Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 09-02-2024] Nhân dịp Tết Cổ truyền, các học viên Đại Pháp ở Ấn Độ đã bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, vì đã truyền dạy Chân-Thiện-Nhẫn. Các học viên cũng hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa trên khắp thế giới giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc diễn ra từ tháng 7 năm 1999.

Các học viên ở Ấn Độ thuộc nhiều thành phần xã hội, bao gồm: bác sỹ, giáo sư, cảnh sát, luật sư, giáo viên, nghệ sỹ, nhà làm phim, người mẫu thời trang, kỹ sư, quan chức chính phủ, sinh viên và người nội trợ. Họ đều có một điểm chung: Sau khi áp dụng nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp trong cuộc sống hàng ngày, họ đã trải qua những thay đổi tích cực về sức khỏe, lối tư duy và thế giới quan.

Giáo sư vi sinh học: “Những lời dạy của Pháp Luân Đại Pháp rất hữu ích với tôi trong công việc”

Tiến sỹ Suhas Khandare, 59 tuổi, Trưởng khoa Vi sinh tại Đại học Khoa học Bajaj, Wardha, Maharashtra, đã giảng dạy hơn 35 năm. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2016.

Tiến sỹ Khandare cho biết tiêu chuẩn đạo đức ngày càng sa sút trong xã hội ngày nay đang ảnh hưởng nặng nề đến thế hệ trẻ. Bà tin tưởng rằng bằng cách tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn — quy tắc đạo đức của Pháp Luân Đại Pháp — các sinh viên sẽ trở thành “người tốt và có trách nhiệm về mọi phương diện” và sẽ cống hiến tốt cho cộng đồng của mình.

Bà nói: “Các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp rất hữu ích với tôi trong công việc. Khi tôi cố gắng thiện trong mọi việc tôi làm, sinh viên của tôi cũng cảm nhận được, và cảm thấy thoải mái khi tìm đến tôi để giải quyết các vấn đề liên quan đến học tập, gia đình hoặc cuộc sống nói chung. Những bài giảng sâu sắc nhưng đơn giản của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi kết nối với sinh viên của mình tốt hơn.”

Tiến sỹ Khandare cho biết bà cảm thấy đau lòng trước cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các giáo viên, giáo sư và sinh viên ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Bà nói: “Giáo viên đồng hành cùng phụ huynh giúp hình thành nhân cách tổng thể cho sinh viên. “Một đất nước mạnh và ổn định là nhờ những công dân tốt. Một quốc gia có thể tồn tại được bao lâu nếu không thể tôn trọng và bảo vệ những công dân tuân thủ pháp luật, giáo viên và thế hệ trẻ của mình? Cuộc bức hại của ĐCSTQ nhắm vào những học viên Pháp Luân Đại Pháp vô tội, thuộc nhiều thành phần xã hội, thực sự là điều đáng báo động cho tương lai của Trung Quốc.”

Pháp Luân Đại Pháp giúp mọi người phân biệt đúng sai

Eshita Chahande, 13 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi mới 4 tuổi. Em chia sẻ em rất biết ơn vì những lời dạy của Pháp môn tu luyện được trình bày trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã giúp em mở mang tư duy ở độ tuổi trẻ như vậy và trang bị cho em khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt.

“Chuyển Pháp Luân giảng về vũ trụ một cách chi tiết và ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc sống con người. Cuốn sách chỉ ra tất cả các nguyên lý về cách trở thành người tốt và đề cao bản thân thông qua tu luyện. Cháu cảm thấy tĩnh và yên bình sau khi đọc cuốn sách. Tâm trí và thân thể của cháu đã được tịnh hoá”, em nói.

c35586dd574d4765458a9b53bbf09b7b.jpg

Eshita Chahande

Eshita mơ ước được nối bước cha mình và làm việc trong ngành công nghệ thông tin, đồng thời nói rằng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp là “rất quan trọng đối với thế hệ trẻ vì chúng có thể khiến họ nhận thức được điều gì là đúng, là sai và tránh xa những điều xấu trong xã hội.”

Em nói thêm: “Những nguyên lý này đã giúp cháu tránh xa các thiết bị điện tử và dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập. Cháu không lo lắng trong các kỳ thi. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã giúp cháu cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.” Eshita cũng cho biết năm bài công pháp nhẹ nhàng của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp em tăng khả năng tập trung lâu hơn.

Em cho biết em không so sánh mình với người khác, cũng không kén chọn đồ ăn như hầu hết các bạn trẻ. Em thích giúp đỡ việc nhà, cố gắng nghe lời bố mẹ, và không cãi lại.

Em nói rằng bằng cách tự ước chế, câu thúc đạo đức đã hướng dẫn em nuôi dưỡng trái tim nhân ái và buông bỏ tâm tranh đấu. Bây giờ, em có thể giúp đỡ bạn của mình bất cứ khi nào họ cần mà không mong được đáp lại. Em cho biết việc tu Nhẫn đã giúp em biết tha thứ cho người khác và buông bỏ tâm oán hận.

