Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-08-2023] Ngày 3 tháng 8 năm 2023, một người phụ nữ 59 tuổi ở huyện Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông đã bị kết án oan 2 năm tù và bị phạt 5.000 tệ vì đức tin kiên định vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả thân và tâm đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Bà Dương Tác Quyên bị bắt giữ phi pháp vào ngày 19 tháng 5 năm 2022 sau khi có người báo cáo cảnh sát vì bà đã phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công khoảng một tháng trước đó. Bà được tại ngoại vào cuối buổi chiều hôm đó. Viện kiểm sát huyện Chiêu Viễn đã truy tố bà vào ngày 23 tháng 3 năm 2023. Sau đó, tòa án huyện Chiêu Viễn đã tổ chức xét xử vụ án của bà vào ngày 13 tháng 6. Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa đã không cho phép bà đứng ra để bào chữa cho mình.

Bà Dương bị bắt lại ngay sau phiên tòa nhưng sau đó lại được trả tự do vào ngày 20 tháng 6 do Trại tạm giam từ chối tiếp nhận vì lý do sức khỏe của bà không tốt. Hiện không rõ khi nào bà sẽ phải ngồi tù sau khi nhận bản án từ tháng 8.

Bị bắt giam phi pháp

Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 19 tháng 5 năm 2022, bà Dương và chồng bà, ông Lộ Luận Văn, đang chuẩn bị ra khỏi nhà thì bị bốn cảnh sát từ Phòng An ninh Nội địa huyện Chiêu Viễn chặn đường tại gara. Cảnh sát nói rằng bà Dương đã bị một người dân địa phương báo cáo vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công trong khu chung cư của anh ấy. Người dân đã cung cấp video giám sát cho cảnh sát, nên họ đến để bắt giữ hai người.

Cảnh sát đã khám xét ô tô, gara và nhà của hai vợ chồng. Họ đã tịch thu máy tính, điện thoại di động và các đồ vật có giá trị khác trong nhà trước khi đưa họ đi. Họ được tại ngoại vào khoảng 5 giờ chiều cùng ngày.

Tháng 3 năm 2023, cảnh sát Tôn Triệu Bằng và ba nhân viên khác từ Văn phòng An ninh Nội địa huyện Chiêu Viễn đã lừa hai vợ chồng đến văn phòng của họ, nói rằng họ cần đến để ký một số giấy tờ để chấm dứt thời gian tại ngại.

Vợ chồng họ đã đến nhưng không được trả lại số tiền bảo lãnh 2.000 nhân dân tệ mà cảnh sát đã hứa sẽ trả lại. Họ đã ký vào giấy tờ vì cảnh sát Tôn yêu cầu chữ ký của họ để nộp hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát huyện Chiêu Viễn.

Viện kiểm sát đã triệu tập vài ngày sau đó, vào ngày 23 tháng 3, nhưng họ từ chối không đến.

Đến ngày 28 tháng 3, Viện kiểm sát đã chuyển vụ án này cho Phòng cảnh sát quận Khai Phát mà không hề thông báo cho bị cáo theo luật định. Đồn cảnh sát đã cho hai vợ chồng tại ngoại thêm một năm và yêu cầu họ mỗi tháng phải đến trình báo một lần.

Công tố viên Lưu Diễm Hà và Khương Tú Bình đã chuyển vụ án của bà Dương lên Tòa án huyện Chiêu Viễn. Bà nhận được thông báo từ tòa án vào ngày 10 tháng 5, trong đó yêu cầu bà phải ra hầu tòa vào ngày 13 tháng 6. Thông báo cũng bao gồm một bản cáo trạng của bà.

Vào thời điểm của bài viết này vẫn chưa rõ tình hình trường hợp của ông Lộ ra sao.

Tại phiên tòa xét xử

Theo Luật Tố tụng Hình sự ở Trung Quốc, để bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải tuyên bố khai mạc, sau đó trình bày bản điều tra của tòa án về những bằng chứng buộc tội bị cáo, tiếp theo công tố viên và các luật sư bào chữa tranh luận về vụ án, và bị cáo đưa ra lập luận cuối cùng.

