Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm’qua Internet’lần thứ VIII  dành cho các học viên tại Trung quốc

Bởi một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long giang

[MINH HUỆ 19-11-2012] Kính chào Sư phụ!  Kính chào các bạn đồng tu!

1. Giảng rõ sự thật cho các học sinh của tôi

Sư phụ dạy chúng ta rằng:
“Học Pháp đắc Pháp,
Tỉ học tỉ tu,
Sự sự đối chiếu,
Tố đáo thị tu.”
(“Thực tu” trong Hồng Ngâm)

Tôi luôn luôn tu luyện khi tôi dạy học trò:  Tôi giảng bài bằng giọng trầm ấm, và tôi đối xử từng học sinh với lòng từ bi.  Có một ngày, trong khi làm bài tập trong lớp, tôi in không đủ giấy bài tập, tôi đi đến những phòng học khác để tìm thêm một tờ bài tập cho một học sinh, vốn không bao giờ quan tâm đến việc học.  Vì thấy tôi rất chân thành lo lắng cho em, em rất cảm động đến ứa nước mắt và nói “Cô rất là tốt!”  Tôi không bao giờ dùng lời lẽ trách mắng với học sinh của tôi, kể cả với những em bướng bỉnh hay phá phách; ngược lại tôi giải thích tại sao thái độ của chúng không thích đáng và cố gắng khuyên nhủ các em sửa đổi và chăm chỉ học hành.  Trường học chúng tôi có một quy định là, trong giờ học, học sinh thay phiên nhau lau bảng.  Tuy nhiên, tôi không bao giờ chỉ trích những học sinh không lau bảng.  Ngược lại, tôi tự mình lau bảng.  Tôi thường tự nhặt những viên phấn bị rơi rớt trên sàn, và tôi mua pin cho đồng hồ trong phòng học khi nó bị hết bin.  Tôi dành thời giờ rãnh rỗi để dạy bù cho những học sinh bị vắng mặt, và tôi không bao giờ nhận quà từ học sinh.

Có một lần tôi bị đau cổ họng và không nói được.  Những học sinh từ hai lớp mà tôi dạy đến để thăm tôi và mang cho tôi vài thứ trái cây.  Có nhiều học sinh trong một lớp tự nguyện gom góp được 400 tệ cho tôi, nhưng tôi nói với các em rằng tôi không thể nhận tiền.  Sau khi giải thích tại sao tôi không thể nhận, các em rất tôn trọng và ủng hộ quyết định của tôi.

Tôi có thể vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn mà một đệ tử Đại Pháp cần phải làm vì nhiều năm qua tôi đã kiên trì học Pháp và dùng mọi hoàn cảnh khó khăn để hướng nội mà tìm và trừ dứt những chấp trước của tôi.  Những lời nói và cử chỉ từ bi của tôi làm các học sinh xúc động, và vì thế khi tôi nói họ sự thật về Pháp Luân Công và về việc ly khai khỏi Đảng Cộng sản Trung quốc và các cơ quan liên đới của nó, các em rất hào hứng lắng nghe tôi.  Rất nhiều học sinh thường thật tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo; Chân-Thiện-Nhẫn hảo”.  Rất nhiều lần, những học sinh này thường gặp được phúc báo vì có tâm niệm và thái độ tốt.

2. Giảng rõ sự thật cho những học sinh khi tôi dạy thế

Tôi cũng dạy thế hai lần cho các thầy cô giáo khác trong những năm qua.  Sau khi dạy các học sinh của tôi, tôi cũng dạy cho hai lớp khác.  Vì thế, tôi đã dạy bảy đến tám lớp một ngày.  Tôi đối xử học sinh của các thầy cô khác cũng như học sinh của tôi.  Bất cứ khi nào tâm  ích kỷ, lười biếng hay khoe khoang người thường  nổi lên, tôi trừ dứt những ý niệm đó ngay lập tức.  Sau một tháng, tôi nói với các học sinh  lý do mà tôi có thể đảm đương nổi công việc nặng nề đó, như là sẵn sàng làm việc rất chăm chỉ, và đủ sức lực và có được tình trạng thể lực tốt; tất cả những lợi ích đó có được là nhờ tu luyện Pháp Luân Công.  Tôi cũng bỏ ra toàn bộ giờ học để giảng rõ sự thật và giải thích việc chế độ bôi nhọ và bức hại các đệ tử bất công như thế nào, hơn một nửa số học sinh đã ứa nước mắt.

