Bài viết của một đệ tử Đại Pháp Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 21-08-2021] Mỗi lần về nhà, tôi đều muốn hỏi mẹ là các tiểu đồng tu nhà chú và dì ở cùng chúng tôi hồi tôi còn nhỏ thế nào rồi? Tôi nhớ họ rất nhiều. Khi nghe tin họ có người không tu nữa, tôi rất ngạc nhiên và tiếc nuối. Gần đây, khi xem bộ phim do đệ tử Đại Pháp làm, tôi nảy ra ý tưởng viết bài này. Các đồng tu bố mẹ đều biết rằng họ có ảnh hưởng rất lớn đối với con cái, nhưng cụ thể ảnh hưởng thế nào, con trẻ tiếp thu được những gì, vấn đề này thường tương đối mơ hồ. Từng là một tiểu đồng tu, tôi muốn chia sẻ những mẩu chuyện và trải nghiệm về việc đồng tu mẹ tôi đã dẫn dắt tôi như thế nào trên con đường tu luyện này.
1. Thời thơ ấu—Mẹ hỏi tôi: Con có thực sự muốn tu luyện không?
Mẹ tôi đắc Pháp vào năm 1997, năm đó, tôi là một cô bé 9 tuổi.
Tôi từ nhỏ đã gần gũi, thân thiết với mẹ, mẹ thích nói chuyện với tôi, làm gì cũng dắt tôi theo. Mẹ tôi là giáo viên, trước khi đắc Pháp, mẹ thích đọc sách báo, tôi ngồi cạnh mẹ, mẹ vừa đọc vừa kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ triết lý bằng ngôn ngữ mà tôi có thể hiểu được và dạy tôi những đạo lý làm người. Sau khi đắc Pháp, mẹ lại kể cho tôi những câu chuyện tu luyện, đọc Pháp cho tôi nghe, và giải thích cho tôi những đạo lý trong Pháp bằng ngôn ngữ mà tôi có thể hiểu được, rồi cả những thể hội trong tu luyện Đại Pháp của mẹ.
Tôi nhớ như in một đêm, mẹ đọc Pháp cho tôi nghe:
“Chư vị hàng trăm năm mà chẳng được thân người; [có khi] hơn nghìn năm mới được thân người; được thân người rồi cũng chẳng biết quý tiếc. Nếu chư vị thác sinh thành một tảng đá thì vạn năm không ra được; tảng đá ấy nếu chẳng tan nát, chẳng phong hoá, thì chư vị vĩnh viễn chẳng ra được; được thân người nào có dễ chi! Nếu mà thật sự được Đại Pháp, cá nhân ấy quả là quá may mắn. ‘Nhân thân nan đắc’; đó chính là đạo lý.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Nếu nói tu thành thì trở thành Phật, Đạo, Thần. Tôi hỏi mẹ: “Thế tu không thành thì sao?” Mẹ bảo tôi: “Nếu tu không thành thì sẽ đến các tầng thứ khác nhau làm Thiên nhân và có thể hưởng phúc 300 năm hoặc 500 năm…” Tôi nghe mà cảm thấy thật tuyệt! Tôi nói với mẹ: “Con cũng muốn tu luyện.” Mẹ hỏi tôi: “Con có thực sự muốn tu luyện không?” Tôi nói: “Con muốn tu luyện.”
Hồi còn nhỏ, tôi bị sốt hai lần, mẹ hỏi tôi: “Người tu luyện không uống thuốc, người thường thì phải uống thuốc, con có uống thuốc không?” Tôi nói: “Con không uống.” Đêm đó, tôi sốt cao nên mẹ ngủ với tôi, hôm sau về cơ bản, tôi đã hạ sốt, chỉ là đầu hơi khó chịu chút. Mẹ hỏi tôi: “Con thấy khó chịu thế nào?” Tôi nói: “Giống như đám cháy lớn vừa tàn vậy, mọi thứ hoang tàn, chẳng dễ chịu chút nào. Lớn lên, ngoại trừ mấy lần bị cảm mạo phát sốt ra, tôi lúc nào cũng khỏe mạnh.
