Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-01-2024] Làm người tu luyện, trên con đường hồi thiên đầy chông gai, ma nạn trùng trùng, có người sải bước mạnh mẽ tiến về phía trước; có người vấp ngã dúi dụi, lảo đảo loạng choạng; cũng có người trong ma nạn buông xuôi không gượng dậy nổi; còn có người vẫn chưa bỏ được tâm chấp trước căn bản, không bước ra được khỏi con người. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khác biệt này là do không đủ thực tu, hoặc không biết cách thực tu, chỉ dừng lại ở việc hiểu Pháp lý, mà không biết thực hành thế nào, không biết thế nào mới là thực tu. Sư phụ giảng: “Tố đáo thị tu”(Thực tu, Hồng Ngâm): trên hành vi không làm được thì không phải là tu.

Tu luyện Chính Pháp đến hôm nay, trong số những người tu luyện mà cá nhân tôi đã tiếp xúc và liễu giải, số người có thể ngộ thiết thân và kiên trì làm được trên thực tiễn đối với câu Pháp: “Chư vị phó xuất nhiều đến đâu, thì sẽ đắc được nhiều đến đó;” (Chuyển Pháp Luân)chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Chỉ riêng việc luyện công thôi, không kể trước ngày 20 tháng 7, thử tính xem mình đã hoàn thành được khoảng bao nhiêu phần trăm; nếu tính điểm tối đa là 10 thì mình đại khái có thể đạt mấy điểm? Tương tự, với việc học Pháp, phát chính niệm, và giảng chân tướng cứu người thì mình đã phó xuất được bao nhiêu? Nếu không ngại thì ta hãy tự hỏi bản thân xem.

Đã từng có vị đồng tu, trong mộng nhìn thấy có hai con sâu rất dài bị lôi ra khỏi lỗ tai của một đồng tu khác. Anh ấy liền hỏi đồng tu đó mấy ngày qua đã làm gì, đồng tu bảo cảm thấy chủ ý thức không mạnh nên đã học thuộc mục “Chủ ý thức phải mạnh” (Chuyển Pháp Luân), mỗi ngày đọc hàng chục lần, và đã kiên trì học thuộc mấy ngày rồi. Có thể thấy, việc học thuộc mỗi ngày một lần so với học chục lần hay trăm lần khác nhau một trời một vực.

Xét từ góc độ khoa học hiện đại, Minh Huệ Net có một bài viết có ​​tựa đề “Cộng hưởng: Bí ẩn và khoa học về khả năng tự tăng cường miễn dịch của thân thể người”, trong đó đề cập: “Điều này cho thấy thanh âm chính xác của chữ “Phật” có thể kết nối với năng lượng của các không gian khác, sản sinh cộng hưởng với năng lượng cao trong vũ trụ. Lý giải được điểm này, ta tự nhiên sẽ nghĩ đến: Thời xưa, người tu hành khi có hành vi tụng kinh, niệm chú, cầu nguyện…, rất có khả năng cũng là thông qua ý niệm, âm thanh, và văn tự chuẩn xác mà cộng hưởng với năng lượng cao của vũ trụ. Nói cách khác, ý niệm và lời nói của con người có khả năng kết nối và sinh ra tương tác với năng lượng cao cấp trong vũ trụ!” “Cảm xúc ảnh hưởng đến sức khỏe, DNA và tế bào của cơ thể người có thể sinh ra cộng hưởng với năng lượng vũ trụ. Khi có cộng hưởng với năng lượng tốt, thì thân thể sẽ tiến nhập vào trạng thái khỏe mạnh và ngược lại.” “Khi thành tâm tụng niệm Chín chữ chân ngôn, trong lúc cộng hưởng với năng lượng tốt của vũ trụ, thì thân tâm có thể trở nên tĩnh lặng và tường hoà; trong trạng thái phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn, thân thể người được năng lượng tích cực [chính khí] của vũ trụ gia trì, thì khả năng miễn dịch sẽ trở nên mạnh mẽ, nên người ta tự nhiên cũng không bị nhiễm dịch, hoảng loạn, hay lo lắng mãi không thôi.”

Nếu tìm đáp án trong Pháp, Sư phụ sớm đã chỉ rõ:

“Thích Ca Mâu Ni giảng rằng chính niệm, [đạt đến được] niệm kinh nhất tâm bất loạn, thì thật sự có khả năng tạo ra chấn động đến thế giới pháp môn tu của Ông, như thế mới mời được Giác Giả.” (Chuyển Pháp Luân)

Niệm kinh của môn nào thì có thể khiến thế giới của môn ấy chấn động, lực lượng này lớn nhường nào? Vậy thì khi chúng ta học và học thuộc Pháp, thì có phải là đang sản sinh cộng hưởng và chấn động với Đại Pháp không? Liên tục học, liên tục học thuộc chính là đang không ngừng chủ động đồng hóa với Đại Pháp, chúng ta phải ôm giữ tâm thành kính mà kính Pháp, có ý nguyện chân tu, không ngừng chiểu theo Pháp mà tu chính bản thân, có ý chí kiên định chủ động đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn, một lòng phó xuất vô cầu vô vi, thì pháp lực vô biên của Đại Pháp cũng không ngừng tịnh hóa tư tưởng, thân thể, và hết thảy từ hồng quan đến vi quan của sinh mệnh chúng ta.