Mới đây, tôi dạy thế cho một lớp có hơn 80 học sinh trong vòng bảy ngày.  Vào ngày cuối cùng,  giáo viên của lớp trở lại và ở lại ngay trong lớp.  Khoảng bảy đến tám phút trước khi giờ học kết thúc, tôi không thể quyết định tôi có nên bắt đầu nói với họ sự thật về Pháp Luân Công hay không.  Ngay lúc đó, tôi nhớ những lời trong đầu của tôi khi tôi phát chánh niệm sáng hôm đó.  “Có thế duy ngã độc tôn”, và tôi giác ngộ rằng Sư phụ đang điềm hóa cho tôi nên giữ vững chánh niệm để nói cho các học sinh sự thật.  Vì thế tôi nói với các học sinh, “Lớp học của các em có nhiều học sinh có phẩm chất tốt với đức tính đạo đức tốt.  Các em là hy vọng trường của chúng ta.  Thầy cô các em đã đóng góp được gì cho điều đó?  Tôi cho các em một ví dụ.  Vì cô các em phải nghỉ bảy ngày, các em sẽ bị lỡ một tuần học.  Cô giáo các em có gởi vài yêu cầu đến ban giám hiệu để tìm thầy cô khác dạy thế cho cô.  Ngày nay, có ai muốn làm dạy thêm cả buổi cho người khác mà không được trả lương?  Dạy các em, cô phải làm thêm nhiều việc cộng với khối lượng công việc nặng nề mà cô đã có.  Các em có lẽ đã thấy trong bảy ngày vừa qua rằng cô cố hết sức để dạy các em, và cô cũng không xem các em là học sinh khác bởi vì các em không phải là học sinh lớp của cô phụ trách.  Một số thầy cô giáo hỏi riêng cô tại sao làm vậy, vì cô đã phải dạy sáu giờ học mỗi ngày, có phải cô đã đồng ý dạy thế lớp các em không?  Không có ai chấp nhận lời yêu cầu đó.  Cô cũng biết rất rõ là rất mệt nếu dạy bảy giờ mỗi ngày.  Chỉ vì có một người dạy cô rằng bất cứ ở đâu, cô cũng phải là một người tốt.  Đó chính là lý do tại sao cô đồng ý dạy các em.  Bởi vì cô đồng ý nhận thêm công việc này, trong bảy ngày qua, các em đã không bị lỡ buổi học nào.  Các em có nghĩ rằng các em phải biết ơn người mà đã dạy cô điều này không?”  Cả lớp đều gật đầu.  Tôi nói với các học sinh một cách rõ ràng. “Người đó là ông Lý Hồng Chí.  Các em có lẽ còn nhớ vụ “tự thiêu” tại Công trường Thiên an môn và những điều mạ lỵ khác và các em đã nghe Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) nói về Pháp Luân Công.  Trên thực tế, những điều đó đều là giả dối, và chúng cũng là đồ giả như thuốc lá giả, rượu giả, và thức ăn trẻ em giả đang đầu độc người Trung quốc.  Ngược lại, học viên Pháp Luân Công rất thật thà, không ích kỷ, và những người thiện tâm.  Cô hy vọng rằng các em sẽ sống theo Chân-Thiện-Nhẫn trong tương lai để làm người tốt.”  Sau khi tôi nói xong, rất ngạc nhiên, giáo viên của lớp cũng đồng ý với tôi và nói những lời tốt về tôi.  Hoàn toàn không mong đợi, những lời nói và việc làm của tôi đã giúp cho các học sinh được trải nghiệm vẻ đẹp tuyệt vời của Chân-Thiện-Nhẫn, và người  giáo viên cũng biết được sự thật.

3. Giảng rõ sự thật cho học sinh trong lớp mùa hè

Một cựu đồng nghiệp của tôi nhiều lần đề nghị tôi dạy các lớp mùa hè vào mùa hè năm 2007.  Trước đó tôi đã dự định nghỉ hè tôi sẽ dùng thời gian để học Pháp và giảng rõ sự thật, vì thế tôi từ chối cơ hội kiếm thêm tiền.  Tuy nhiên, người đồng nghiệp của tôi cứ nài nỉ, nên tôi nghĩ có lẽ đây là sự sắp đặt của Sư phụ, và vì thế tôi nhận công việc.  Tôi xin Sư phụ giúp đỡ tôi. Học sinh lớp hè đến từ nhiều vùng khác nhau.  Có chừng 20 học sinh trong mỗi lớp của ba lớp tôi dạy, và tôi dạy trong bốn tiếng rưỡi đồng hồ mỗi ngày.  Trong hơn ba tuần, tôi đạp xe đạp đi dạy dưới trời nắng chang chang, và vì thế tôi cũng trừ dứt được nhiều chấp trước.  Bởi vì tôi biết Sư phụ an bài cho tôi có cơ hội này để tôi có thể cứu độ nhiều người, tôi không bao giờ nghĩ đến tôi sẽ được trả bao nhiêu tiền.  Vào ngày cuối cùng, tôi trả lại số tiền mà tôi nhận từ các học sinh (chừng 23 tệ cho mỗi em) và nói với các học sinh tại sao tôi cảm thấy tôi không nên nhận tiền vì đã dạy các em trong muà hè và tại sao tôi trả tiền lại.  Tất cả học sinh đều ngạc nhiên.  Các em ngồi rất im lặng lắng nghe khi tôi nói chuyện với các em về cuộc bức hại trong hơn một tiếng đồng hồ, và các tất cả các em đều đồng ý nên làm Tam thoái.  Sư phụ đã an bài cho tôi cơ hội này để tôi giảng rõ sự thật rất rộng rãi cho chúng sinh mà nếu không có mặt ở đây tôi sẽ không gặp được.  Đó là như Sư phụ đã nói,

“Chư vị chỉ cần xuất phát từ nguyện vọng chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, thì những việc chư vị làm tôi đều sẽ khẳng định; dẫu là Pháp thân của tôi hay là chư Thần, chư vị chỉ cần thực hiện, thì sẽ đưa việc làm của chư vị mở rộng thành vĩ đại hơn, xuất sắc hơn, sẽ hiệp trợ chư vị.”(“Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008”)

Sau đó, một số học sinh gởi tiền cho người cựu đồng nghiệp của tôi, người mà sau đó đưa tiền lại cho tôi chừng một tháng sau đó.  Đó cũng giống như Sư phụ nói, “cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.”   Khi tôi kể với chồng tôi những gì đã xảy ra, tôi hỏi anh liệu tôi có thể dùng số tiền trả lại đó để in thêm tài liệu Pháp Luân Công không.  Cảm động vì lòng vô vị kỷ của tôi, chồng tôi hiểu được và đồng ý.                                                                                         

