Bài viết của Hạ Thuần Thanh, phóng viên Minh Huệ tại Melbourne

[MINH HUỆ 01-05-2024] Ngày 27 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã trưng bày các biểu ngữ trên Cầu Princes ở trung tâm Melbourne để kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4.

Cầu Princes nằm cạnh ga xe lửa trung tâm và đã hơn 130 năm tuổi. Đây là một trong những đoạn đường đông đúc nhất ở Melbourne, quanh năm có khách du lịch. Các biểu ngữ có thông tin về Pháp Luân Công của các học viên ở hai đầu cầu trông rất bắt mắt.

Nhiều người dân và du khách đã biết về cuộc bức hại tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Đại Pháp và ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt tội ác này.

80906fcf65f199d7acddcb2a34043c50.jpg

62bf338d06f5c491dad3f1b4b5e3b662.jpg

0532e8e44b4d45697f492fad4b92ce8a.jpg

9d720672cdcd5aef60af42a5b3d06b41.jpg

286b217f0c9fa41264ee000b0616b4cd.jpg

377999877fd530315e29f51108b4cc80.jpg

0cbcefa5f14b6ce612172fecad11a264.jpg

Treo biểu ngữ trên cầu Princes để ghi dấu cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4

Tối ngày 25 tháng 4, các học viên đã tổ chức mít-tinh và thắp nến tưởng niệm ở trung tâm thành phố để tưởng nhớ những học viên đã qua đời trong cuộc bức hại của ĐCSTQ trong 25 năm qua.

2dce0d2ad21aa0fd4c03da42ae025da2.jpg

Lễ thắp nến tưởng niệm tại trung tâm thành phố Melbourne vào tối 25 tháng 4

Nhà lập pháp bang Victoria: Những nỗ lực phản bức hại của các học viên Pháp Luân Đại Pháp thật đáng khâm phục

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4, ông David Limbrick, ủy viên Hội đồng Lập pháp Victoria, cho biết sự kiên trì của các học viên Pháp Luân Công trong việc phản bức hại là rất đáng khâm phục.

38d9020fba4400596c7bd3f22d15122c.jpg

Ông David Limbrick, ủy viên Hội đồng Lập pháp Victoria (Ảnh trên trang web chính thức của ông David Limbrick)

Ông cho biết: “Là một người ủng hộ mạnh mẽ đối với bảo vệ nhân quyền, tôi ủng hộ quyền của các học viên Pháp Luân Công trong việc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và hội họp vào ngày 25 tháng 4 năm 1999”.

Ông cho hay đáng tiếc là ĐCSTQ sau đó đã áp dụng các thủ đoạn để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Từ đó [ngày 20 tháng 7 năm 1999] đến nay, họ đã không ngừng bị bức hại ở Trung Quốc. Ông nói rằng quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do tín ngưỡng là hết sức trọng yếu. Ông hy vọng được thấy những người bị bức hại chỉ vì kiên định với đức tin của mình giành lại được tự do.

Ông Limbrick cho biết trong 25 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã kiên định với đức tin của họ và ông kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Ông cho rằng đối với các quan chức dân cử “điều quan trọng là phải tìm hiểu về sự đàn áp đang diễn ra ở các quốc gia khác, đặc biệt là trước những gì chúng ta đã chứng kiến ​​gần đây khi các thế lực nước ngoài [ĐCSTQ] xâm nhập vào phương Tây, bao gồm cả Úc, để hiểu đầy đủ lý do tại sao những sự việc này lại xảy ra. Chúng ta cần phải hiểu sâu hơn về cuộc bức hại đối với người dân ở các quốc gia khác và phải lên tiếng ủng hộ những người bị chế độ độc tài Trung Quốc vi phạm nhân quyền.”

Ông Scott Welsh, tiến sỹ giảng dạy môn viết sáng tạo, xã hội học và các môn học khác tại Đại học Melbourne và Đại học Victoria, cho biết ông ký đơn thỉnh nguyện bởi ông đồng cảm trước hoàn cảnh khó khăn của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Sau khi tìm hiểu về bối cảnh của các hoạt động ngày hôm đó, ông đã được truyền cảm hứng bởi tinh thần của cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4.

26c650cde520fd68e19db130aebe3a4d.jpg

Tiến sỹ Scott Welsh ký đơn thỉnh nguyện.

Ông nói: “Họ đã phải chịu đựng cuộc bức hại nghiêm trọng suốt 25 năm qua và tôi rất thông cảm”.