Thể ngộ cá nhân: Trong quá trình tu luyện, khi không tìm ra được chấp trước, không biết vấn đề nằm ở đâu, hoặc trường kỳ mắc kẹt trong ma nạn, thì không được tiêu trầm, cũng không nên vì để giải quyết vấn đề mà giải quyết vấn đề… Đại Pháp sẽ ban cho chúng ta trí huệ, Đại Pháp sẽ chỉ cho chúng ta hướng nội tìm như thế nào, sẽ điểm ngộ cho chúng ta vấn đề nằm ở đâu, hết thảy đều ở trong Pháp. Phó xuất là một phần, một phương diện, một loại biểu hiện của thực tu, cũng là kiến chứng của thực tu.

Cũng có một loại hiện tượng, trong ma nạn tìm thấy một đống chấp trước, nhưng tình huống chưa cải thiện rõ rệt, thông thường người trong cuộc cho rằng mình chưa tìm đúng, nên vòng lại tìm kiếm kỹ hơn, nhưng tình trạng vẫn như cũ. Kỳ thực, có thể chúng ta đã tìm đúng vấn đề của mình rồi, nhưng mức độ phó xuất và “tu” chưa đủ, nên vật chất bất hảo không thể tiêu hết ngay một lần.

Sư phụ giảng:

“Mong rằng mỗi người luyện công đều chuẩn bị chịu cái khổ lớn, cần có quyết tâm và nghị lực nghênh tiếp những khó nạn lớn. Không có phó xuất thì không đạt được công chân thật. Nghĩ rằng an nhàn thoải mái không phó xuất gì, không chịu khổ mà đắc công, là không có đạo lý đó đâu.” (Chương III: Tu luyện tâm tính, Pháp Luân Công)

Trong quá trình tu luyện, rất nhiều người đã phát hiện ra một hiện tượng, khi học Pháp thì ngộ rõ Pháp lý rồi, cũng biết nên làm thế nào rồi, nhưng khi gặp vấn đề, đúng thời khắc đề cao ấy thì lại không thể nghĩ đến Pháp, không thể coi mình là người luyện công. Ở tầng thứ hiện có của mình, tôi cho rằng nguyên nhân chính là do phó xuất không đủ, bình thường chưa chủ động tăng cường ý thức về phương diện này. Trước đây, tôi chỉ biết từ Pháp lý rằng người gây mâu thuẫn là do Sư phụ an bài tới để giúp ta đề cao tâm tính và chuyển hóa nghiệp lực, cần phải cảm ơn người ta, nhưng đúng lúc phải vượt quan thì rất khó nhớ ra, hoặc không thể cam tâm tình nguyện nói cảm ơn. Sau này, có một ngày, trong thâm tâm chợt sáng tỏ: Người đó chính là thiên sứ được Sư phụ phái đến để thành tựu ta mà, là quý nhân của ta mà, thực sự cần phải cảm ơn họ. Loại minh ngộ này hoàn toàn khác với cái biết cục hạn ở Pháp lý trước đây, tựa như vốn nên phải như vậy, không cảm tạ đối phương mới là không bình thường. Kỳ thực, muốn tu tốt, cũng không khó lắm, muốn tu thì phải phó xuất thôi.

Phó xuất bao gồm đủ mọi phương diện, là một đề tài toàn diện, và bình thường phải đặt công phu. Chẳng hạn như, có ý thức chủ động tăng cường bản thân nắm bắt từng tư từng niệm, rồi truy tìm động cơ đằng sau; khi gặp vấn đề thì trước hết đừng vội giải quyết, mà hãy ngẫm xem đứng ở góc độ vị tư thì sẽ xử lý thế nào, rồi lại ngẫm xem đứng từ góc độ vị tha thì sẽ xử lý thế nào. Lâu dần sẽ tự hình thành cơ chế vị tha. Những điều này đòi hỏi phải phó xuất tích lũy theo thời gian mới có thể có chuyển biến về bản chất. Như câu “Thiên đạo thù cần” (Đạo trời là cần cù sẽ được đền đáp), phó xuất là nền tảng của thực tu, để tu tốt bản thân thì cần có thời gian.

Sư phụ giảng:

“Tuy nhiên một người tu luyện trong quá trình tu luyện, bất kể đã phải trả bỏ bao nhiêu, thì đến khi viên mãn nhất định sẽ đắc lại bấy nhiêu.” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh Tấn Yếu Yếu II)

“Bất thị nhất phiên hàn triệt cốt, chẩm đắc mai hoa phốc tỷ hương” (Không qua một phen lạnh thấu xương, hoa mai sao thể nức mùi hương).

Mong các đồng tu có thể ở trong Pháp, trong khi làm tốt ba việc mà phó xuất vô cầu vô vi, phó xuất, phó xuất hơn nữa, thì đến thời khắc đó, đến ngày đó, nhất định sẽ nghênh đón:

“Hốt giác thân khinh tuệ khiếu khai

Phượng triển song dực thiên địa gian”

(Tán Thần Vận diễn viên, Hồng ngâm V)

Diễn nghĩa:

“Đột nhiên cảm giác thân thể nhẹ nhàng trí huệ khai mở

Phượng giương đôi cánh giữa đất trời”

(Tán thưởng diễn viên Thần Vận, Hồng ngâm V)

Một chút thiển ngộ, có chỗ nào không phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (Hồng Ngâm).

(Phụ trách biên tập: Lý Minh)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/12/470783.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/17/215902.html

Đăng ngày 02-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share