Một đệ tử tại Brussels
[MINH HUỆ 28-11-2008] Vào chiều ngày 26 tháng 11, 2007, Quốc hội Châu Âu đã tổ chức một cuộc điều trần tại Brussels về Những vấn đề Nhân quyền tại Trung Quốc. Cuộc điều trần này được điều khiển Bà Helene Flautre, Chủ tịch Ủy ban Quốc hội Châu Âu, chủ toạ. Hơn 200 người tham gia cuộc điều trần.
Quốc hội Châu Âu trong buổi điều trần vào ngày 26 tháng 11, 2007
Chủ tịch Ủy ban nhân quyền tại Quốc hội Châu Âu Ms. Helene Flautre
Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu Edward McMillan-Scott
Nhà vận động nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc ông Hu Jia, một đề cử về Giải thưởng Nhân quyền của Quốc hội Châu Âu, nói chuyện qua điện thoại và trả lời nhiều câu hỏi từ các Dân biểu Quốc hội. Hu nói rằng hàng triệu người Trung Quốc vô tội đang bị đánh đập, bỏ tù và thậm chí bệnh viện tâm thần. Cộng đồng thế giới và nhân dân Trung Quốc đều mong đợi rằng Thế vận hội là cơ hội cho Trung Quốc nâng cao tình trạng dân chủ, tự do và luật pháp, mở rộng và hoà bình. Nhưng đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn dùng Thế vận hội giống như Đức quốc xã vào năm 1936 – xem là chính sách độc tài đảng trị là đúng và hợp thức hoá chế độ cai trị của họ. Để đạt mục đích, ĐCSTQ đã vi phạm rất nhiều về nhân quyền, mà đang lên đến đỉnh cao mới.
Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu ông Edward McMillan-Scott đọc một bài được viết bởi ông Yuan Hongbin, một luật sư Trung Quốc hiện nay đang sống tại Úc. Trong lời phát biểu, Yuan chỉ rõ rằng ĐCSTQ là một nhóm tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Tội ác của họ bao gồm như bắt lao động nô lệ, giết hại, diệt chủng và tra tấn khắp mọi nơi. Chính sách khủng bố Pháp Luân Công được kích thích vì chính trị, bắt đầu vào cuối thế kỷ qua, đã kéo dài hơn 8 năm. Đó là một thảm trạng đau khổ nhất trong lịch sử nhân loại hiện đại. Hoa và cười từ Đảng, dựa trên những vi phạm nhân quyền của họ, là một điều sỉ nhục cho Thế vận hội.
Nhà nghiên cứu Phelim Kine từ Tổ chức theo dõi nhân quyền Trung Quốc nói rỏ rằng, vào năm 2001, Tổ chức Thế vận Thế giới nói rằng Thế vận hội giúp Trung Quốc nâng cao tình trạng nhân quyền. Nhưng từ khi ĐCSTQ được quyền tổ chức Thế vận hội 2008, rất nhiều vi phạm về nhân quyền đang xảy ra.
Bà Haron Hom, Giám đốc Nhân quyền Trung Quốc, nhấn mạnh về “sổ đen” của ĐCSTQ về thành phần tham dự Thế vận hội. Bà Flautre quay qua hỏi ông Pal Schmitt (là người trong Hội đồng của Tổ chức Thế vận Thế giới) về tại các các đệ tử Pháp Luân Công không được phép tham gia và Thế vận hội. Bà ta nói rằng điều này không được phép.
Ông McMillan-Scott nói rằng ông ta đích thân gặp một vài người Trung Quốc tại Bắc Kinh năm vừa rồi. Ngay sau đó, những người này, bao gồm luật sư Cao Trí Thịnh, đều bị bắt. Hai người bị tra tấn trong tù bởi chính quyền Bắc Kinh. Một là Cô Zhang Lianying, vì ông ta đã gặp chồng của cô ta. Một người khác là Cao Dong, người hiện nay đang bị giam tại Trung Quốc. Tại các trại tù Trung Quốc, ông ta nói tiếp, hàng triệu người — rất đông các đệ tử Pháp Luân Công – là bị cưỡng bức lao động, sản xuất đồ chơi để xuất khẩu. Tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc rất tồi tệ và chính sách khủng bố Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn. Có bằng chứng rằng có hơn 3000 đệ tử Pháp Luân Công bị giết hại vì bị tra tấn. Đây là Trung Quốc thật sự. Đến lúc Cộng đồng Thế giới phải tỉnh thức. Tổ chức Thế vận Thế giới cần phải chịu trách nhiệm kiểm chứng rằng Trung Quốc có thực hiện đúng lời hứa năm 2001 dựa trên các quy định về Thế vận hội và dựa trên căn bản đạo đức và lương tâm.
Thành viên Hội đồng Thế giới Thế vận, cựu huy chương vàng Thế vận hội, và là dân biểu của Quốc hội Châu Âu ông Pal Schmitt nói “Chúng tôi sẽ không quay lưng về những vấn đề này”. Ông ta nói rằng ông ta sẽ báo cáo vởi Ủy ban Thế vận Thế giới. Ông ta tin rằng đến lúc cho Ủy ban Thế vận Thế giới cần phải lên tiếng. Trước đây, Ủy ban này cũng dùng áp lực đối với Nam Phi về vấn đề chia cắt, phân biệt chủng tôc, vì thế Ủy ban có thể làm giống như vậy.
Trong phần kết luận, bà Helene Flautre nói rằng bà rất hối tiếc là đại diện của Toà đại sứ Trung Quốc vắng mặt hôm nay. Ủy ban Nhân quyền sẽ liên lạc với họ. Bà ta nói rằng Ủy ban Nhân quyền và Quốc hội Châu Âu phải áp lực Bắc Kinh có hành động để bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc trước khi Thế vận hội.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/11/28/167354.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/11/30/91753.html
Đăng ngày 1-1-2008; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác