– Hồi ức về một vài người, một vài sự việc vào thời kỳ đầu của cuộc bức hại
Bài viết của Thanh Tâm, đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc
[MINH HUỆ 13-10-2023] Nhớ lại thời đầu của cuộc bức hại, trong quá trình tôi bị bắt cóc đến lớp tẩy não, sau đó bị chuyển đến Trại tạm giam, rồi lại bị bắt phi pháp vào trại lao động cải tạo, nhớ lại những người tôi đã gặp, những sự việc đã trải qua, điều khiến tôi thấy cảm khái nhất chính là kỳ thực, thế nhân trong tâm đã biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân-Thiện-Nhẫn là đúng, họ đối xử tốt với đệ tử Đại Pháp, thậm chí còn tự nguyện giúp đỡ các đệ tử Đại Pháp.
1. Cục trưởng cục công an nói: “Cô về lâu thế rồi, mà tôi mãi không phát hiện ra”
Cuối năm 2000, những kẻ hành ác lo sợ đệ tử Đại Pháp đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, nên đã bắt cóc rất nhiều đệ tử Đại Pháp đến các lớp tẩy não. Lớp tẩy não đặt tại một nhà máy bỏ hoang, xây dựng vội vàng, không có gì được chuẩn bị đầy đủ, vật dụng hết sức sơ sài, một tấm gỗ đặt trên nền đất xi măng, thế là thành giường. Người thân của những đệ tử Đại Pháp bị bắt cóc đến đây nhìn tình cảnh này, liền tìm đến “chủ nhiệm” của các lớp tẩy não để nói lý lẽ. Vị “chủ nhiệm” ấy vốn cũng muốn biểu hiện khoe khoang một phen, nào ngờ lại tự biến mình thành mục tiêu công kích của mọi người.
Từ thời khắc bị đưa vào lớp tẩy não, tôi luôn giữ vững một niệm: Nơi đây không phải là nơi tôi nên ở, tôi không ăn cơm nơi đây, không uống nước nơi này, cho đến khi nào chịu thả tôi về nhà vô điều kiện mới thôi. Lúc đó, tôi vẫn chưa biết phát chính niệm. Tôi không coi những người trong lớp tẩy não là phía đối lập, tôi biết họ chỉ là trong vô tri đang bị lợi dụng mà thôi. Ý niệm của tôi tập trung đến trung tâm Bắc Kinh của tà ác, giải thể gốc rễ tà ác khởi phát của cuộc bức hại. Vào lúc ý niệm của tôi đến được nơi trung tâm tà ác Bắc Kinh, tôi cảm thấy ý niệm của mình đánh được vào phía trên một cỗ máy kim loại, tôi biết đó chính là “bộ máy quốc gia” bị tà đảng lợi dụng để bức hại đệ tử Đại Pháp.
Vì tôi một mực tuyệt thực phản bức hại, một cảnh sát của đội an ninh quốc gia thuộc cục công an đến tìm tôi nói chuyện, tôi trước sau không nói một lời, vị cảnh sát đó đành chán nản bỏ về. Cục trưởng cục công an huyện đến tìm tôi nói chuyện, hỏi tôi vì sao không ăn cơm, có ý kiến gì với lớp tẩy não thì có thể đề xuất. Tôi nói: “Tất cả những người ở đây đều không hề tự nguyện làm việc này, tôi không nhắm vào bất cứ ai ở đây. Chính sách bức hại này (kẻ đầu sỏ) là do Giang Trạch Dân hạ lệnh, tôi chỉ nhắm vào (kẻ đầu sỏ) Giang Trạch Dân. Chúng tôi không phải phạm nhân, lẽ ra không nên bị giam giữ ở đây. Thế nên tôi không ăn cơm ở này, không uống nước ở đây, tôi yêu cầu thả tất cả chúng tôi về nhà vô điều kiện.” Cục trưởng cũng quan tâm hỏi tôi các vấn đề như nơi đây có lạnh hay không.
Lúc này, bí thư huyện ủy cũng đến lớp tẩy não, đến phòng giam giữ tôi, công an trưởng nói với bí thư huyện ủy: “xxx vô cùng có tố chất.” Bí thư huyện ủy nhìn tôi, không nói lời nào liền rời đi.
Hơn một năm sau, sau khi tôi được thả ra từ trại giam, gặp lại vị công an trưởng ngay tại cổng cục công an. Cậu ta nhìn thấy tôi thì lộ vẻ vui mừng, nói: “Cô về lâu thế rồi, mà tôi mãi không phát hiện ra.”
2. Làm trưởng phòng giam nữ
Ở lớp tẩy não, tôi không phối hợp với họ, không ăn cơm, không uống nước, không nghe bất cứ lớp học nào. Thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật đến giảng bài, tôi cũng không vào “phòng học.” Những người canh giữ lớp tẩy não đều sợ bị thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật thấy họ bất lực trong công việc, bèn trói và lôi tôi vào “phòng học”. Thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật giảng bài trước mặt, tôi vẫn cứ đứng ở đấy.
Tà ác không cách nào “chuyển hóa” được tôi, cho rằng tôi đang làm ảnh hưởng đến những người khác, liền chuyển tôi đến trại tạm giam. Trong trại tạm giam bắt giam rất nhiều đệ tử Đại Pháp. Lúc mới đến trại tạm giam, cảnh sát cai trại rất hung dữ với chúng tôi, động chút là còng tay chích điện. Sau này, thuận theo việc chúng tôi giảng chân tướng cho họ, những người trong trại tạm giam, từ cảnh sát cai trại cho đến những người bị giam giữ tại đây, đa số đều rất hữu hảo với chúng tôi, cũng đều biết rằng đệ tử Đại Pháp là bị bức hại, từ trong tận đáy lòng đối đãi với đệ tử Đại Pháp khác hẳn với những người khác bị nhốt ở đây.
Hoàn cảnh trong trại tạm giam rất ác liệt, thức ăn cũng tệ. Tôi không để ý lắm đến việc ăn ngủ, bước vào trại tạm giam cũng rất bình tĩnh. Có một chị gái ở trong trại tạm giam thời gian khá dài, nói: “Tôi nhìn thấy cô ăn bánh ngô, hoàn toàn không có biểu hiện khó ăn nào, cũng không cảm thấy hoàn cảnh ác liệt ở đây thật khó sống.”
Lúc đó, trong trại tạm giam có hai phòng giam nữ, những người bị giam đều rất tôn trọng chúng tôi, đều thích tâm sự với chúng tôi, đều kể cho chúng tôi nghe về tình tiết vụ án của mình, rồi chuyện trong gia đình, v.v. Có thể giúp gì cho họ thì chúng tôi đều tận lực làm. Có người vừa mới đến, tâm trạng không tốt, hoặc không có tiền, không có vật dụng cá nhân, chúng tôi đều hết lòng an ủi họ, đem vật dụng cá nhân của chúng tôi cho họ.
Có một chị lớn tuổi, chưa đến cửa trại giam đã khóc tu tu. Cô ấy bị phân vào cùng phòng giam với tôi. Tôi an ủi cô, hỏi cô ấy đã ăn cơm chưa? Cô ấy nói chưa ăn cơm. Tôi đưa trước cho cô ấy một gói mì ăn liền, hỏi cô ấy vì sao phải vào đây, vì sao cô ấy khóc? Cô ấy ngừng khóc, nói là vì vấn đề kinh tế mới phải vào đây, vì sợ nên mới khóc, tưởng tượng bị nhốt ở đây liền thấy rất sợ hãi, không ngờ lại được đối xử tốt đến thế.
Cai trại cũng đều biết chúng tôi không có tội, sở trưởng sắp xếp cho hai đệ tử Đại Pháp chúng tôi làm người làm chức trưởng ở hai trại giam nữ.
3. Rất nhiều người trong trại giam học Pháp Luân Công cùng chúng tôi
Sự phối hợp cả trong lẫn ngoài của đệ tử Đại Pháp và người nhà giúp chúng tôi dù trong trại tam giam vẫn có được “Chuyển Pháp Luân”. Tôi cũng mang được một bản chép tay “Hồng Ngâm” vào trong. Tôi mua giấy bút tại cửa hàng trong trại tạm giam, chép tay lại “Chuyển Pháp Luân”, “Hồng Ngâm”, rồi chia cho các đồng tu khác trong trại. Chúng tôi học Pháp cùng nhau mỗi ngày, nhưng không để cho cảnh sát cai trại biết chúng tôi có sách. Lúc kiểm soát, chúng tôi liền nghĩ cách để bảo vệ sách, có lúc cũng nhờ những người “mang số hiệu lao động” giúp đỡ. Đó là những người trẻ bị giam trong thời gian ngắn, trại tạm giam cho họ làm một số việc vặt, phụ làm cơm trong nhà ăn.
Lúc chúng tôi luyện công, người trong trại đều chủ động đến canh chừng cho chúng tôi, khi cai trại đến, liền báo cho chúng tôi. Có lúc cũng bị cai trại nhìn thấy, có lúc cũng bị còng tay, có khi mắng chúng tôi một hai câu, rồi bỏ đi, có lúc nhìn thấy rồi cũng không quản nữa.
Khi số người bị giam nghe chúng tôi giảng chân tướng Pháp Luân Công nhiều lên, lần lượt, những người bị giam ở đây cũng cùng theo chúng tôi học Pháp Luân Công.
Tôi bị giam trong trại tạm giam gần một năm, trong thời gian đó, người ra người vào cũng rất nhiều. Có người bị phán tội giam giữ ở đây, có người bị tạm giam vài chục ngày rồi được thả. Nhưng tuyệt đại đa số đều đã nghe minh bạch chân tướng. Những người bị phán tội giam giữ ở đây, trước khi được ra khỏi nơi đây đều nói sẽ tiếp tục luyện Pháp Luân Công, có người còn mang theo kinh văn Đại Pháp chép tay ra ngoài. Có người biểu thị sau khi về nhà nhất định sẽ tìm đệ tử Đại Pháp địa phương để học Pháp Luân Công. Rất nhiều người trong hai phòng giam nữ đều cùng chúng tôi học Pháp, luyện công, những người không học ngược lại rất cô đơn.
Một phụ nữ ở Nội Mông cùng chúng tôi học Pháp, luyện công, chúng tôi chép tay một bộ “Hồng Ngâm” cho cô ấy, cô cũng cùng chúng tôi học và nhẩm thuộc. Một hôm, có hai nữ cảnh sát đến thẩm vấn cô ấy, lúc gọi cô ấy ra khỏi phòng giam đến trại tạm giam, nữ cảnh sát mỗi bên giữ một tay cô ấy. Cô ấy vừa nhẩm niệm một câu khẩu quyết trong bài công pháp thứ nhất: “Thân Thần hợp nhất” (Đại Viên Mãn Pháp, Pháp Luân Đại Pháp), nữ cảnh sát đang áp giải một bên tay của cô ấy lập tức nới lỏng ra. Bị thẩm vấn xong, cô ấy quay lại phòng giam kể với chúng tôi câu chuyện này, vô cùng cảm thán uy lực của Đại Pháp. Sau này, cô ấy bị phán giam một năm, sau một thời gian bị giam trong trại tạm giam, cô ấy đã rất nhanh được thả về nhà.
Một chị khác sau khi hiểu chân tướng Đại Pháp, mỗi ngày đều cùng chúng tôi học Pháp, luyện công. Sau này, cô ấy bị kết án một năm và cũng được thả về nhà rất nhanh. Sau khi tôi được thả ra khỏi sào huyệt tà ác, có một lần gặp cô ấy trên phố, hỏi cô ấy vẫn còn luyện công chứ? Cô ấy nói vẫn luôn đang luyện.
Phòng giam khác có một tội phạm giết người, cũng muốn mượn tôi sách Đại Pháp xem. Tôi đưa cậu ấy bản chép tay hoàn chỉnh cuốn “Chuyển Pháp Luân”, nhưng sau đó lại bị lấy đi mất khi bị khám xét.
Vẫn còn rất nhiều, kể không hết. Còn cả những câu chuyện tôi đã không còn nhớ rõ nữa.
Lúc đó, trại tạm giam và nhà tù là cùng thuộc một khu, chưa có phân rõ ra. Đặc biệt là hai khu tạm giam nữ, những người bị tạm giam hình sự và người bị giam giữ hành chính cùng ở chung trong hai phòng tạm giam nữ ấy.
Một chị bị giam trong trại tạm giam vì vấn đề kinh tế, vốn không lý giải Đại Pháp, nhưng sau khi được chúng tôi giảng chân tướng, cô ấy đã minh bạch và nói muốn xem sách Đại Pháp. Tôi nói với cô ấy sách Đại Pháp đã được tôi giao lại cho một vị bảo mẫu từng giúp tôi chăm con nhỏ bảo quản, cô ấy có thể đi tìm bảo mẫu ấy. Sau khi thoát khỏi ngục tối, tôi đến chỗ người bảo mẫu để lấy lại sách Đại Pháp, bảo mẫu nói với tôi rằng, cô gái kia mang theo quà đến thăm cô ấy, còn xin thỉnh về hai cuốn sách Đại Pháp.
Khoảng hai, ba năm trước, có lần, tôi cùng một đồng tu cao tuổi đến một khu chợ nông thôn. Có một chị gái đột nhiên gọi lớn tên tôi. Tôi nhìn cô ấy, không nhớ cô ấy là ai. Tôi hỏi cô: “Cô sao biết tôi thế?” Cô nói, “Hồi ở trong trại tạm giam, tôi rất ấn tượng về cô, cô và xx (chỉ một đồng tu khác) khiến tôi ấn tượng nhất, các cô đều quá tốt rồi.” Chị này cũng đã làm tam thoái, còn đem mấy quyển chân tướng về nhà. Tôi kinh ngạc vì đã hơn 20 năm rồi, chị ấy thế mà lại có thể vừa nhìn liền nhận ra tôi ngay, lại còn có thể gọi được chính xác tên của tôi và đồng tu nữa.
3. Bốn nam thanh niên không lôi được tôi vì họ đều không dùng sức
Ở trong trại tạm giam một thời gian dài, cảnh sát cai trại cùng những người bị giam giữ tại đây đều đã quen với việc chúng tôi luyện công, phát chính niệm mỗi ngày. Khi cảnh sát thấy chúng tôi luyện công, có khi nói một hai câu rồi đi; có khi nghiêm khắc, lúc nhìn thấy chúng tôi luyện công, họ liền yêu cầu chúng tôi bỏ tay xuống, sau khi chúng tôi bỏ xuống, họ sẽ đi nơi khác, họ đều biết rằng sau khi họ đi rồi chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục luyện, cũng không quản.
Có lần, tôi luyện công bị một cảnh sát nhìn thấy. Viên cảnh sát này khá cố chấp, cậu ta thấy tôi đang luyện công, liền đứng trước cửa la lớn: “xx, bỏ xuống.” Tôi không quan tâm đến cậu ta. Cậu ta la lên mấy lần, tôi đều không động. Cậu ta sốt ruột, mở cửa phòng giam, xông đến kéo tôi xuống. Tôi cứ thế giữ nguyên tư thế song bàn đả tọa. Cậu ta không kéo được tôi, liền gọi các tù nhân lao động: “Qua hết đây đi.” Bốn cậu thanh niên làm lao động bước đến, bốn người họ cùng nhau lôi tôi, tôi vẫn cứ giữ nguyên tư thế song bàn đả tọa. Tôi có thể cảm nhận được, trên bề mặt động tác của họ rất khoa trương, nhưng căn bản không thật sự dùng lực. Người cảnh sát đó đỏ mặt tía tai la lớn “Dùng lực đi, các cậu dùng lực đi”, cuối cùng cậu ta tức giận, lại tự tay lôi tôi xuống. Cậu ta lấy còng tay, tôi không để cho cậu ta cùm vào. Trong khi giằng co, không biết thế nào, mu bàn tay của cậu ta bị cái còng tay cứa chảy máu. Sau đó, cũng không còn lôi tôi xuống nữa.
