Bài của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-08-2011] Khổng Tử đọc sách Dịch (còn gọi là Chu Dịch, Dịch Kinh và được dịch là Kinh Dịch). Ông đã cảm thán thở dài khi đọc chương về xử lý các dự đoán về những quẻ may rủi.

Tử Hạ, một học trò của ông, thấy ông thở dài, bèn đến gần và hỏi, “Lão Sư, sao người lại thở dài?

Khổng Tử trả lời: “Ta đã ngộ được rất nhiều từ Dịch. Nó nhắc ta rằng người yếu nên phải tự tin hơn và những kẻ cuồng ngạo nên nhận ra thái độ của họ. Đó là tại sao ta đã cảm thán thở dài.

Tử Hạ hỏi, “Họ có thể biết được cách đề cao qua học tập không?” Khổng Tử trả lời, “Không. Thiên Đạo không cho phép cứ mãi gặt hái thành công.”

Những lời của Khổng Tử có hàm ý rằng sự thành công chỉ là phù du. Nếu người ta học chăm chỉ và với một thái độ khiêm nhường, họ dường như muốn học nữa. Nhưng nếu họ không khiêm nhường trong việc tìm kiếm tri thức, không có lượng tri thức nào có lợi cho họ.

Khổng Tử tiếp tục, “Khi Hoàng đế Đường Nghiêu được thăng làm Thiên tử, ông ấy đã đối xử với những người khác với sự tôn trọng và khiêm nhường, đồng thời nghiêm khắc với bản thân. Quốc gia của ông hưng thịnh và thành tựu của ông vẫn còn được biết đến cho đến ngày nay. Côn Ngô (Hoàng đế nhà Hạ) đã tự coi bản thân mình là không bao giờ sai. Khi ông ta đạt địa vị tối cao, ông ta lại càng tham lam hơn, và ông ta đã sớm bị phế truất. Mọi thứ đều theo quy luật. Khi Mặt Trời sáng chói vào lúc trưa, cũng là lúc nó bắt đầu suy giảm. Khi Mặt Trăng tròn, nó chuẩn bị bắt đầu khuyết. Một vị vua không nên kiêu ngạo. Khi có ba người trong một chiếc xe, ông ta nên bước ra và để những người khác đi. Nếu có hai người, ông ta nên lịch sự và tôn trọng người kia. Ông ta cần phải sẵn lòng điều chỉnh thái độ của mình cho phù hợp với hoàn cảnh, và chỉ có như thế ông ta mới là một vị vua trường cửu.

Tử Hạ đã lắng nghe bài giảng của Khổng Tử một cách chăm chú rồi nói, “Hay quá! Con sẽ ghi nhớ những điều sư phụ dạy cho con suốt đời.

Suy nghĩ của tác giả:

Khổng Tử lĩnh ngộ được những lời quý báu trong Kinh Dịch và ông đã hiểu được sự khiêm cung và nhún nhường là những đức tính tốt.

Sau cùng, Khổng Tử nói, “Thiên Đạo giảng thành công không vĩnh cửu.” Ông đã tin tưởng rằng chỉ những người khiêm cung và nhún nhường có thể thành công lâu dài, nhưng ngay cả sau đó thì không có ai thành công mãi.

Là những người tu luyện, bất kể chúng ta dù có tu luyện tốt tới đâu, chúng ta không nên coi chính bản thân mình là xuất chúng, mà phải luôn kính trọng Sư phụ và Pháp.

Tham khảo từ “Thuyết Uyển” của Lưu Hướng đời Hán.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/4/-神传文化-圣贤们是怎样学习的 -244846.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/18/128836.html
Đăng ngày 27-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share