Bài của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-10-2011] Đã mười hai năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành bức hại Pháp Luân Công. Cuối cùng, những ai là người đang bị tổn thương đây? Từ những trường hợp sau, chúng ta có thể thấy rõ ai là những nạn nhân.
Vào tháng 7 năm 2011, Minh Huệ Net đã đăng một bài về một bệnh nhân tới một bệnh viện ở Trung Quốc. Người bệnh nhân này được chuẩn đoán mắc bệnh loét dạ dày, dính ruột, và ung thư trực tràng. Để cứu mạng sống của bệnh nhân, người nhà đã phải mang một ngàn Nhân dân tệ (NDT) và dúi vào tay của bác sĩ phẫu thuật. Ông ấy đã từ chối nhận tiền. Gia đình đã cố nài, do đó, vị bác sĩ phẫu thuật đã không còn cách nào khác ngoài việc nhận nó. Cuộc phẫu thuật rất thành công. Khi bệnh nhân được xuất viện, vị bác sĩ phẫu thuật này đã đưa cho bệnh nhân một tờ séc ngân hàng 1000 NDT. Ông ấy bảo gia đình của bệnh nhân, “Các vị đưa cho tôi một ngàn NDT. Tôi là một học viên Pháp Luân Công. Tôi không có lòng tham hay cần nhận hối lộ, và nó là trái với đức tin của tôi nếu làm như thế.”
Sau khi đọc tin này, tôi không thể kìm được suy nghĩ về tin giật gân năm ngoái về một bà đỡ “khâu kín hậu môn của một bệnh nhân.” Một người mẹ đã nghi ngờ bà đỡ – người đã giúp đỡ đẻ đứa trẻ của cô đã khâu kín hậu môn của cô lại bởi vì cô không đưa đủ tiền đút lót. Cả hai đã tranh cãi tới lui mà không ngã ngũ. Câu chuyện cho thấy rằng người Trung Quốc đã trở nên phẫn uất và không còn tin cậy hệ thống y tế.
Ở Trung Quốc, một hiện tượng khá phổ biến việc các bác sĩ nhận tiền hối lộ từ các bệnh nhân trong các phong bì đỏ đã là một hiện tượng phổ biến. Các bác sĩ cũng còn nổi tiếng với việc viết các đơn thuốc với liều lượng lớn, hoặc cho những điều trị y tế không cần thiết, bởi vì họ biết là họ sẽ có tiền hoa hồng khi làm thế. Họ cũng thêm những thủ tục không cần thiết vào danh mục kiểm tra. Hệ thống đã gây ra nhiều khốn khổ cho những bệnh nhân và gia đình của họ, những người mà không có khả năng chống lại nó. Trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp, một số người đã tìm ra rằng có thể dễ dàng hơn khi đổ lỗi cho các chính sách y tế nghèo nàn, nhưng giải pháp thực sự là trong tim và lương tâm của mọi người. Tuy nhiên, thật là rất khó để thực thi một giải pháp như thế ở Trung Quốc hiện nay nơi mà các giá trị đạo đức đã bị suy đồi tới một mức độ rất lớn. Một số người thì bình luận rằng trong khi khá dễ dàng phát hiện một vụ “khâu hậu môn,” thật là khó hơn nhiều để phát hiện những hình thức trả thù khác. Do vậy, thật sự là rất khó khăn cho các bệnh nhân để tránh trở thành nạn nhân.
Vị bác sĩ người tu luyện Pháp Luân Công không nhận phong bì đỏ. Ông ấy cũng lưu tâm đến cảm tưởng của bệnh nhân và gia đình anh ấy. Ông ấy đã đợi cho đến khi cuộc phẫu thuật thành công mới nói với gia đình, nên họ không phải lo lắng. Ông ấy đã thể hiện sự quan tâm tới những người khác và là một vị bác sĩ có lương tâm. Có nhiều bác sĩ tu luyện Pháp Luân Công như ông ấy, có nghĩa là, họ quan tâm tới những bệnh nhân của họ và không nhận hối lội. Một số người đã nói rằng những người bác sĩ này giống như những bông hoa sen tinh khiết, không bị vấy bẩn bởi ảnh hưởng suy đồi của thế giới, và nó không phải là một sự phóng đại.
Trong hệ thống y tế hỗn loạn ở Trung Quốc, đạo đức y tế thủ cựu là rất có giá trị và nên được ca ngợi và tán dương. Thật không may, những người bác sĩ đạo đức mà tập Pháp Luân Công đang bị bức hại bởi ĐCSTQ. Để ép buộc họ phải từ bỏ đức tin của mình vào Chân-Thiện-Nhẫn, nhà cầm quyền Trung Quốc đã treo bằng của họ hoặc tống họ vào tù và các trung tâm tẩy não để tra tấn.
Bác sĩ Vương Kính Tùng tốt nghiệp Đại học Y Khoa Đồng Tế và là một bác sĩ tại Bệnh viện Tam Y – Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc. Ông có kiến thức y học uyên bác, và sau khi tu luyện Pháp Luân Công, ông không hề nhận hối lộ hay nhận lời mời ăn tối với bệnh nhân. Ông đã cho liều lượng điều trị và đơn thuốc hợp lý, và không hề nhận bất kỳ món tiền biếu nào. Ông đã cố gắng giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các bệnh nhân. Do vậy, nhiều bệnh nhân đã khen ngợi ông và thường giới thiệu ông. Ông được biết đến như là “vị bác sĩ giỏi không nhận hồng bao.” Các lãnh đạo và nhân viên bệnh viện cũng nói rằng ông là một người tốt.