Sau khi tôi nói tôi muốn tu luyện, mỗi lần đến nhóm học Pháp, mẹ đều đưa tôi đi, tôi được cùng các cô chú đồng tu ở địa phương xem video Sư phụ giảng Pháp và đọc sách Đại Pháp Pháp. Hồi đó, tôi đã biết rất nhiều chữ nên cùng mọi người đọc mỗi người một đoạn, mỗi lần đến lượt mình đọc, tôi rất trân quý, chữ nào tôi không biết, mọi người đều kiên nhẫn bảo tôi.
Hồi ấy, chúng tôi ở tòa nhà gia đình ở đơn vị của mẹ tôi, rất gần đơn vị của mẹ. Sân chơi phía sau đơn vị rất rộng, đến tối, mọi người chiếu video giảng Pháp của Sư phụ ở đó, rất nhiều người ngồi dưới đất nghe, phải đến mấy chục người. Một hôm, sau bữa tối, mẹ đưa tôi đi nghe giảng Pháp, thấy nhiều bạn bè đang chơi ở sân chơi phía trước, tôi bèn thả tay mẹ ra và chạy đi chơi. Ngờ đâu, tôi bị ngã mạnh lúc chơi đùa, hai đầu gối đều chảy máu. Mẹ nghe Pháp xong đến tìm tôi, tôi khóc và nói: “Mẹ ơi, lẽ ra con nên xem Sư phụ giảng Pháp cùng mẹ, không nên chơi ở đây.”
Thuở nhỏ, tôi còn mơ thấy mình được thông đại chu thiên, tôi đang chạy trên sân chơi ấy thì bay lên không trung, cao hơn cả cột bóng rổ bên cạnh. Lớn lên, khi học phần giảng Pháp về đại chu thiên, tôi mới biết rằng lúc đó, Sư phụ đã thông đại chu thiên cho tôi.
Khi tôi học tiểu học năm lớp 4 thì cuộc bức hại bắt đầu, mẹ vì kiên định tu luyện mà bị bức hại.
2. Thời thanh thiếu niên và trưởng thành –– Mẹ nói: “Mẹ có trách nhiệm với con”
Trong kỳ nghỉ hè sau khi tôi học xong năm đầu trung học cơ sở, mẹ tôi được về nhà. Về nhà được một thời gian, mẹ lại tu luyện trở lại, tuy nhiên, trạng thái tu luyện của mẹ và mức độ xem trọng đối với việc tu luyện của tôi có chút giải đãi. Một hôm, vào giờ nghỉ giải lao, lúc tôi huơ tay thì bị một mảnh gỗ nhỏ đâm vào đầu ngón tay út, sâu đến tận nửa móng tay. Thầy giáo chỉ nhìn thôi cũng thấy đau, nói rằng mười ngón tay kết nối với trái tim. Thầy giáo liền lập tức gọi bố tôi đưa tôi đến bệnh viện. Tôi lại không thấy đau lắm, sau khi làm sạch móng tay cho tôi, bác sỹ bảo bố tôi rằng tôi cần tiêm phòng uốn ván, nếu không sẽ bị nhiễm trùng. Tôi nghĩ ngay rằng mình là người tu luyện nên không thể tiêm thuốc, và kiên trì đợi mẹ đến.