“Em nói: “Nếu cháu không thành thật với chính mình thì cháu sẽ không thể tiến bộ được gì.”

Bác sỹ trẻ: Pháp Luân Đại Pháp có thể mang lại lợi ích cho xã hội hiện đại của chúng ta

Bác sỹ Giridhar, 30 tuổi, có bằng Thạc sỹ y khoa ngành dược lý và là bác sỹ nội trú cấp cao tại Bệnh viện Sion, Mumbai. Anh đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi học lớp 6. Vị bác sỹ trẻ cho biết môn tu luyện tự thân của Pháp Luân Đại Pháp có thể mang lại lợi ích cho thế giới của chúng ta, giúp mọi người từ bỏ chất gây nghiện và các loại nghiện ngập khác, cũng như các tác động xấu do nghiện như trầm cảm, lo lắng và ý định tự tử. Anh cho biết nhờ tuân theo các giá trị đạo đức của Pháp Luân Đại Pháp trong cuộc sống hàng ngày, anh đã “bình tĩnh, kiên nhẫn hơn và không còn lo lắng nữa.”

99c0222c06bef2582f17800e9737891e.jpg

Bác sỹ Giridhar từ Mumbai

Bác sỹ Giridhar nói: “Sau nhiều lần đọc Chuyển Pháp Luân và hiểu được những nguyên lý này, người ta sẽ trở nên sáng suốt và không có gì có thể ảnh hưởng đến họ. Dù gặp khó khăn đến đâu, họ cũng sẽ không nản lòng. Họ sẽ thấy những vấn đề dường như quá sức lại trở nên nhỏ bé và dễ đối mặt hơn. Chân-Thiện-Nhẫn là nguyên lý phổ quát chân chính được toàn nhân loại công nhận. Tôi biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí đã dạy chúng tôi những nguyên lý sâu sắc này và dẫn dắt chúng tôi tới con đường hướng tới thiện.”

Anh nói thêm rằng hầu hết các chuyên gia y tế Ấn Độ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ người sống ở Trung Quốc và “không biết gì về điều đó vì chưa có nhận thức rõ ràng.”

“Nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đang diễn ra ở Trung Quốc là một tội ác khủng khiếp. Hầu hết các bác sỹ sẽ không bao giờ muốn làm những việc như vậy, vì vậy điều này cho thấy các chuyên gia y tế Trung Quốc đang bị chính quyền ĐCSTQ tẩy não hoặc ép buộc đến mức nào. Tôi muốn nói với các bác sỹ ở Trung Quốc hãy ngừng tham gia và đừng để tội ác này tiếp diễn”, bác sỹ Giridhar nói.

Từ ốm yếu đến khỏe mạnh

Bà Sangeeta, 50 tuổi, gốc Pune, Ấn Độ, hiện sống ở Anh, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cách đây bốn năm. Bà từng là người ốm yếu do mắc chứng rối loạn tiêu hóa nặng và hoàn toàn phụ thuộc vào thuốc men. Trong khi đã thử nhiều phương pháp thay thế mà bệnh tật không thuyên giảm, bà tình cờ biết đến Pháp Luân Đại Pháp.

Bà Sangeeta cho biết: “Khi tôi tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, sức khỏe của tôi bắt đầu được cải thiện. Tôi tìm đến lời dạy của Sư phụ Lý Hồng Chí để được chỉ dẫn. Nhờ học Pháp, luyện công, và buông bỏ tâm sợ hãi, tôi đã hồi phục đáng kể. Yêu cầu tâm tính này là một hành trình phi thường để khám phá bản thân và chữa lành đối với tôi. Tôi đã dược trải nghiệm sự cải thiện đáng kể về sức khỏe tổng thể, điều này không chỉ giúp tôi lấy lại sức khỏe thể chất mà còn làm phong phú thêm đời sống tinh thần và tâm linh của tôi.”

7188585d21404f1862260ce6ab5bd89c.jpg

Bà Sangeeta cảm tạ Sư phụ Lý và chúc Sư phụ một Tết Cổ truyền vui vẻ

Bà nói rằng năm bài công pháp khoan thai, nhẹ nhàng, và những bài giảng sâu sắc của Pháp Luân Đại Pháp giúp bà tu luyện “bình an trong tâm, cân bằng, và bền bỉ.” Bà từng là một phụ nữ nóng tính và hay đổ lỗi cho người khác. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà đã học được cách thực sự hướng nội để có thể đề cao.

Bà Sangeeta nói: “Tôi từ chỗ thường xuyên tức giận, cáu kỉnh, trở thành một người có nội tâm an hòa. Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi. Tôi đã từng gầy gò, ốm yếu, nhưng giờ đây, tôi là một phụ nữ khỏe mạnh, không còn phụ thuộc vào thuốc men nữa. Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Sư phụ Lý vì đã dạy chúng tôi trí huệ sâu sắc của Pháp Luân Đại Pháp, điều này đã mang lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống của tôi, giúp tôi có được một cuộc sống khỏe mạnh và hài hòa hơn.”

