Bài viết của Vương Anh, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 13-10-2023] Ngày 4 tháng 10 năm 2023, Tạp chí tự do tôn giáo và nhân quyền Bitter Winter đã đăng tải một bài báo có tiêu đề: “Các tổ chức phi chính phủ tại Liên Hợp Quốc phản đối nạn thu hoạch nội tạng, Pháp Luân Công kêu gọi Ý cứu người.”

Tác giả Marco Respinti viết trong bài báo rằng hai tổ chức phi chính phủ được ECOSOC công nhận đã công bố một tuyên bố chung vào phiên họp thứ 54 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) từ ngày 11 tháng 9 đến 13 tháng 10 năm 2023, nhằm lên lán tội ác thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào các học viên Pháp Luân Công.

Theo báo cáo, tuyên bố của hai tổ chức phi chính phủ – Tổ chức Điều phối các Hiệp hội và Cá nhân vì Tự do Lương tâm (CAP-LC) và Hiệp hội Nhân quyền Độc lập Romania (RISHR) – đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức khác như Liên minh Âu-Mỹ chống chủ nghĩa cộng sản (AIECC), tổ chức giám sát Trung Quốc của Anh (China Watch UK), Hội các Bác sỹ Chống Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng (DAFOH), Diễn đàn Tự do Tôn giáo Châu Âu (FOREF), Quỹ Gerard Noodt vì Tự do Tôn giáo Tín ngưỡng, Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế và chi nhánh tại Thụy Điển, Hội đồng Ngoại giao và Đối thoại Quốc tế (ICDD), Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng trên Nền tảng Đạo đức Hàn Quốc (KAEOT), Hiệp hội Nghiên cứu Du lịch Cấy ghép NPO, Hiệp hội Chăm sóc Cấy ghép Nội tạng Quốc tế Đài Loan (TAICOT), và Câu lạc bộ Vệ tinh Rotary về Chấm dứt Nạn Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng.

Tuyên bố được soạn thảo dựa trên các báo cáo của ba nhà điều tra hàng đầu về tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng, là cố cựu quốc vụ khanh Canada David Kilgour (1941-2022), luật sư nhân quyền David Matas, và nhà báo điều tra Ethan Gutmann, cũng như phán quyết cuối cùng của “Tòa án Luận tội Trung Quốc” (China Tribunal).

Theo tờ Bitter Winter, tuyên bố này đã đặt ra một số yêu cầu tới LHQ và các cơ quan trực thuộc, như:

1) “kêu gọi WHO [Tổ chức Y tế Thế giới] rằng chương trình nghị sự One Health phải bổ sung nhiệm vụ xác minh về việc chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc”,

2) “kêu gọi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc thành lập một phái đoàn điều tra thực tế về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc thông qua các cuộc điều tra không báo trước, quốc tế, và độc lập”;

3) “kêu gọi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc thông báo cho toàn bộ 193 nước thành viên Liên Hợp Quốc về cuộc bức hại Pháp Luân Công của Trung Quốc và hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng vô nhân đạo của nước này”.

Vì năm nay là kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của LHQ, và Trung Quốc là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, nên Trung Quốc cần phải “lập tức tuân thủ các nguyên tắc chỉ đạo của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu và chấm dứt hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công cũng như bất cứ tù nhân lương tâm nào”, tuyên bố viết.

Tuyên bố nghi nhận một số quốc gia, trong đó có Israel, Canada, và Mỹ “đã khởi xướng hoặc thông qua các đạo luật mang tính ràng buộc về mặt pháp lý nhằm chấm dứt hoặc ngăn chặn nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân ở Trung Quốc”. Hai ví dụ là Nghị quyết 343 của Hạ viện được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua năm 2016 và Tuyên bố bằng văn bản số 48 của Nghị viện Châu Âu cũng vào năm 2016. Tuyên bố này cũng nêu rằng 3 triệu chữ ký đã được thu thập bởi Hội các Bác sỹ Chống Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng ở hơn 50 quốc gia và trích dẫn một tuyên bố của 12 Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc vào năm 2021.

Tuyên bố cũng chỉ ra rằng “nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ với sự hậu thuẫn của nhà nước hàng thập kỷ qua” cần phải bị truy tố dưới tội danh “tội ác chống lại loài người”, đồng thời yêu cầu đưa “cuộc bức hại Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc […] vào diện một trong những cuộc bức hại nhóm tín ngưỡng tôn giáo cần điều tra nhất rong thế kỷ 21, nhưng gần như hoàn toàn bị làm ngơ.”

Theo tờ Bitter Winter, bên cạnh tuyên bố chung này, ngày 26 tháng 5 năm 2023, một tổ chức phi chính phủ thứ ba là Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Toàn cầu (GHRD), đã đệ trình một tuyên bố riêng lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Tuyên bố của GHRD có nêu: “Chính quyền Trung Quốc thường xuyên né tránh câu hỏi và chế nhạo các báo cáo là toàn tưởng tượng. Đáng tiếc là, những báo cáo này lại phản ánh đúng thực tế. Cần cấp bách tiến hành các cuộc điều tra độc lập, lưỡng đảng, không cần thú tội và phi chính trị ở CHND Trung Hoa để xác minh sự thật. Các số liệu thống kê chính thức do CHND Trung Hoa đưa ra đã nhiều lần bị các chuyên gia chất vấn; đã đến lúc phải thảo luận cởi mở và công khai với các chuyên gia quốc tế. Những con số này phải được xác minh, các hoạt động phải được xác minh, tội phạm phải bị truy tố. Cưỡng bức thu hoạch nội tạng là vết nhơ mà thế giới không được phép làm ngơ thêm nữa.

Bài báo của Bitter Winter cũng đưa ra ví dụ về câu chuyện của hai học viên Pháp Luân Công là bà Mã Tú Vân và ông Đường Bình Thuận, cha mẹ của một học viên hiện đang cư trú tại Ý.

Ngày 15 tháng 8 năm 2023, bà Katerina Angelakopoulou, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Ý, đã viết thư cho thủ tướng chính phủ và một số bộ trưởng của Ý. Bà thỉnh cầu: “Chúng tôi mong các vị ủng hộ việc trả tự do cho họ, gửi tới chính quyền Trung Quốc thông điệp về sự tôn trọng mà Ý dành cho nhân quyền và yêu cầu họ chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, một tội ác chống lại loại người mà bất kỳ quốc gia dân chủ nào như chúng ta cũng không thể chấp nhận được.”

Đến nay, 17 năm sau lần đầu được báo cáo, nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc. Trong khi các học viên Pháp Luân Công vẫn là mục tiêu chính, hành động này cũng đã lan tới các nhóm khác như người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ. Tạp chí Bitter Winter cũng viết: “Thực tế về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc ngày càng thu hút sự chú ý trên các kênh truyền thông, còn các nạn nhân của hành vi quái dị này lại không phải là hư cấu, mà là những con người bằng xương bằng thịt.”

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/10/13/467076.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/10/16/212513.html

Đăng ngày 24-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share