Lúc mẹ đến, tôi ôm mẹ, thì thầm: “Con là người tu luyện, con không thể tiêm thuốc.” Mẹ do dự, có lẽ tôi đã lâu không cùng mẹ học Pháp tốt, mẹ không chắc là Sư phụ còn quản tôi nữa không, cuối cùng mẹ vẫn đồng ý cho tôi tiêm thuốc. Ngày hôm sau, mẹ kể cho tôi nghe, mẹ mơ thấy mẹ đưa tôi lên xe buýt, lên xe thì phát hiện ra tôi đang ngồi hướng ngược lại. Mẹ ngộ ra: ngồi sai rồi (chú thích của người dịch: trong tiếng Trung, tọa (ngồi) và tố (làm) là từ đồng âm), không nên tiêm thuốc, tôi là người tu luyện, Sư phụ đang quản tôi.
Từ đó trở đi, mẹ bắt đầu chú ý đến việc học Pháp và tu luyện của tôi. Một tháng trước khi tôi thi tuyển vào cấp III, có một kỳ thi tuyển sinh sớm, những học sinh thi đậu sẽ được phân vào lớp sớm để bồi dưỡng trọng điểm. Tôi thấy một câu hỏi về Pháp Luân Công trong bài thi, bèn viết một cách rất tự nhiên: Tự do tín ngưỡng là quyền cơ bản của người dân được quy định trong Hiến pháp, Pháp Luân Công thuộc về tín ngưỡng, việc chính phủ đàn áp Pháp Luân Công là vi phạm Hiến pháp.
Sau này, khi tôi nhắc lại chuyện đó với mẹ, mẹ rất ngạc nhiên, còn coi là rất trân quý. Mẹ nói mẹ nghĩ tôi có thể chọn không trả lời câu hỏi này, nhưng mẹ không ngờ tôi đã phủ định nó một cách chính diện. Thực ra, lúc đó, tôi không nghĩ gì và cũng không cảm thấy có gì đặc biệt. Hồi còn nhỏ tôi không có quan niệm nào, chỉ làm theo cha mẹ thôi, rất tự nhiên, đúng như Sư phụ giảng:
“Một số đệ tử Đại Pháp có con nhỏ, khi còn bé chúng chưa có quan niệm gì, luyện công theo người lớn, biểu hiện cũng khá lắm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)
Lên năm thứ hai trung học phổ thông, tôi sống trong khuôn viên của trường và không được học Pháp cùng mẹ nữa. Có một đoạn thời gian tôi cực kỳ tiêu trầm, cảm thấy cuộc sống thật vô vị, học hành cũng không có ý nghĩa gì. Mẹ biết chuyện, bèn đến gặp tôi. Trên ban công của ký túc xá, mẹ đã đọc cho tôi nghe bài giảng mới nhất của Sư phụ, bài “Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005”, rồi chia sẻ với tôi về thể ngộ của mẹ: Tu luyện chính là tu trong người thường, gặp vấn đề nào cũng nên đối mặt, con là học sinh thì đối đãi với việc học tập thế nào thì đều là con đường của chính mình. Thế giới này rực rỡ muôn màu, các thể hệ vũ trụ đều mang theo những thứ của riêng mình, nhưng hết thảy đều không phải ngẫu nhiên. Con là tiểu đệ tử Đại Pháp, con cũng có trách nhiệm, vậy nên con phải tự mình bước đi trên con đường của riêng mình để chứng thực Pháp. Lần chia sẻ này khiến tôi rất chấn động. Đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy sự kiện Chính Pháp to lớn đến như vậy, đệ tử Đại Pháp có trách nhiệm lớn đến như vậy. Mẹ còn mang cho tôi máy nghe nhạc MP3 để nghe các bài giảng của Sư phụ, trạng thái của tôi dần dần cải thiện trở lại.