Một vị phó sở trưởng đến, không nói lời nào bước vào căn phòng giam tôi, lôi tôi ra ngoài, còng tay tôi lên cửa sắt, lúc đó vừa đúng ngay giữa mùa hè, tôi bị phơi mình dưới trời nắng gắt. Tôi hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” và khẩu quyết Chính Pháp. Cả trại tạm giam đều nghe thấy tiếng của tôi. Phó sở trưởng lo lắng, lôi tôi vào phòng quản giáo, lấy roi điện đánh tôi, đánh vào miệng tôi, đánh vào cổ tôi. Khi roi điện đánh lên miệng tôi, tôi mơ hồ la lớn. Ông ấy ấn tôi xuống sàn, lấy khăn vải nhét vào miệng tôi rồi tiếp tục đánh. Còng hai tay tôi ra sau lưng, cùm xích vào chân tôi. Sau một trận hành hạ tôi, họ đưa tôi trở lại phòng giam.
Chính ủy cục công an đến thăm trại tạm giam, sở trưởng gọi tôi đến phòng quản giáo. Chính ủy bảo tôi ngồi, lại bảo sở trưởng mở còng tay cho tôi. Sở trưởng nhắc nhở tôi: “Nói chuyện cho đàng hoàng với chính ủy, cùm chân cũng đã gỡ rồi.” Tôi không hề mở miệng xin ông ta.
Tôi bị đeo cùm chân trở về phòng giam. Các phạm nhân có kinh nghiệm trong phòng giam bảo tôi dùng vải cuộn quanh chỗ đeo cùm chân, tránh cùm làm chân bị thương. Tôi làm theo cách của họ, không bị xây xát. Tôi đeo cùm chân nhưng vẫn ngồi song bàn luyện công như cũ. Một thời gian sau, sở trưởng cũng tháo bỏ cùm chân cho tôi.
4. Người đến trại tạm giam nói giúp tôi với sở trưởng
Mỗi lần Sư phụ công bố kinh văn mới, người nhà của một đệ tử Đại Pháp nọ sẽ luôn tìm cách đưa vào cho chúng tôi. Có khi còn đưa vào cho chúng tôi mấy bài giao lưu trên Minh Huệ. Mỗi khi nhận được được kinh văn mới và các bài chia sẻ giao lưu, tôi đều chép lại vài bản, sau đó tìm cách chuyển cho các đồng tu trong phòng giam mỗi người một phần, đặc biệt là các phòng giam nam.
trại tạm giam có một nhà ăn nhỏ, chuyên làm cơm phục vụ cho cảnh sát và những ai tự đặt cơm riêng. Những người có điều kiện kinh tế tốt, cũng có đôi lúc đặt cơm trong nhà ăn nhỏ này. Khi đi đến nhà ăn nhỏ, sẽ phải đi ngang qua cửa sổ hai phòng giam nữ. Rất nhiều kinh văn là nhờ những người đến nhà ăn nhỏ lấy cơm truyền phát giúp. Chúng tôi cơ bản không ngại người nào, cứ hễ có người đi ngang qua bên ngoài cửa sổ, liền hỏi họ có thể mang gửi giúp đến phòng giam nào đó được không. Thông thường họ đều đồng ý.
Có lần, tôi chép kinh văn mới, định gửi cho các đồng tu bên khu giam nam. Một ông lão đi ngang qua cửa sổ, đã đồng ý giúp tôi gửi qua. Tôi đưa kinh văn mới chép xong qua song cửa đưa cho ông, lúc ông đưa tay nhận lấy, thì bị người cảnh sát cố chấp kia nhìn thấy. Mấy lần khi tôi đang luyện công, bị người cảnh sát này phát hiện liền còng tay tôi lại, tôi cũng xung đột vài lần với cậu ta. Tôi nghĩ cậu ta có chút lo sợ tôi, không muốn trực tiếp va chạm với tôi. Cậu ta đã báo cáo đến sở trưởng.