“Việc họ có thể tụ tập ôn hòa [25 năm trước] để bày tỏ yêu cầu của mình mà không sợ hãi là điều rất truyền cảm hứng và tôi rất khâm phục dũng khí của họ bởi ngay cả trong xã hội của tôi cũng có những điều áp bức, nhưng tôi đã không đứng lên phản đối [một cách hòa bình] ], và những rủi ro mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải gánh chịu vượt xa rủi ro của tôi.”

Tiến sỹ Welsh cho biết tinh thần hòa bình và lý trí của ngày 25 tháng 4 đang truyền cảm hứng cho người Trung Quốc, người Úc và người ở những nơi khác khác.

Ông cũng nói rằng tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công là một lối sống tuyệt vời. Ông nói: “Tôi sẽ cố gắng hết sức để thực hành môn này, nhưng không phải lúc nào tôi cũng có thể làm được. Đây là những giá trị phổ quát. Nếu mọi người chiểu theo nguyên tắc này, thế giới sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn.”

Tiến sỹ Welsh cho biết thêm: “Là một giảng viên, [tuân theo nguyên tắc này] là một cách tốt để không chỉ đảm bảo sự gắn kết và tính chuyên nghiệp trong nhóm giảng dạy mà còn có thể truyền đạt kiến ​​thức cho sinh viên một cách hữu hiệu.”

Chính phủ Úc nên giúp ngăn chặn nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ

Cô Lynne Ross, đến từ Black Rock, vùng ngoại ô ven biển của Melbourne, là giám đốc dịch vụ khách hàng của một đại lý. Sau khi ký đơn thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại, cô nói: “Tôi không đồng tình với bất kỳ hình thức đàn áp hay bức hại nào đối với Pháp Luân Công. Những điều này cần phải chấm dứt hoàn toàn.”

332dd3850ec6ac256ee51a75b7ef814f.jpg

Cô Lynne Ross ký đơn thỉnh nguyện.

Cô Lynne cho hay cô cũng cảm động trước dũng khí và tinh thần vị tha của các học viên Pháp Luân Công trong cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 năm 1999. Cô nói rằng trong 25 năm qua, tinh thần này không chỉ truyền cảm hứng cho các học viên và người dân Trung Quốc mà còn truyền cho người dân trên toàn thế giới.

“Tôi đã đến thăm Trung Quốc và tôi được truyền cảm hứng bởi cách mọi người bày tỏ quan điểm của mình theo cách này [thông qua thỉnh nguyện] và sử dụng sức mạnh niềm tin để tự giúp chính mình. Tôi ủng hộ họ”, cô nói.

“Tôi tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của con người và quyền con người được sống yên bình cuộc sống mà họ muốn. Tôi rất tin vào điều này và tôi nghĩ mọi người nên có quyền theo đuổi lối sống mà họ mong muốn. Mọi người cần có quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và tự do bày tỏ quan điểm chính trị, và có quyền sống tự do mà không bị giám sát quá mức, áp bức hoặc đàn áp.”

Khi biết đến nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp còn sống, cô đã bị sốc: “Tôi phản đối kiểu tra tấn và giết người này. Nó thực sự khủng khiếp.”

Cô cho biết thêm: “Chính phủ của chúng ta cần có biện pháp để ngăn chặn điều này. Sau khi lên mạng tìm hiểu thêm thông tin, tôi sẽ nói chuyện với nghị sỹ liên bang của tôi, một nghị sỹ độc lập, về vấn đề này và nhờ ông ấy giúp đỡ.”

Chân-Thiện-Nhẫn rất trọng yếu đối với con người

Bà Katherine Watty sống ở quận Burnley của Melbourne và từng là y tá khoa ung thư trước khi nghỉ hưu. Bà nói: “Khi tôi đến thăm Trung Quốc vào năm 2017 hoặc 2018, tôi đã cảm nhận được sự đàn áp mà người dân phải chịu đựng. Các học viên Pháp Luân Công không có quyền tự do tín ngưỡng và bị buộc phải rời bỏ quê hương do bị bức hại. Điều này thật bất công.”

2e62f234a87472f8be1194c6c718febe.jpg

Bà Katherine Watty, một y tá đã nghỉ hưu, ký đơn thỉnh nguyện.

Bà nói rằng Chân-Thiện-Nhẫn rất trọng yếu đối với con người và mọi người nên tuân theo những giá trị này.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/1/475823.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/5/216905.html

Đăng ngày 07-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share