Bởi vì ông từ chối từ bỏ đức tin của ông, ông đã bị bắt ba lần và bị tuyên án một năm trong trại lao động, 10 tháng trong tù, và sau đó là hơn ba năm trong tù. Bác sĩ Vương đã bị tra tấn, bị cấm ngủ và và phơi nắng trong khi bị còng và bị treo trên cửa sổ trong mồ thời gian kéo dài. Hậu quả là, đôi chân của ông bị sưng tấy và ông không thể đi lại. Sau khi ông được thả từ trại lao động, bệnh viện đã theo những mệnh lệnh của nhà chức trách, không cho phép ông trở lại làm việc hoặc tạm ứng bất kỳ khoản tiền trợ cấp nào. Bác sĩ Vương đã thỉnh nguyện tại phòng y tế quận vô số lần. Hai năm sau, họ đã cho ông một công việc tại lực lượng vũ trang của bệnh viện (ông thật ra bị giám sát). Lương của Bác sĩ Vương thậm chí không đạt nhu cầu sống tối thiểu.
Bác sĩ Chu Văn Sinh là một bác sĩ tại thị trấn Đông Phát, thành phố Triệu Đông, tỉnh Hắc Long Giang. Ông là một bác sĩ giỏi ở thôn. Ông cư xử theo những nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và chăm sóc các bệnh nhân quanh năm, không kể mức thu nhập của họ ra sao. Ông chuẩn bệnh chính xác và kê đơn điều trị đúng liều lượng. Ông điều trị rất tốt hầu hết các loại bệnh đau đầu và cảm lạnh, chỉ cần một mũi tiêm, và không bao giờ tính quá tiền cho bất kỳ ai. Các bệnh nhân gọi ông là “Chu nhất châm” (Bác sĩ Chu tiêm một mũi là khỏi). Dân làng rất buồn khi ông bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công. Trưởng thôn và bảy trăm người dân đã ký vào một đơn thỉnh nguyện và yêu cầu thả ông. Tuy nhiên, nhà chức trách đã từ chối lắng nghe và tuyên án bác sĩ Chu ba năm tù giam.
Bác sĩ Chu Đại Khánh là một bác sĩ ở Bệnh viện Phổ Ái thành phố An Lục, tỉnh Hồ Bắc. Ông bị bắt giữ trong khi chuẩn bị phẫu thuật một bệnh nhân bị vỡ xương ở chân. Bí thư bệnh viện, nhân viên từ phòng 610 ở thành phố An Lục và Bộ Công An thậm chí không đợi ông mặc áo khoác mùa đông, mà mang ông tới Lớp tẩy não Hồ Bắc. Ông cũng không được phép gặp gia đình mình.
Câu chuyện về ba vị bác sĩ là những ví dụ điển hình về việc các bác sĩ tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị đối xử như thế nào. Nhưng họ không phải là những nạn nhân duy nhất của cuộc bức hại. Nhà chức trách Trung Quốc làm thế nào để vơi bớt nỗi khổ tâm của bảy trăm người dân? ĐCSTQ làm thế nào để vơi đi nỗi sợ hãi của những bệnh nhân đang chờ được phẫu thuật? Liệu những đồng nghiệp của các bác sĩ tập Pháp Luân Công có dám thực hành nghề y của họ theo những nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn không? Những người này không phải là những người duy nhất đang bị tổn thương. Bởi vì có nhiều bác sĩ khắp cả Trung Quốc tập Pháp Luân Công, cuộc bức hại gây ảnh hưởng tới một lượng khá lớn người dân.
Cái đáng sợ hơn là khi người tốt bị đàn áp, và khi mọi người không còn tự kiềm chế bản thân và lương tâm, thế thì hành nghề y vô đạo đức có thể nhân rộng giống như vi khuẩn và trở nên không thể ngăn chặn nổi. Sau đó nó có thể rất khó cho các bệnh nhân tìm ra một bác sĩ nghiêm chính. Như chúng ta có thể thấy, cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là cuộc bức hại lương tâm con người, và những nạn nhân là người Trung Quốc.
Thử hình dung xem! Nếu người mẹ mang thai từ Thẩm Quyến gặp được một học viên Pháp Luân Công, có thể chị đã được chăm sóc tốt thay vì phải kiện bác sĩ ra tòa. Nếu các bác sĩ có thể làm theo những hình mẫu được gây dựng bởi những bác sĩ tập Pháp Luân Công, thế thì sự thay đổi hài hòa trong mối quan hệ giữa bác sĩ – bệnh nhân sẽ không chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu hay hình thức. Việc đó sẽ vô cùng có lợi cho người dân Trung Quốc! Pháp Luân Công mang tới hy vọng, nhưng ĐCSTQ lại phá tan hy vọng này.
Với người dân Trung Quốc, ĐCSTQ là nguồn gốc của những khổ đau của họ. Chỉ bằng việc tách chính bản thân họ ra khỏi nguồn gốc tà ác thì người Trung Quốc mới có thể khôi phục lại hạnh phúc và phẩm giá.
Bản tiếng Hán: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/8/129287.html
Bản tiếng Anh: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/30/中共对法轮功的迫害伤害了谁–248499.html
Đăng ngày 21-12-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên gốc.