Hôm sau sở trưởng đến, gọi tôi ra khỏi phòng giam. Các đồng tu đều giúp tôi phát chính niệm. Trên băng ghế dài bên ngoài phòng quản giáo, có hai người đang ngồi, trong có có một người trên tay đang cầm roi điện dứ dứ. Tôi có chút động tâm, nghĩ thầm: “Roi điện này có phải là nhắm vào tôi chăng?” Tôi không quan tâm, tiếp tục bước về phía trước, bước vòng qua người cảnh sát đang cầm roi điện, không có chuyện gì xảy ra cả.
Sở trưởng đưa tôi đến cổng phòng quản giáo, còng hai tay tôi ra sau, rồi treo tôi lên cánh cửa sắt của phòng quản giáo. Tôi bị treo người lên, hai mũi chân chạm đất. Ông ta hỏi tôi kinh văn ở đâu có? Tôi nói: “Anh đừng hỏi, tôi sẽ không nói đâu. Dù là thế nào cũng không thể nói. Anh có nghĩ ra biện pháp nào thì tôi cũng không nói.” Ông ta nâng chỗ còng tay tôi để treo tôi cao hơn, lại hỏi tôi, tôi lại nói ông ta không cần hỏi nữa, tôi sẽ không nói. Ông ta lại treo tôi cao hơn.
Lúc này, có hai người bước vào trại tạm giam làm việc, đang làm gì đó cách tôi không xa. Họ vừa làm việc của mình, vừa nói: “xx (chỉ tôi) tư thế này rất khó chịu.” Họ lặp đi lặp lại những lời đại loại như vậy. Tôi biết họ nói những lời đó cho sở trưởng nghe, là dùng một phương thức khéo léo nói giúp cho tôi với sở trưởng. Qua hồi lâu, sở trưởng thả tôi xuống, cho tôi về lại phòng giam. Một màn xem chừng khá hung hiểm, chính là cứ thế mà kết thúc.
Thật ra giám đốc trại giam sớm đã biết chúng tôi có được kinh văn mới, cũng phiền muộn tự hỏi làm sao mà chúng tôi có được nó. Có khi các đồng tu còn đọc cho cảnh sát cai trại nghe nội dung của kinh văn mới.
Khi kinh văn “Giải thích ba đoạn cuối bài thơ Hoa Mai” của Sư phụ được chuyển đến trại tạm giam, chúng tôi cảm thấy cũng nên để cảnh sát được hiểu một chút. Có đồng tu đem kinh văn này đưa thẳng cho những cảnh sát nào có biểu hiện tốt một chút.
Các đồng tu giảng chân tướng cho cảnh sát, nói cho họ, nếu ai ai cũng tu luyện Pháp Luân Công, thì sẽ không có tội phạm, cũng không cần có cảnh sát nữa. Giám đốc trại tạm giam nói: “Nếu thật sự đúng như lời các cô nói thì đều không còn tội phạm, không cần cảnh sát nữa, tôi cũng rất hoan nghênh.”
Bác sỹ ở trại tạm giam là một cô gái trẻ. Những ngày tôi bị giam trong trại tạm giam thì không có cách nào nói chuyện với cô ấy. Tôi được thả từ trại cải tạo không lâu sau, có một lần, gặp phải cô ấy trên đường, cô rất vui vẻ, hỏi tôi được thả ra lúc nào. Tôi nói vừa mới được thả không lâu, cô ta tỏ vẻ vô cùng vui vẻ, nói: “Tôi thấy chúng ta rất có duyên, cô vừa được thả, chúng ta lại gặp nhau rồi.”