Hồi còn đi học, điểm số của tôi luôn ở mức trung bình, hoặc trên trung bình một chút. Về việc học tập, mẹ thường dùng Pháp để khích lệ tôi học hành chăm chỉ, mẹ nói Sư phụ giảng:
“Chư vị là học sinh, mà chưa hoàn thành bài tập, lên lớp không nghe giảng, vậy chư vị có thể nói chư vị là người tốt không? Người tốt ở trong bất kể hoàn cảnh nào chư vị cũng nên là người tốt. Chư vị là học sinh thì nên phải học tập cho tốt, chư vị là một người làm thuê thì chư vị nên hoàn thành tốt công việc.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996])
Mẹ không bao giờ ép tôi phải nhất định đạt được mục tiêu nào đó và tôi cũng không muốn đứng đầu trong các kỳ thi hay đạt điểm cao nhất. Cả thời học sinh của tôi tương đối dễ thở.
Tuy nhiên, mẹ dẫn dắt tôi học Pháp rất sát sao, ngay cả khi tôi học năm thứ ba trung học, mẹ vẫn in kinh văn ra giấy A4 rồi cho vào bìa hồ sơ, lúc tự học buổi tối, tôi đều sắp xếp thời gian học kinh văn, học rất nhập tâm, rất tĩnh.
Có thể được ở trong Đại Pháp, tôi luôn thấy hạnh phúc và may mắn. Tôi đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp cấp III và đại học với tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Rất thần kỳ, điểm thi của tôi ở hai kỳ thi quan trọng trong đời lần này đều cao hơn bình thường tới 40, 50 điểm.
Năm 2007, tôi vào đại học nên phải xa mẹ để đến một thành phố khác. Mẹ đã chuẩn bị cho tôi máy nghe nhạc MP3 có các bài giảng của Sư phụ và nhạc luyện công. Mẹ cũng chuẩn bị các sách Đại Pháp và một bộ đầy đủ “Giảng Pháp tại các nơi” cho tôi. Kể từ đó, những sách và tài liệu Đại Pháp này vẫn theo tôi cho đến tận bây giờ.
Mặc dù tôi không còn ở bên mẹ nữa, nhưng học Pháp đã trở thành việc không thể thiếu trong cuộc sống của tôi. Trong thời gian tự học buổi tối, tôi làm bài tập và học Đại Pháp, khi ở một mình trong ký túc xá, tôi liền luyện công. Tôi cũng đọc Cửu Bình và văn hóa truyền thống cho bạn bè ở ký túc xá nghe. Một lần, mấy bạn trong ký túc xá đang bàn luận chuyện thị phi của người khác, nói rất lớn tiếng, một người bạn khác đột nhiên tháo tai nghe ra và nói lớn: “Các bạn đều cần phải nghe văn hóa truyền thống đi!“
Hàng năm, mỗi khi về thăm nhà vào kỳ nghỉ đông và nghỉ hè, mẹ đều dẫn dắt tôi học Pháp như trước đây. Trong máy tính của mẹ có một thư mục đặc biệt, thường khi mẹ đọc Minh Huệ thấy bài hay và thích hợp để tôi xem thì liền tải xuống, chờ khi tôi về nhà để tôi xem rồi cùng tôi chia sẻ. Mẹ vẫn kiên trì làm như vậy, mãi cho đến khi tôi tự vào được trang web Minh Huệ.
Trong đợt nghỉ, có thời gian, buổi sáng tôi toàn ngủ nướng. Tối hôm trước, tôi đã dặn mẹ sáng sớm gọi tôi dậy luyện công, thế mà sớm ra mẹ sang gọi tôi, tôi lại không dậy được, còn phiền đến mẹ, thế là mẹ đành kệ tôi rồi đi luyện công một mình. Đến lúc dậy, tôi lại lớn tiếng trách mẹ không gọi tôi dậy.
Sau đó, mẹ chia sẻ với tôi: “Mẹ đồng ý đánh thức con, đó là lời hứa của mẹ với con, vì con nóng nảy nên mẹ không để ý đến con nữa, mẹ đã không thực hiện lời hứa, là mẹ sai rồi, mẹ phải có trách nhiệm đối với con”. Mẹ cũng ngộ ra rằng giảng chân tướng cũng vậy, không phải là “tôi giảng rồi, giảng xong rồi” là được, mà cứu người là phải thực sự thức tỉnh người đó, mới là thực sự có trách nhiệm với họ.