Pháp Luân Đại Pháp đã cho tôi sức mạnh

Bà Bhavani, 65 tuổi, đến từ bang Kerala ven biển phía tây nam, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cách đây 12 năm. Bà biết ơn nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí, vì đã hướng dẫn bà trở thành một “người chính trực, tự tin và can đảm.”

Bà Bhavani cũng tham gia dịch Chuyển Pháp Luân sang ngôn ngữ mẹ đẻ của bà là Malayalam. Bà cho biết, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã khiến bà hiểu rằng “không có gì là không thể” và chỉ cần một người kiên nhẫn, có quyết tâm và ý chí mạnh mẽ, họ có thể vượt qua mọi trở ngại hoặc khủng hoảng trong cuộc sống. Bà nói sự mỹ hảo của Pháp Luân Đại Pháp là có thể giúp bất cứ ai đề cao đạo đức, tu luyện lòng từ bi và nhẫn nại thực sự.

407dc1c40a6dfe9801121b302106484d.jpg

Bà Bhavani

Bà nói: “Cuộc sống của tôi đã thay đổi hoàn toàn và trở nên tốt đẹp hơn khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi vốn là người khá dễ xúc động, thậm chí với cả những điều nhỏ nhặt. Tôi thấy buồn và đau khổ. Với sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã có thể có được can đảm và sự tự tin. Nhẫn giúp tôi bình tĩnh đối mặt với mọi nỗi buồn, nỗi đau, được mất, chia ly và tranh chấp xảy ra trong cuộc sống. Pháp Luân Đại Pháp thực sự có thể giúp mọi người thực hành ba nguyên lý này (Chân-Thiện-Nhẫn). Đây là sự mỹ hảo của môn tu luyện này.”

Con trai thứ hai của bà Bhavani đang theo học đại học ở Úc, đã qua đời do một cơn đau tim đột ngột vào ngày 4 tháng 10 năm 2021. Thi thể của anh đã được đưa về Ấn Độ. Bà nói rằng điều đó “thực sự rất đau lòng” và bà đã trải qua những giai đoạn đau buồn và đau đớn tột cùng, nhưng những lời dạy của Sư phụ Lý về nhân sinh, cái chết và sự luân hồi đã giúp bà vượt qua nỗi đau.

Bhavani nói: “Pháp Luân Đại Pháp đã cho tôi sức mạnh và sự nhẫn nại để vượt qua nỗi đau tột cùng.” “Việc tu luyện đã thực sự mang lại cho tôi rất nhiều lợi ích. Tôi hy vọng mọi người có thể hiểu được môn tu luyện cổ xưa này kỳ diệu và ôn hòa như thế nào để cố gắng trở nên Chân-Thiện-Nhẫn hơn.”

“Đạo đức là cốt lõi của cuộc sống”

Bà Manorama, 72 tuổi, đến từ Pune, Maharashtra, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở tuổi 65 bằng cách xem các video hướng dẫn luyện công trực tuyến. Bà từng mắc bệnh hen suyễn mãn tính, bệnh tim và cường giáp, những căn bệnh này đã được chữa khỏi sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Bà chia sẻ các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp bà vượt qua nỗi đau đớn và thống khổ vì bạo lực gia đình vì chồng bà thường xuyên đánh đập và ngược đãi bà. Bà nuôi tâm oán hận với ông. Nhưng từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, các bài giảng đạo đức đã giúp bà tha thứ cho chồng mình và sinh tâm thiện đối với ông. Mối quan hệ của họ giờ rất hài hòa và ít xảy ra xung đột hơn.

“Mặc dù chồng tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nhưng ông ấy vẫn ủng hộ tôi tu luyện. Bây giờ, khi chúng tôi tranh cãi, tôi có thể kiểm soát bản thân và không tranh cãi. Thay vào đó, tôi cố gắng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện”, bà nói.

Bà Manorama cảm tạ Sư phụ Lý, nói rằng Pháp Luân Đại Pháp đã cứu mạng bà và bà rất biết ơn vì có cơ hội được tu luyện Pháp môn tuyệt vời này.

“Đạo đức là bản chất của cuộc sống. Sư phụ Lý Hồng Chí đã dạy chúng ta đức tính Chân-Thiện-Nhẫn, đó là những đặc tính vũ trụ căn bản vốn có của mỗi chúng sinh. Những nguyên tắc đạo đức này có thể tạo ra sự hòa hợp giữa các chúng sinh và thiên nhiên. Tôi cố gắng sống nhân ái và thấu hiểu hơn với những người xung quanh. Tôi có thể cảm nhận được rằng vũ trụ bao la, vốn được kiến lập bằng lòng từ bi, đang trợ giúp tôi.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/9/472613.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/10/215063.html

Đăng ngày 14-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share