5. Một ma nạn được hóa giải
Vì để “chuyển hóa” tôi và một đồng tu khác, huyện tôi đã lập riêng một “tổ chuyên án”, gồm tám người được điều chuyển từ cục công an điều tra và đại đội trị an. Họ thuê một gian phòng, không cho tôi ngủ, họ lần lượt khuyên nhủ, dùng cả biện pháp mạnh lẫn biện pháp cứng, khiêu khích cho người nhà đánh mắng tôi, bắt tôi đứng kiểu quân đội, còn liên tục không dừng tạt nước lạnh vào ngực tôi. Khi tất cả các biện pháp đều không cách nào chuyển hóa tôi, họ muốn dùng nhục hình với tôi. Ngày hôm đó, lúc sắp chạng vạng tối, một người trong đó dặn dò một người khác nói: “Đến cục lấy hình cụ mang qua đây”, còn nhắc đến roi điện và tên một số loại hình cụ, nhưng tôi không động tâm, cũng không nhớ tên các loại hình cụ mà bọn họ nói đến.
Sau đó là chút thời gian an tĩnh, giống như sự im lặng đáng sợ trước cơn bão. Nhưng đột nhiên sự an tĩnh đáng sợ này bị phá vỡ, một cảnh sát trong đó gọi tên tôi, nói: “xx, Số cô thật tốt! Số cô thật tốt!” thì ra một người bạn của chồng tôi mời họ ăn cơm, bọn họ từ bỏ việc hành hình tôi, bắt đầu ngồi quanh bàn ăn cơm. Cảm ơn người bạn chưa từng gặp mặt qua ấy! Cảm tạ Sư tôn hóa giải một ma nạn cho con!
Tiệm cơm đó là do ba người hợp tác mở, nhưng lúc đó, tôi không quen biết họ. Mười năm sau, một người trong bọn họ nhắc đến câu chuyện hồi ấy. Anh ta rất khéo miệng, kể anh ta sang Singapore, gặp được học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng cho. Nhắc đến việc năm đó những gì “tổ chuyên án” đối xử với một cô gái trẻ như tôi, anh ta nói lúc đó vô cùng kính phục tôi, anh nói anh biết cái kiểu dày vò, gây áp lực của những người đó, người bình thường đều không chịu nổi, đến đàn ông cũng rất ít người có thể không bị họ hù dọa. Nhưng thấy tôi không có chút sợ hãi nào, lực ý chí quá mạnh mẽ rồi. Anh ta còn trách tôi không đủ trực tiếp: “Vì sao không trực tiếp thẳng thắn nói với họ: nhanh thoái đảng đi, cả nhà có ai vào đảng thì bảo họ thoái cả đi!”
Lời kết
Nghĩ lại những người và sự việc này, cảm nhận được tâm địa lương thiện của thế nhân, có chính niệm đối với Chính Pháp, có thiện ý với đệ tử Đại Pháp. Nếu như không phải tà ác bịa đặt, bôi nhọ Đại Pháp, mà để thế nhân tự phán đoán, thật ra họ đều biết sự tốt đẹp của Đại Pháp, đều biết rằng Chân-Thiện-Nhẫn là đúng, đều biết rằng đệ tử Đại Pháp tu Chân-Thiện-Nhẫn là đang làm người tốt.
Những biểu hiện đầy chính niệm, thiện niệm của thế nhân đối với Đại Pháp, đối với đệ tử Đại Pháp, cho thấy Đại Pháp đã được cắm rễ trong tâm người lương thiện, đó là không bị những hiện tượng bề mặt của thế gian ảnh hưởng, là uy lực nội tại của Đại Pháp, trong tâm những người minh bạch chân tướng Đại Pháp chính là ánh sáng nơi thế gian này. Cuộc bức hại của tà đảng nhắm vào Đại Pháp chỉ là tự bôi nhọ bản thân, khiến thế nhân càng nhìn rõ bộ mặt thật của tà ác, cũng giúp nhân loại lưu lại những bài học giáo huấn vĩnh viễn của lịch sử. Đại Pháp tất sẽ vĩnh viễn được lưu truyền tại thế gian.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/10/13/452330.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/12/213302.html
Đăng ngày 12-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.