[MINH HUỆ 30-11-2007] Theo tờ Đại Kỷ Nguyên Thời báo, Toà án Tối cao của tỉnh bang Ontario, Canada đưa ra lời quyết định vào ngày 23 tháng 11, 2007 rằng Hội Luật sư Trung Quốc (ACLA) mà đã tìm cách can thiệp và vụ kiện về tội tra tấn chống Giang Trạch Dân, sẽ có năm điều cấm không được dính líu đến, như là không được đưa ra bằng chứng hay lời bào chữa trong vụ kiện này. Sự quyết định này là một quả đấm cho những cố gắng của Giang Trạch Dân nhằm bác bỏ vụ kiện với các nhóm dưới sự kiểm soát của y bên ngoài Trung Quốc.

Luật sư Theresa Chu, Giám đốc của chi nhánh Á châu của Tổ chức Luật nhân quyền tại Hoa kỳ, mà đã giúp các đệ tử Pháp Luân Công với những vụ kiện chống Giang Trạch Dân trên khắp thế giới, nói với một phóng viên rằng “Rõ ràng sau khi bị kết án vắng mặt Bạc Hi Lai tại Úc châu, Giang Trạch Dân lo lắng về các vụ kiện chống lại y đã được đệ lên toà án tại mười bảy quốc gia. Vì thế, Giang Trạch Dân rõ ràng là cố gằng can thiệp vào những vụ kiện này bằng cách sử dụng các nhóm tại nước ngoài là một cách để làm ảnh hưởng đến quyết định của quan toà”.

“Các vụ án về nhân quyền bị các đệ tử Pháp Luân Công đệ đơn được xem là các vụ có tính chất chính trị. Đây là thử nghiệm xem thử các toà án đặt chính trị lên trên công lý hay không, hay nếu họ theo đúng luật và các tiêu chuẩn quốc tế để đặt quyền phán xét. Hy vọng cao cả nhất của chúng ta là hệ thống tư pháp tại Trung Quốc có hành động đưa các tội phạm ra trước công lý, sửa đổi những sai trái, bất công trước đây, và đưa vấn đề này đến kết luận thoả mãn cho toàn nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là đối với các đệ tử Pháp Luân Công và gia đình của họ. Điều này cũng giúp cho cộng đồng thế giới thấy được nền công lý mới của Trung Quốc”.

Nguồn gốc của Vụ kiện

Vào ngày 15 tháng 11, 2004, sáu đệ tử Pháp Luân Công tại Toronto đệ đơn kiện tại Toà án Tối cao Ontario chống lại các nhân viên cao cấp chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm về chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Các tên tuổi như Giang Trạch Dân, Lí Lam Thanh, La Cán, Lưu Kinh, Vương Mậu Lâm, và các tên khác. Các tên này bị tố tội là bắt giam bất hợp pháp, tra tấn, tịch thu tài sản bất hợp pháp, các tội về tài chính, tra tấn thân và tâm, và mạ lỵ. Các người kiện đòi bồi thường 20 triệu đồng Canada.

Vào tháng 8 năm 2006, ACLA tìm cách can thiệp vụ án. Vào ngày 23 tháng 11, 2007, Toà án Tối cao Ontario quyết định rằng ACLA có năm điều cấm về sự dính líu của họ, bao gồm cấm không được đưa ra bằng chứng hay lời bào chữa cho vụ án. Kate Kempton, luật sư của các người kiện, nói với Đại Kỷ nguyên Thời báo rằng cô ta rất bằng lòng về quyết định này. “Chúng tôi rất hy vọng là sẽ ngăn chận sự can thiệp hoàn toàn của ACLA, nhưng toà án quyết định ngăn chận một phần, và chúng tôi cũng rất vui mừng về điều đó” Kempton nói.

Nguồn gốc của ACLA

Theo trang mạng internet của Sở Công lý Trung Quốc, ACLA là một tiểu bộ phận của Sở Công lý. Ông Hàn Nghiễm Sinh, một cựu Trưởng Phòng Công lý của thành phố Thẩm Dương, nói với Đại Kỷ nguyên Thời báo rằng các hội luật sư tại Trung Quốc không phải là cơ quan độc lập. Chính ông Hàn là chủ tịch Hội Luật sư của Thẩm Dương khi ông ta còn là cựu Trưởng Phòng Công lý.