3. Bước vào xã hội – Mẹ luôn xem tôi là đồng tu
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đi làm ở nơi khác. Mẹ vẫn luôn xem tôi là đồng tu, khi hành vi của tôi phù hợp với Pháp, mẹ sẽ kiên định đứng về phía tôi.
Khi tôi mới bắt đầu đi làm, sếp tôi rất thích uống rượu, tất cả đồng nghiệp của tôi đều uống rượu cùng ông ấy, chỉ có tôi không uống. Là người tu luyện, tôi nhất định không uống rượu, nhưng tôi lại không biết phải từ chối làm sao cho hợp lẽ. Khi tôi chia sẻ với mẹ, mẹ rất kiên định nói với tôi: “Cứ nói với họ rằng mẹ nói con không được uống rượu, còn ai nhất quyết bảo con uống thì nói người đó gọi điện cho mẹ, nói mẹ đồng ý thì mới được uống. Hóa ra điều này rất hiệu quả và thực sự không ai còn cố gắng thuyết phục tôi uống rượu nữa.
Một lần, khi các đồng nghiệp liên hoan, một lãnh đạo chi nhánh ở thành phố khác (tôi từng đi công tác với ông ấy và tôi là người duy nhất ngồi cùng bàn không uống rượu) chỉ vào tôi và nói với mọi người rằng cô ấy không uống rượu, cô bé rất nghe lời mẹ, rất ngoan. Trong lời nói đầy sự khen ngợi. Có thể thấy trong xã hội, mọi người ở bàn rượu hay thuyết phục người khác uống rượu mà không kiêng dè gì, thực ra trong nội tâm họ đều biết một cô gái trẻ ra ngoài thì không nên uống rượu mới là tốt.
Mẹ thường kể cho tôi nghe về tình huống của các đồng tu địa phương và những hạng mục giảng chân tướng mà họ đang làm, tạo cơ hội cho tôi cùng tham gia.
Một lần, khi về nhà, tôi thấy mẹ và các đồng tu địa phương đang thực hiện hạng mục gọi điện thoại phát thu âm giảng chân tướng, nhưng số điện thoại thật thu thập được rất hạn chế. Do tính chất công việc nên tôi có cơ hội tiếp xúc với một lượng lớn số điện thoại thật, nhưng nếu tôi thu thập thì sẽ có những rủi ro nhất định. Sau khi đột phá tâm sợ hãi, tôi tìm thấy cơ hội tốt và liên tục thu thập được hàng trăm nghìn số điện thoại thật. Tôi rất cao hứng, khi đưa cho mẹ, mẹ nói: “Đúng là cho con cơ hội đó”. Tôi lập tức cảnh giác: “Đúng rồi, đây không phải là công lao của tôi, là Sư phụ đã cho tôi cơ hội.”
Mẹ cũng nói với tôi về hình thế Chính Pháp, để tôi theo kịp tiến trình Chính Pháp và không bị tụt lại phía sau. Năm 2015, làn sóng kiện Giang bắt đầu, mẹ kể mẹ đã kiện Giang bằng tên thật, tôi liền nói: “Con cũng muốn kiện Giang”. Với sự giúp đỡ của mẹ, tôi cũng chuẩn bị các tài liệu để khởi kiện Giang và gửi chuyển phát nhanh đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Chẳng bao lâu sau, tôi đã nhận được thông tin mà tôi đã gửi đi, khi nhìn thấy thông báo trên trang web Minh Huệ, mẹ cũng kịp thời chuyển thông báo đó cho tôi. Năm 2018, trang web Minh Huệ công bố bài viết “Tất cả đệ tử Đại Pháp cần biết”, yêu cầu lập tức xóa WeChat và các phần mềm khác, tôi nghe ngay: Xóa, xóa ngay lập tức. Mẹ rất ngạc nhiên và nói: “Giỏi lắm, còn rất có chính niệm nữa.” Tôi đã gửi đơn đăng ký hủy ID WeChat của tôi và ID WeChat của mẹ tôi, rồi xóa chương trình WeChat. Vì tôi không còn sử dụng WeChat và QQ nữa nên lãnh đạo tìm tôi mấy lần và nói rằng điều đó gây bất tiện trong công việc như thế nào, thế nào. Tôi nhìn cô ấy, cảm thấy miệng cô ấy đang mấp máy liên tục, có chút buồn cười, thầm nghĩ: “Chị không thể thay đổi được tôi đâu.” Sau đó, cô ấy cũng mặc kệ, không nói đến vấn đề đó nữa.
