Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Úc

[MINH HUỆ 30-03-2024] Từ ngày 25-28 tháng 3 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức một sự kiện trong bốn ngày liên tiếp, bao gồm mít-tinh, thu thập chữ ký cho đơn kiến nghị và nâng cao nhận thức tại Canberra, Úc. Họ cũng đến thăm các Nghị sỹ Quốc hội và các tổ chức khác nhằm kêu gọi chính phủ Úc giúp chấm dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kéo dài suốt 24 năm qua và giải cứu các học viên bị bức hại ở Trung Quốc là người thân trong gia đình của các cư dân Úc.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) đã tổ chức luyện công tập thể và trưng bày các biểu ngữ trước tòa nhà Quốc hội. Những người điều khiển phương tiện giao thông đi ngang qua đã bấm còi để thể hiện sự ủng hộ.

Các học viên còn thu thập chữ ký cho đơn kiến nghị tại nhiều nút giao thông và trung tâm mua sắm. Tính đến ngày 28 tháng 3, đã có 3.300 người ký đơn kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

b4711ea767d3254ef012cce662310de6.jpg

Các học viên luyện công trước tòa nhà Quốc hội Capital Hill ở Canberra, Úc vào ngày 27 tháng 3 năm 2024.

4d9ae5db65e50b46352d94a9eb210e7d.jpg

47d5f4a021cec97d9e1c49fab5c46b4c.jpg

d34ab593f0af8e8773525a687f73d5f8.jpg

3a0201d1ab13d8a668b2f213111d7e69.jpg

Các học viên trưng bày biểu ngữ dọc theo các tuyến phố chính ở Canberra.

91931b6902eb878bab1f5c3336618653.jpg

5933300773891a0a3b6af40533defc35.jpg

Các học viên giảng chân tướng về cuộc bức hại của ĐCSTQ và thu thập chữ ký cho bản kiến nghị.

Cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp đang chà đạp các giá trị phổ quát

Tiến sỹ Lucy Triệu, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc, cho biết từ tháng 7 năm 1999 đến nay, vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại, dẫn đến hơn 5.000 học viên được ghi nhận là đã chết, hàng triệu học viên bị cầm tù và gia đình bị ly tán. Cuộc bức hại này vẫn đang tiếp diễn và có thể nói là thảm kịch nhân quyền lớn nhất ở Trung Quốc.

cda1beec4420607ac10be94202a0c3e0.jpg

Tiến sỹ Lucy Triệu, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc, phát biểu tại buổi mít-tinh vào ngày 27 tháng 3.

Bà Triệu cho rằng: “Cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công thực chất là cuộc bức hại các giá trị truyền thống của Trung Quốc, cũng như cuộc bức hại đối với người dân Trung Quốc, trong đó Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị phổ quát. Vậy nên việc chấm dứt cuộc bức hại này thực ra là đang giúp ích cho tương lai của Trung Quốc.”

Tiến sỹ Triệu kêu gọi chính phủ Úc phỏng theo cách của Liên minh Châu Âu: “Tháng 1 vừa qua, Liên minh Châu Âu đã thông qua một nghị quyết phản đối cuộc bức hại và chính phủ Úc cũng có thể thông qua một nghị quyết tương tự. Để qua đó chính phủ và người dân Úc có thể thể hiện rõ sự phản đối đối với cuộc bức hại, bày tỏ sự ủng hộ nhân quyền, ủng hộ quyền tự do tín ngưỡng và ủng hộ các giá trị phổ quát.”

“Mặt khác, từ góc độ phát triển thương mại lâu dài giữa Úc và Trung Quốc, việc chính phủ Úc ủng hộ nhân quyền và ngăn chặn cuộc bức hại cũng là đang tìm kiếm một nền tảng chung và bình đẳng, bởi phát triển thương mại cần phải dựa trên các giá trị chung và sự tôn trọng lẫn nhau.“

Trong buổi mít-tinh, nhiều học viên cũng có bài phát biểu và chia sẻ tình huống của người thân trong gia đình họ đã phải chịu đựng như thế nào trong cuộc bức hại.

cd5353dcef43cf314b515534c1a56ec4.jpg

Nhiều học viên đã có bài phát biểu trong buổi mít-tinh.