Trang mạng Internet này của chính phủ Trung Quốc nói rằng ACLA là một tiểu bộ phận dưới sự điều khiển của Sở Công Lý.

Trong phần cấu trúc của ACLA, được đăng tại www.legalinfo.gov.cn/gb/moj/zhishudanwei/lvshixiehui.htm, điều 4 và 17 nói rằng “ACLA là được giám sát và hướng dẫn bởi Sở Công lý Trung Quốc” và “Sở Công lý có quyền chỉ định một luật sư vào một cuộc bỏ phiếu của ACLA như là một ứng cử viên”.

Ông Quách Quốc Đinh (Guo Guoding): ACLA là dưới sự điều khiển của ĐCSTQ


Ông Quách Quốc Đinh, một luật sư nhân quyền

Ông Quách Quốc Đinh, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, nói rỏ “ACLA tuyên bố là họ cũng giống như một hội luật sư của Hoa kỳ, có nghĩa là họ độc lập, không dính líu tới chính phủ. Nhưng trong thực tế, ACLA không phải là cơ quan phi chính phủ. Tại Trung Quốc, các hội luật sư tại tầng cấp quốc gia, tỉnh bang và thành phố đều có ban bí thư đảng và được điều khiển bởi ĐCSTQ. Các luật sư bị khủng bố bởi ĐCSTQ vì lên tiếng, bênh vực cho Pháp Luân Công hay bảo vệ nhân quyền đều không được bảo vệ hay giúp đỡ bởi các hội luật sư”.

Tiến sĩ Terri Marsh: ĐCSTQ rất lo về các vụ kiện

“ĐCSTQ rất lo về các vụ kiện được đệ đơn chống lại các tên trùm khủng bố trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công”, Tiến sĩ Terri Marsh, một luật sư Hoa kỳ đã làm việc trong rất nhiều vụ kiện nói. Bà ta nói tiếp “Đó là chiến thuật của tất cả các nhân viên chính phủ có liên quan đến chính sách khủng bố — họ không dựa vào các vụ kiện, họ dùng nhiều thủ đoạn để bải bỏ các vụ kiện. Điều này là vì họ biết rằng các bị cáo sẽ chịu nhiều trách nhiệm cho các tội ác này. Nếu chúng bị đưa ra toà án để tự bào chữa, chúng sẽ bị gánh trách nhiệm vì tội ác của chúng”.

Giang Trạch Dân đối phó với các vụ kiện một cách gián tiếp

Ông Thạc Tàng San (Shi Cangshan), một chuyên gia về Trung Quốc đang sống tại Washington, nói “Giang Trạch Dân đang cố gắng can thiệp vào các vụ kiện bằng cách dùng ACLA, mà là cách gián tiếp để đối phó với các vụ kiện. Điều này cho biết đây là giai đoạn mới trong quá trình của các vụ kiện. Mặc dầu cộng đồng thế giới không mấy rõ ràng về bản thân của ACLA, nhân dân Trung Quốc biết rất rỏ đây là những điều ĐCSTQ trả lời và ĐCSTQ không còn hiệu quả nữa”.

Các vụ kiện Giang Trạch Dân trên khắp thế giới

Theo cô Chu, các đệ tử Pháp Luân Công đệ 50 đơn để kiện Giang Trạch Dân tại 30 thành phố trên thế giới từ năm 2002. Cô Chu nói “Giang Trạch Dân đã ra lệnh dư luận Trung Quốc tấn công và mạ lỵ Pháp Luân Công. Vô số các đệ tử Pháp Luân Công đã bị đuổi việc, mất tự do căn bản, và gia đình họ tan nát. Các đệ tử Pháp Luân Công bị tra tấn trong tù, trong các trại cưỡng bức lao động và các trại giam. Họ bị cưỡng bức lao động nặng. Một số bị đưa vào nhà thương điên và bị chích nhiều thứ thuốc độc hại”.

Có ít nhất 3, 107 đệ tử Pháp Luân Công đã bị giết vì chính sách khủng bố Pháp Luân Công từ ngày 20 tháng 7, 1999.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/11/30/167460.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/12/2/91800.html

Đăng ngày 1-1-2008; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác

Share