Bước vào xã hội, tôi dần dần tiếp xúc với nhiều thứ của người thường hơn, tôi cũng trải qua giai đoạn nghiện mua sắm, du lịch, xem TV, xem điện thoại di động, học Pháp càng lúc càng thiếu. Khi thấy trạng thái của tôi, mẹ luôn nhắc nhở tôi không được như vậy nữa. Đến bây giờ, mỗi khi muốn xem trang web hoặc chương trình TV của người thường, tôi thường nghĩ đến vẻ mặt nghiêm túc của mẹ gọi tên tôi: “Thế này thế kia, đừng xem những thứ người thường nữa, chương trình này kia là không được xem nữa”. Mỗi lần tôi về nhà, mẹ sẽ đưa tôi đi học Pháp. Đôi khi, tôi muốn ở nhà xem TV với bố (người thường), không muốn đến nhóm học Pháp để học Pháp, thế nhưng nếu tôi không đi một lần, lần sau mẹ lại bảo tôi, nếu không đi tham gia học Pháp nhóm thì con tìm thời gian ở nhà hai mẹ con cùng học Pháp.
Thực ra, rất nhiều khi đồng tu cha mẹ khi thấy con trẻ một lần không nghe, hai lần không nghe, bèn cảm thấy con lớn rồi, không quản được nữa, rồi thở dài: kệ nó muốn ra sao thì ra. Nhưng mà, tôi thể hội sâu sắc rằng: mẹ cứ khuyên bảo, khuyên can tôi một cách chính diện thì có lúc đúng là như cú chùy nặng đập vào thứ vật chất bất hảo trong tâm tôi, tôi có thể cảm nhận rõ là nó đang bị lung lay, mẹ nói nhiều lần thì có thể đánh bật nó ra. Những lời lẽ khi mẹ khuyên nhủ tôi, có lúc dù tôi không nghe theo ngay, nhưng vẫn là vật chất chính diện đổ vào trường không gian của tôi, không sớm thì muộn, dù nặng hay nhẹ cũng sẽ khởi tác dụng chính diện. Sự đốc thúc của cha mẹ cũng khởi tác dụng như vậy. Sư phụ từng giảng:
“Nhưng hễ một khi lớn lên, đã có quan niệm tự ngã của mình, mạnh dần lên vì xã hội dẫn động; chư vị mà buông lơi chúng, thì chúng sẽ thuận trôi theo dòng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)
Năm 2019, tôi đột nhiên cảm thấy mình như được khai mở, học Pháp vô cùng nhập tâm, tiến nhập vào trạng thái học Pháp đắc Pháp hết sức tốt. Không lâu sau, tôi bước vào một giai đoạn tập trung tu bỏ chấp trước dồn dập, tôi giống như bị ném vào một chiếc máy giặt tốc độ cao và bị quay đi đảo lại. Trên bề mặt, tôi bước vào hôn nhân nhưng mâu thuẫn với chồng (người thường) lại xảy ra gay gắt và thường xuyên. Nhiều lúc tôi cảm thấy trong tâm rất khổ, rất tuyệt vọng, nhưng tôi luôn có một niệm: “Sư phụ hẳn là thấy thời gian rất hạn hẹp, không muốn từ bỏ mình và muốn mình đề cao nhanh chóng.” Tôi phải thấu hiểu sự khổ tâm của Sư phụ, những quan nạn Sư phụ an bài nhất định là tôi có thể vượt qua, Ngài sẽ không an bài những quan mà tôi không qua được.