Bà lão 76 tuổi bị bức hại

Cô Trần, một học viên Pháp Luân Công ở Sydney, cho biết mẹ cô là bà Đàm Trạch Trinh, 76 tuổi, sống ở thành phố Bắc Hải, tỉnh Quảng Tây. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, bà đã khỏi nhiều chứng bệnh. Từ khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại, bà Đàm đã bị giam giữ năm lần và bị lục soát nhà hơn 20 lần. Bà bị giam trong các trại lao động cưỡng bức hai lần với tổng thời gian là ba năm chín tháng. Bà còn nhiều lần bị giam trong các cơ sở tẩy não và phải chịu đựng sự tra tấn tàn bạo không thể hình dung được.

Ngày 19 tháng 12 năm 2020, mẹ cô Trần bị tố giác với cảnh sát vì đã giảng chân tướng cho mọi người về cuộc bức hại. Ngay chiều hôm đó, cảnh sát đã đột nhập vào nhà của bà Đàm và lấy đi nhiều đồ đạc cá nhân.

Cô Trần nói: “Nhưng người thân của tôi ở Trung Quốc chưa từng nhận được giấy chứng nhận giam giữ nào. Gia đình và bạn bè không biết mẹ tôi ở đâu cũng như nơi bà đang bị giam giữ. Đến nay, tôi và gia đình đã hoàn toàn mất liên lạc với mẹ. Hiện giờ không biết bà sống chết ra sao. Cha tôi đã 80 tuổi rồi mà không có ai chăm sóc, ngày nào ông cũng bàng hoàng ngồi trước cửa và vô cùng lo lắng cho sự an nguy của mẹ tôi.”

Chị gái bị bắt cóc còn chồng bị kết án 8 năm tù

Cô Lưu, một học viên Pháp Luân Công ở Sydney, kể lại nỗi khổ đau mà gia đình cô phải chịu đựng trong cuộc bức hại kéo dài 24 năm qua.

Chị gái của cô, cô Lưu Xuân Hà, bị bắt cóc vào ngày 6 tháng 5 năm 2023, trước khi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình tham gia Hội nghị thượng đỉnh Trung Á ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Cô Lưu Xuân Hà bị xét xử phi pháp vào tháng 12 năm ngoái và hiện vẫn đang bị giam giữ ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây.

Cô Lưu cho biết: “Chị tôi vốn là kỹ sư tại một doanh nghiệp nhà nước. Chị ấy bị kết án 5 năm tù vào năm 2000, và 4 năm tù vào năm 2017 vì tu luyện Pháp Luân Công. Chị tôi đã trải qua những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời mình trong tù.”

Khi cô Lưu cùng con trai trốn khỏi Trung Quốc, chồng cô là anh Giả Diệp, cũng là học viên Pháp Luân Công, bị kết án tù phi pháp 8 năm. Con trai cô phải xa lìa cha trong suốt 20 năm qua. Vì cuộc bức hại, gia đình cô chưa thể đoàn tụ.

ĐCSTQ từ chối cấp hộ chiếu, dẫn đến 20 năm ly tán

Cũng trong buổi mít-tinh, cô Trang, một học viên Pháp Luân Công ở Sydney, đã kiến nghị với Bộ trưởng Ngoại giao Úc, Penny Wong, về việc giải cứu chồng cô là anh Lê Đào. Cô nói: “Vì chồng tôi kiên định với đức tin của mình vào Pháp Luân Công nên ĐCSTQ đã từ chối cấp hộ chiếu cho anh ấy. Con gái tôi đã phải lìa xa cha từ khi mới lên ba. Giờ cháu đã là sinh viên đại học năm thứ nhất.”

Cô cho hay chồng cô bị ép buộc đến đồn công an để lấy máu: “Tôi lo rằng anh ấy có thể bị đưa vào cơ sở dữ liệu hiến tạng và một ngày nào đó anh ấy sẽ biến mất”.

