Nghiêm Cẩn sưu tầm

[MINH HUỆ 27–03–2012]

Hoàng đế Đường Thái Tông lấy nhân nghĩa làm gốc

Vào năm đầu thời Trinh Quán triều đại nhà Đường (618-917), tại Thanh Châu phát sinh sự kiện mưu phản hoàng đế, và các quan viên địa phương đã bắt giam nhiều người. Bên trong nhà lao chật cứng người. Không dễ dàng để xử lý tình huống này, và Hoàng đế Thái Tông đã phái Tiết Nhân Sư đi điều tra để xem xét kỹ hơn.

Ngay khi Tiết Nhân Sư đến nhà lao, ông đã ra lệnh cho cai ngục tháo hết còng của phạm nhân, và cung cấp cho họ đầy đủ thực phẩm và nước tắm rửa. Cuối cùng, chỉ một số ít phạm nhân bị xét xử bởi tội của họ.

Tôn Phục Già, một viên quan có quyền trong triều, đã hoài nghi kết luận của Tiết Nhân Sư, cho rằng ông minh oan cho quá nhiều phạm nhân. Tiết Nhân Sư biện hộ cho những việc làm của ông, “Tuân chiếu Hoàng thượng, xử lý tình tiết vụ án, chúng ta nên dựa trên sự nhân ái khoan dung mà phán xử. Làm sao tôi có thể xét xử theo lệnh của các thượng quan mà trị tội những người vô tội? Miễn là tôi chấp pháp công chính, cho dù tôi chọc giận hoàng thân quốc thích, và họ giết tôi, tôi sẽ không hề hối tiếc”.

Hoàng đế Thái Tông muốn tôn trọng ý kiến của Tôn Phục Già, nên ông đã phái người xem xét bản án của Tiết Nhân Sư. Tất cả chứng cứ cho thấy rằng các phạm nhân được sửa lại bản án sai thực sự vô tội. Sau khi đọc báo cáo, Hoàng đế Thái Tông càng thêm tín nhiệm Tiết Nhân Sư.

Cai trị nhân từ và trọng giáo hóa, xuất hiện Trinh Quán thịnh thế trong lịch sử Trung Quốc

Văn hóa Trung Quốc dựa trên các nguyên tắc của Nho giáo, Phật giáo, và Đạo giáo. Những tín ngưỡng và giáo huấn này đạt tới đỉnh cao trong triều đại nhà Đường. Nguyên tắc cốt lõi phổ biến của ba trường phái này là cải chính nhân tâm. Hiệu quả của những nguyên tắc này trong xã hội vượt xa hiệu quả của pháp luật và trật tự.

Hoàng đế Thái Tông thi hành nền chính trị nhân từ, và ông không cấm những quan điểm khác. Dưới sự cai trị của ông, luật pháp đơn giản và khoan dung, nhưng tác phong và uy tín của các quan lại thì nghiêm minh. Triều đại nhà Đường là thời kỳ hoàng kim nhất trong lịch sử Trung Quốc. Vào năm thứ tư thời Trinh Quán, chỉ có hai mươi chín phạm nhân bị xét xử. Đó là một thời kỳ khó khăn, khi mà Trung Quốc vừa mới kết thúc một cuộc chiến tranh đẫm máu, quốc khốn dân cùng. Bất chấp điều đó, xã hội vẫn có trật tự tốt, nhờ sự trọng giáo hóa của Hoàng đế. Mọi người học để ước thúc bản thân theo các nguyên tắc này. Đối mặt với thiên tai, mọi người cùng nhau chống thiên tai. Những năm sau đó, toàn quốc thịnh vượng trở lại. Trật tự xã hội được cải thiện, mọi người ra ngoài mà không cần khóa cửa, và không nhặt bất cứ thứ gì trên phố mà không phải của họ. Những năm cuối thời Trinh Quán, nếu mọi người quên mang thực phẩm trên đường đi, họ có thể ăn ở nhà người lạ. Đây là một thời kỳ mà con người trong hàng nghìn năm phải ghen tỵ. Các nhà viết sử gọi thời của Hoàng đế Thái Tông là Trinh Quán thịnh trị.

Đường Thái Tông cải cách cực hình

Ngay từ đầu, Hoàng đế Thái Tông đã chú trọng cải cách cực hình. Theo sách sử triều Tống “Tư trị thông giám”, “Hoàng đế lệnh cho Lại bộ thượng thư Trưởng Tôn Vô Kỵ, và các quan chức khác cùng các học sĩ và các pháp quan giảm nhẹ hình luật. Họ bãi bỏ năm mươi hình phạt ‘treo cổ’. Họ đề xuất thay mức án tử hình thông thường bằng ‘cắt một ngón chân cái bên phải’. Nhưng Hoàng đế vẫn cảm thấy quá tà ác và bảo họ, ‘Hình phạt làm tổn hại thân thể đã lỗi thời từ lâu rồi. Các khanh nên tìm một số biện pháp thay thế’. Cuối cùng, tướng quân Bùi Hoằng Hiến thỉnh cầu thay đổi các mức án lao động khổ sai, xa nhà 15.000 km trong ba năm. Hoàng đế đã phê chuẩn”.

Sau này, Hoàng đế phát hiện ra một viên quan trong hồ sơ cá nhân đã làm sai lệch dòng dõi gia đình. Ông lệnh cho họ tiến lên phía trước để thú nhận. Trong quá khứ, bất kỳ ai bị phát hiện gian lận như vậy sẽ bị kết án tử hình. Hoàng đế vô cùng giận giữ, và ông hạ lệnh người đó phải chết.

Đới Trụ trong bản tấu của mình đã phản đối, “Theo như luật mới của chúng ta, người này phải sống lưu vong”. Hoàng đế không hài lòng, “Nếu khanh tuân thủ pháp luật, ta sẽ không còn tín nhiệm khanh nữa!” Đới Trụ nói, “Lệnh của bệ hạ vừa đưa ra là do sự phẫn nộ nhất thời của bệ hạ. Nhưng pháp luật là nền tảng của nước nhà để lấy được sự tín nhiệm của nhân dân. Sự uy nghiêm của bệ hạ đã bị xúc phạm bởi sự gian lận, nên bệ hạ đã ra lệnh giết người đó. Nhưng chúng thần thấy điều này không hợp lý, đặc biệt khi luật mới vừa mới được ban hành. Chúng thần đều nên tuân thủ luật pháp. Thần gọi điều này là ‘nhẫn cái giận nhỏ để giữ tín nhiệm lớn”. Hoàng đế rất ấn tượng và nói, “Giờ có một người chấp pháp như khanh thì ta còn phải lo lắng gì đây?

Đới Trụ thẳng thắn và nhất quán trong công việc. Ông không sợ phạm thượng để hộ pháp. Còn hoàng đế đã lắng nghe ông. Vì vậy vào thời kỳ đó, hầu như không có sự bất công.

Hoàng đế Thái Tông lấy nhân nghĩa làm căn bản, và ông có thể vượt qua những cảm xúc cá nhân của mình và tôn trọng luật pháp. Từ điểm này có thể chứng minh rằng Hoàng đế Thái Tông là một hoàng đế đại từ bi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/3/27/文史漫谈-唐太宗以仁为本-254788.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/8/132604.html#.T4TyNlGO2Gh

Đăng ngày: 16– 4– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share