Trong hai năm qua, tôi đã học Pháp lượng lớn và học thuộc Pháp, tôi học đi học lại các bài giảng Pháp ở các nơi của Sư phụ theo thứ tự, học thuộc một lượt cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Trên đường đi làm và về nhà, trong giờ nghỉ trưa, tôi nghe băng ghi âm Sư phụ giảng Pháp ở Quảng Châu, lúc nấu ăn và làm việc nhà, tôi nghe chương trình phát thanh Minh Huệ, khi tu bỏ các loại nhân tâm, tôi cũng tải xuống các bài chia sẻ của đồng tu từ trang web Minh Huệ về đúng vấn đề của tôi, đến nay, tôi đã đọc hàng trăm bài viết như vậy.
Qua hai năm này, tôi mới dần dần thực sự thể hội được điều Sư phụ giảng về việc “vứt bỏ chấp trước [khổ như] xẻo tim khoan xương ấy” và “ma ‘tình’ lạn quỷ tà ác” (Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc [2006], Giảng Pháp các nơi VII), mới dần hiểu được thế nào là thực sự tu luyện, không đơn giản và hời hợt như nhận thức cảm tính rằng Đại Pháp thật tốt, Sư phụ thật tốt, cần phải học Pháp, mà là thực sự chuyển sang nhận thức lý tính. Đại Pháp là tu luyện, chân tu là tu bản thân mình, chỉ khi thực sự thay đổi bản thân thì mới có thể làm được. Lúc ấy, tôi cảm thấy khổ biết bao, nhưng bây giờ nhìn lại, ngoại trừ việc tâm tính của tôi đã đề cao là thật ra, mọi thứ khác cũng chỉ là hư huyễn mà thôi.
Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi càng nhận ra rằng việc mẹ một mực dẫn dắt tôi học Pháp, không bỏ mặc tôi thật trân quý. Mỗi lần mẹ dẫn dắt tôi học Pháp, mỗi lần mẹ chia sẻ với tôi dựa trên Pháp, mỗi lần mẹ nhắc nhở, khuyên nhủ và đốc thúc tôi, đều là mẹ đã nắm chặt tay tôi trên con đường tu luyện. Dù tôi bước vào thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội, trải qua bao gió mưa, khổ nạn, đều nhờ có Pháp trong tâm nên tôi không bị dòng chảy lớn của người thường cuốn đi, mà tiếp tục bước đi trên con đường tu luyện Đại Pháp cho đến khi tôi thành thục và lý trí hơn nữa.
Thoáng cái đã đến năm 2021, giờ đây, tôi rất chú ý đến tình trạng tu luyện của mẹ, tôi thường nhắc nhở, thúc giục, chia sẻ với mẹ kinh nghiệm học thuộc Pháp của tôi và khích lệ mẹ học thuộc Pháp. Một hôm, tôi chợt nhớ đến một đoạn Pháp Sư phụ giảng:
“Các Pháp thân của tôi sẽ liên tục bảo hộ cho đến khi chư vị có thể tự bảo hộ được bản thân mình” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân).
Tôi nhận ra: Mẹ vẫn dẫn dắt tôi học Pháp cho đến khi tôi có thể tự mình tu, biết tu rồi, đây chẳng phải chính là biểu hiện của sự coi sóc và an bài từ bi của Sư phụ ở thế gian sao?
Nếu có gì sai sót, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Bản quyền © 2023 Minghui.org Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/8/21/429787.html
Đăng ngày 18-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.