Khi thấy Bộ trưởng Ngoại giao đang tích cực giải cứu một nhà báo người Úc gốc Hoa và đưa nhà báo này trở về Úc, cô Trang nói: “Người Úc hy vọng mọi người mẹ đều có thể được đoàn tụ với chồng con của mình”, “Niềm hy vọng đã nhen nhóm trong tôi. Tôi nghĩ có lẽ tôi và con gái không còn phải đợi lâu nữa, con gái tôi có thể được đoàn tụ với cha”.

Cha mẹ trốn khỏi Trung Quốc và tị nạn ở Thái Lan suốt 11 năm

Cô Dương đến từ Melbourne cho biết cha cô, ông Dương Nãi Minh, và mẹ cô, bà Lưu Mẫn, đã trở nên khỏe mạnh sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Từ năm 2000 đến năm 2004, mẹ cô đã bị giam giữ bốn lần, trong đó có một năm trong trại lao động cưỡng bức và một năm trong cơ sở tẩy não. Do thường xuyên bị cảnh sát sách nhiễu, cha mẹ cô Dương đã trốn khỏi Trung Quốc vào năm 2013 và nộp đơn xin tị nạn ở Thái Lan. Đến nay, họ đã ở Thái Lan được 11 năm.

Cô Dương phát biểu: “Cũng giống như cha mẹ tôi, vô số học viên đã bị buộc phải ly tán gia đình vì đức tin của mình. Hôm nay, tôi đứng đây với hy vọng được Chính phủ Úc giúp đỡ và kêu gọi họ giúp chấm dứt cuộc bức hại kéo dài 25 năm này.”

Chị dâu bị kết án bảy năm tù

Anh Triệu đến từ Melbourne bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Trước khi chuyển đến Úc vào năm 2023, anh đã bị bắt cóc và giam giữ nhiều lần trong các trại lao động và cơ sở tẩy não.

Anh phát biểu: “Cuộc bức hại ở Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn. Chị dâu của tôi, Lý Hà, là một nhân viên xuất sắc ở nơi làm việc. Chị đã chăm sóc mẹ chồng bị bệnh liệt giường suốt mười năm. Vì tu luyện Pháp Luân Công, chị ấy đã bị bắt cóc và kết án nhiều lần.”

Cô Lý Hà bị bắt cóc vào tháng 7 năm 2023 và bị kết án bảy năm tù vì những cáo buộc vô căn cứ. Anh Triệu nói tiếp: “Tôi kêu gọi Chính phủ Úc giúp giải cứu người phụ nữ tốt bụng Lý Hà và đưa cô ấy trở về nhà an toàn.”

Giáo viên ngoại ngữ tị nạn ở Thái Lan 7 năm

Cô Lương đến từ Sydney cho biết em gái cô, cô Đường Ất Văn, là giáo viên dạy ngoại ngữ xuất sắc ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, các bệnh về mắt, đau đầu và đau cổ đã hành hạ cô trong nhiều năm đều được chữa khỏi.

Cô Đường bị bắt cóc tại nhà vào tháng 8 năm 2008 và bị kết án hai năm tù mà không theo thủ tục pháp lý phù hợp. Sau đó cô còn bị giam giữ thêm một năm nữa.

Cô Lương cho biết: “Trong tù, cô Đường đã phải chịu đủ mọi hình thức tra tấn.”

Vào tháng 2 năm 2014, cô lại bị bắt và bị giam giữ trong một cơ sở tẩy não. Sau 20 ngày tuyệt thực để phản đối, cuối cùng cô cũng được thả ra. Sau đó cô đi hết nơi này đến nơi khác mà không có giấy tờ tùy thân.

Cô Lương cho biết: “Vào tháng 11 năm 2017, cô Đường trốn sang Thái Lan và được Liên Hợp Quốc chấp nhận là người tị nạn. Hôm nay, tôi kêu gọi Thủ tướng Albanese giúp đỡ thành viên gia đình tôi thoát khỏi cuộc bức hại và kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt tội ác tàn bạo này.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/30/474722.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/31/216406.html

Đăng ngày 04-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share