Trong phiên xét xử bà Dương tại Tòa án huyện Chiêu Viễn vào ngày 13 tháng 6 năm 2023, chủ tọa phiên tòa Dương Uẩn Kiện chỉ tuyên bố khai mạc phiên tòa và yêu cầu các công tố viên đọc các bằng chứng truy tố bà Dương (không hề đưa ra bằng chứng thực tế) cũng không trình bày về quá trình điều tra các chứng cứ của tòa án và không có một nhân chứng nào có mặt tại tòa.

Khi bà Dương cố gắng đứng lên để tự bào chữa cho mình, thẩm phán nói rằng ông không thể nhớ những điều bà nói và ra lệnh cho bà dừng lại. Sau đó ông ta nhắc lại vài điều bà Dương nói và diễn giải theo cách của mình rồi yêu cầu thư ký ghi lại những lời đó của ông ta trong quá trình xét xử tại tòa. Vì đây không phải là những lập luận bào chữa gốc của mình nên bà Dương đã phản đối thẩm phán vì đã vi phạm thủ tục pháp lý.

Thẩm phán nhanh chóng kết thúc phiên tòa mà không cho phép bà Dương phát biểu lập luận ở cuối phiên toà. Ông ấy đã ra lệnh giam giữ bà Dương, nhưng trại tạm giam địa phương đã từ chối tiếp nhận vì sức khỏe của bà không đảm bảo. Bà được thả vào ngày 20 tháng 6.

Những lần bị bức hại trước đây

Bà Dương gần như bị suy sụp tinh thần sau lần ly hôn người chồng đầu tiên cách đây hơn 20 năm. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, bà đã hiểu ra rằng việc ly hôn của mình chắc hẳn phải có lý do nào đó. Từ đó, bà không còn cảm thấy cay đắng và buồn bã nữa. Bà trở nên tích cực và lạc quan hơn. Sau đó, bà kết hôn với người chồng hiện tại, cũng là một học viên Pháp Luân Công.

Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, bà Dương liên tục bị chính quyền ĐCSTQ nhắm đến vì kiên định giữ đức tin của mình.

Bà bị bắt cóc tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 17 tháng 2 năm 2000 (ngày 13 Tết) và hai ngày sau bị đưa trở lại huyện Chiêu Viễn. Bà cũng từng bị giam giữ phi pháp tại Đồn cảnh sát Tân Trang, ở đó bà bị cảnh sát còng tay vào cột và tra tấn thậm tệ. Bà Dương và một số học viên bị bắt khác cũng bị áp giải đi trên đường phố, bị giam giữ phi pháp, sau hơn 102 ngày mới được trở về nhà.

Trong thời gian bà bị giam giữ trái pháp luật, nhà của mẹ bà đã bị cảnh sát bất ngờ ập đến khám xét trong khi cả gia đình đang tụ tập để đón Tết.

Vào cuối năm 2000, bà Dương lại đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị bắt một lần nữa. Bà bị đưa trở lại Chiêu Viễn và bị giam giữ tại Đồn cảnh sát Biên Phòng. Bà và ba học viên khác bị giữ trong một căn phòng nhỏ ở đó (chỉ rộng 1 mét và dài 1 mét) trước khi bị đưa đến trại tạm giam huyện Chiêu Viễn vài ngày sau đó. Vì bà Dương không chịu từ bỏ đức tin của mình nên bà đã bị còng tay và cùm chân. Bà cũng bị bức thực, bà được trả tự do 30 ngày sau đó.

Đến tháng 2 năm 2001, nhà của bà Dương lại bị đột nhập. Bà đã bị giam giữ phi pháp tổng cộng 64 ngày tại Trại tẩy não Linh Lung và trại tạm giam huyện Chiêu Viễn.

Năm 2008, khi bà Dương làm việc tại một lò mổ gà, cảnh sát đã đột nhập vào phòng trọ và bắt cóc bà đưa đến Đồn cảnh sát Biên Phòng. Họ đã tra tấn với ý định ép bà khai ra thông tin về các học viên khác.

Bà Dương và chồng bà bị bắt tại Nhà ga xe lửa Tế Nam vào tháng 11 năm 2014. Cảnh sát đã khám xét, thẩm vấn và tra tấn man rợ cũng như đột nhập vào nhà của hai vợ chồng bà.

Các báo cáo liên quan:

Người phụ nữ 59 tuổi ở tỉnh Sơn Đông bị xét xử chỉ vì đức tin của mình

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/8/463924.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/15/210825.html

Đăng ngày 12-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share