, lại càng khiến cho anh ta dao động, khiến cho cuối cùng anh ta không thể tu luyện được nữa. Từ đầu cho đến cuối là có vấn đề như vậy tồn tại. Tu luyện là một việc nghiêm túc phi thường, không thể qua loa một chút nào, nếu chư vị không đạt được tiêu chuẩn kia, thì tuyệt đối không thể tiến nhập vào tầng thứ đó. Là một người thường rất bình thường lại muốn đạt đến viên mãn, giống như một Đại Giác Giả thần thánh như thế, nhưng đối với vấn đề này chư vị lại không thể thanh tỉnh mà nhận thức, thậm chí cũng không coi trọng lên được thì liệu có được không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada)
Sau khi học đoạn Pháp trên của Sư tôn, tôi chợt phát hiện ra bản thân nguyên lai đã ngộ sai rồi, không làm được cho đúng, đi hết từ cực đoan này sang cực đoan khác: vì mình mà áp đặt người khác, lại vì tự tư mà né tránh mâu thuẫn. Vô vi là bất động tâm, chứ không phải là không hành động. Nếu chúng ta cái gì cũng không đối mặt, như thế chẳng phải chúng ta cũng giống như hòa thượng sao. Chúng ta chính là tu luyện chủ ý thức! Pháp của Sư phụ đã cho tôi một thể ngộ hoàn toàn mới về việc chỉ ra thiếu sót của người khác:
Trước hết, cần chắc chắn rằng khi nhìn thấy những thiếu sót của đồng tu thì nhất định phải chỉ ra. Sau khi chỉ ra thiếu sót, chỉ có ba tình huống. Thứ nhất là đồng tu nghe xong thì vui vẻ tiếp nhận, có thể theo đó cải chính thiếu sót và đề cao, thứ hai là đồng tu chưa tán đồng ngay nhưng có thái độ tốt, có lẽ sau này đồng tu có thể nhận ra. Như vậy chúng ta cũng đã làm tròn trách nhiệm với đồng tu, đoái hiện lời hứa “nhắc nhở lẫn nhau” trước khi hạ thế. Thứ ba là đồng tu không chấp nhận và có thái độ không tốt với chúng ta. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu cản trở chúng ta chỉ ra thiếu sót của người khác, biết đâu đây chính là cơ hội mà Sư phụ đã an bài để chúng ta đề cao tâm tính? Người thường có câu “tức giận là lấy lỗi lầm của người khác để trừng phạt chính mình”, còn từ góc độ tu luyện thì “không tức giận là lấy lỗi lầm của người khác để đề cao chính mình”!
Đồng thời, thái độ của chúng ta từ đầu đến cuối khi chỉ ra thiếu sót cho đồng tu phải đạt được tâm bình khí hòa, tràn đầy thiện ý. Nếu tâm tình của bản thân cũng bị động, nảy ra tranh cãi, thì sau đó chúng ta nên hướng nội tìm lý do tại sao. Biểu hiện hoặc thái độ của đồng tu đã động chạm tới tâm chấp trước nào của chúng ta? Là chấp vào tình, nóng vội, coi thường người khác, áp đặt người khác, giữ thể diện, đố kỵ, tự tư, tự ngã, tự cho mình là đúng, hay còn tâm gì khác đây? Bất kể đó là loại tâm chấp trước nào, đều là mượn cơ hội này mà bị vạch trần, cũng là lúc để chúng ta thanh trừ nó.
Điều này cho thấy, việc chỉ ra những thiếu sót của đồng tu thực sự là một cơ hội tốt để chủ động đề cao. Trước khi chỉ ra cho đồng tu, chúng ta đã có chuẩn bị tâm lý, cũng giống như việc trả lời một câu hỏi mà chúng ta đã biết trước câu trả lời. Trước tiên chúng ta phải bảo trì tâm thái tường hòa, bất kể phát sinh tình huống nào tiếp theo, miễn là chúng ta giữ vững tâm tính, chúng ta đều có thể khiến đồng tu hoặc bản thân đạt được đề cao. Bất kể là ai đề cao, đều là sự đề cao của chỉnh thể đệ tử Đại Pháp. Tôi cho rằng trong môi trường tu luyện gia đình hoặc trong các nhóm học Pháp có rất nhiều cơ hội như vậy. Hy vọng tất cả chúng ta có thể cứu trợ lẫn nhau, đề cao nhanh chóng, tu đến vô lậu, trợ Sư chính Pháp tốt hơn.
Tầng thứ bản thân hữu hạn, có điều gì thiếu sót mong các đồng tu chỉ chính. Cảm ơn Sư tôn đã từ bi điểm ngộ, cảm ơn các đồng tu đã cực khổ phó xuất.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/20/473425.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/29/216384.html
Đăng ngày 07-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.