Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 16-09-2023] Về vấn đề phối hợp chỉnh thể trong hạng mục, trước đây nhận thức của tôi chỉ dừng lại ở chỗ “Sư phụ an bài khác nhau, phân công công việc có chỗ khác nhau”, thế nên nhận thức còn nông cạn, tuy có lý tính nhưng vẫn chưa đủ. Kinh văn mới của Sư phụ “Tránh xa hiểm ác” đã chỉ rõ thiên cơ:

“Đó là chúng sinh thời mạt hậu cứu nhau.”

Điều này cho tôi nhận thức thanh tỉnh hơn về mối liên hệ của mình với các đồng tu cũng như giữa mình với chúng sinh. Ở đây, cá nhân tôi chỉ muốn đàm luận một chút nhận thức nông cạn về góc độ “cùng cứu nhau”.

1. “Cùng cứu nhau” thể hiện trong các đồng tu

Vì chúng ta chưa làm được như Sư phụ giảng “[như] hoa nở khắp nơi” (Hãy vứt bỏ tâm con người, và hãy cứu độ thế nhân, Tinh Tấn Yếu Chỉ 3), trước mắt xem ra, trong các quá trình xúc tiến các hạng mục, một người không thể nào làm hết tất cả mọi việc, về cơ bản, đều chỉ là làm một hạng mục hoặc đa số là kiêm mấy hạng mục. Có đồng tu phụ trách điểm làm tài liệu, có người chuyên phụ trách các hạng mục giảng chân tướng, cũng có người tiến hành đan xem nhiều hạng mục. Đương nhiên, không thể thiếu những đồng tu chuyên phụ trách việc giảng chân tướng. Cho dù là làm công việc ở phương diện nào, đều không thể không phối hợp, đều có thể thể hiện ra giá trị của sự đồng lòng, giá trị này cũng chính là “cùng cứu nhau”, nói trắng ra, trong những người họ cứu có người của bạn, trong những người bạn cứu cũng có người của họ. Đứng ở góc độ chỉnh thể mà nhìn nhận, thật sự có thể triển hiện uy lực “tụ chi thành hình, hóa chi vi lạp” của Đại Pháp (Giảng Pháp vào Tết Nguyên tiêu năm 2003). Thành hình là ở đâu có bạn thì sẽ có tôi, hóa lạp là từ một chỉnh thể mà phân tán đi các nơi, nào có phân ra cao thấp bao nhiêu.

2. “Cùng cứu nhau” thể hiện trong chúng sinh

Bất luận là chúng sinh mà bạn hay người khác “cứu độ”, vào lúc chúng sinh ấy được đắc cứu, thì chúng sinh cũng vào đúng thời khắc được cứu ấy mà thành tựu bạn, cũng đang làm phong phú thế giới của bạn. Sư phụ giảng:

“Phật là không giảng ‘nghèo’, mà là ‘phú’, sinh mệnh chính là ‘tài phú’, như thế mới có thể khiến thế giới chư vị phồn vinh. Đó đều là tài phú, mỗi sinh mệnh đều là tài phú.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp các nơi XI)

Ai cũng không muốn khi mình trở về lại là một “Quang can tư lệnh” (chỉ có mỗi mình mình để chỉ huy), thế giới trống không không một bóng người. Vậy thì xin hãy trân quý tất cả những người hữu duyên bên cạnh mình, bởi vì họ cũng là đến vì Pháp, cũng là đang thành tựu chúng ta. Chẳng hạn như khi chúng ta bị tà ác bức hại thì người nhà cũng phải chịu đựng, rồi người nhà gánh một phần nghiệp lực cho chúng ta, còn có những người hữu duyên khác như hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp, bạn học, có người mà ta biết và không biết, người đến đòi nợ và đến trả nợ cũng đều đang thành tựu chúng ta, nơi phàm trần thế tục này đã trở thành “đạo tràng” để thành tựu người tu luyện rồi.

3. “Cùng cứu nhau” cần phải là phóng hạ nhân tâm, nhân niệm, nhân tình

Mấy năm nay, tôi phụ trách về kỹ thuật, thường hay tu người khác. Tôi phát hiện ra rất nhiều nhân tâm như tâm đố kỵ, tâm oán hận, coi thường người khác, tâm vị tư, tâm bất bình, tự cao tự đại, cò kè mặc cả. Nhất là khi tôi sửa máy để kịp học Pháp cùng đồng tu, hay có câu cửa miệng là: Thấy các bạn học Pháp, tôi nhìn mà thèm, các bạn muốn cùng nhau học là cùng nhau học được, muốn học bao nhiêu thì học bấy nhiêu, muốn học lúc nào thì học lúc ấy. Thực ra, lời muốn nói chính là: Tôi thì không được như thế. Ý tứ là các bạn được học Pháp, còn tôi phải sửa máy, trên miệng dường như không có câu nào là oán hận, nhưng thật ra là thứ biến tướng, cho rằng mình phải phó xuất nhiều, tâm thấy bất công, tính toán được mất, chính là tâm oán hận ẩn tàng rất sâu, loại tâm oán hận này đã kéo dài rất nhiều năm rồi.

Cho đến khi đọc kinh văn mới của Sư phụ, tôi mới sáng tỏ thông suốt, lập tức thư thái.

Một chút nhận thức nông cạn của tôi, có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/16/465359.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/19/211393.html

Đăng ngày 30-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share