4.  Đặt mua đồ dạy học – giảng rõ sự thật

Thường thường là các thầy cô giáo giữ lại tiền hoa hồng sau khi họ đặt mua vật dụng và sách dạy học từ các công ty.  Tuy nhiên, tôi dùng tiền hoa hồng mà tôi có trong việc đặt mua vật dụng và sách để in ấn tài liệu giảng rõ sự thật.  Tôi cũng thường dùng tiền đó để mua bút chì và vở cho các học sinh của tôi.  Vì tôi lo ngại rằng các học sinh và đồng nghiệp của tôi sẽ không hiểu tại sao tôi mua nhiều thứ cho học sinh thay vì lấy tiền bỏ túi, tôi không nói lý do thật sự cho họ. Tuy nhiên, sau khi thảo luận với các học viên khác, tuy nhiên, tôi hiểu rằng  việc giải thích cho các học sinh tại sao tôi làm vậy là rất quan trọng, và tôi cần phải xả bỏ tâm lo sợ là các đồng nghiệp của tôi sẽ hiểu lầm và chỉ trích tôi.  Đệ tử Đại Pháp chỉ cần cố gắng tự chánh hành và nhờ thái độ ngay thẳng của chúng ta thì tự nhiên chúng ta sẽ chính lại con người và sự vật chung quanh vốn có thể đã sai lạc.  Sau khi phát những quyển vở tao nhã mà tôi đã mua cho các học sinh của tôi, một vài em hỏi tại sao tôi cho chúng vở, và các em khác hỏi chúng phải trả tôi bao nhiêu (nếu đắt quá, các em sẽ không mua nổi).  Tôi nói với các em rằng, vì tôi giúp đặt mua vật dụng dạy học và sách, tôi có được chút tiền hoa hồng, mà tôi đã dùng để mua các quyển vở đó.  Bằng cách này tôi đã trả tiền lại cho các em.  Với vẻ ngạc nhiên và thích thú, các em cám ơn tôi.  Tôi tận dụng cơ hội này nói với các em.  “Ngày nay mọi ngành nghề đều có những loại như ‘luật bất thành văn’.  Ví dụ như, giá thuốc men tại Trung quốc tăng vọt vì các bác sĩ nhận được tiền hoa hồng hay tiền lời nếu họ kê đơn thuốc.  Sách vở mà chúng ta đặt mua giá 40 đồng tại các tiệm sách.  Nhưng nếu chúng ta mua số lượng nhiều, thì chỉ tốn 35 đồng, và nếu chúng ta mua số nhiều hơn nữa, mỗi quyển sách chỉ giá chừng 30 đồng.  Bây giờ, các em nghĩ rằng giá rất rẻ, nhưng vẫn có tiền hoa hồng cộng vào giá sách.  Vì thế, cô trả lại tiền này cho các em, và cô sẽ không bao giờ tùy tiện đặt mua thêm các loại sách khác cho các em, vì cô hết sức cố gắng để thành một người thiện lương và thật thà và cô muốn nghĩ đến người khác trước.  Cô đã nhận được rất nhiều điều bổ ích từ quyền sách Chuyển Pháp Luân, vốn dạy con người ta trở thành tốt hơn và giải thích tại sao chúng ta nên hết sức cố gắng trở thành người tốt.  Cô cũng làm như những gì tác giả cuốn sách nói.  Lúc trước, có em cám ơn cô.  Tuy nhiên, các em không nên cám ơn cô, mà hãy cám ơn vị Sư phụ của cô, người đã viết quyền sách đó”.  Sau đó, tôi cũng nói với các em về sự tuyệt vời của Đại Pháp.

Trong vài năm ngắn, tôi chuyển từ việc sợ sệt và không thể nói cho ai nghe sự thật về Pháp Luân Công, sang việc có can đảm nói một cách công khai, từ việc quá sợ sệt và không thể nói trôi chảy vì sợ hãi vào lúc đầu sang việc có thể giảng rõ sự thật một cách điềm tĩnh, tự nhiên cho mọi người.  Tôi cũng chịu đựng được những khổ nạn khôn cùng để trừ dứt những chấp trước của tôi.  Hồi tưởng lại, khi tôi nhìn lại con đường tu luyện của tôi, tôi có thể thấy rằng từng bước của toàn bộ quá trình tu luyện là được Sư phụ an bài một cách từ bi để tôi dứt bỏ  tâm người thường ích kỷ của tôi và đồng hóa với Đại Pháp.  Tôi đã giác ngộ được rằng  việc giảng rõ sự thật cho học sinh của tôi thật ra không khó khăn chút nào nếu tôi học Pháp tốt và nghiêm khắc làm theo Pháp.

Tôi cũng muốn nói rằng mỗi khi tôi giảng rõ sự thật cho học sinh tôi, các đồng tu  tại địa phương của tôi cũng luôn luôn giúp đỡ tôi bằng cách phát chánh niệm.  Điều này chứng minh rằng việc hợp tác tốt như một chỉnh thể sẽ giúp chúng ta đạt kết quả tốt.  Xin làm ơn chỉ rõ những điều chưa thích hợp.

Tạ ơn Sư phụ! Cám ơn các bạn đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/19/明慧法会–用言传身教讲真相-249098.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/10/130011.html

Đăng ngày: 23– 2– 2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share