Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua Internet lần thứ VIII dành cho các học viên tại Trung Quốc

Bài viết của một học viên Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-11-2011]

Kính chào Sư Phụ!

Kính chào tất cả đồng tu!

Chúng tôi là những học viên ở Bắc Kinh, chúng tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của chúng tôi về tín Sư trong việc phối hợp với các đồng tu, và làm hạng mục ở Bắc Kinh, vốn là một nơi có hoàn cảnh đặc biệt và thực sự tà ác.

1. Để chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, chúng tôi đã đột phá tình trạng phong bế ở Bắc Kinh

Tường (bí danh) là người thân của tôi. Chúng tôi đã đột phá trạng thái chứng thực Pháp của bản thân, và bắt đầu phối hợp với các đồng tu. Ở Bắc Kinh, chúng tôi cố gắng làm tốt ba việc. Chúng tôi âm thầm làm mọi việc mà chúng tôi có thể, miễn là việc đó có thể cứu người hoặc chứng thực Pháp.

Chúng tôi trân trọng đối với từng đồng tu mà chúng tôi có thể liên lạc, và chúng tôi khích lệ lẫn nhau. Dần dần, chúng tôi làm nhiều dự án Đại Pháp hơn và đường đường chính chính hơn, đồng thời gia đình của nhiều học viên ngày càng trở nên tốt hơn.

Ban đầu, chúng tôi nhận ra rằng các vấn đề kỹ thuật là một trở ngại lớn ngăn chúng tôi làm tốt ba việc. Lúc đó, những việc đơn giản như truy cập Internet, in ấn, hoặc thu âm đều rất khó khăn đối với nhiều học viên. Tường và tôi đã xem xét những khía cạnh trở ngại khác nhau để vượt qua những khó khăn này. Tôi bắt đầu học các kĩ thuật và dạy lại cho các học viên, trong khi Tường giúp các học viên mua những thiết bị thích hợp.

Sư Phụ giảng cho chúng ta nguyên lý tương sinh tương khắc. Thành phố Bắc Kinh tà ác có những mặt tốt của nó: máy tính và máy in rất phổ biến, và có lượng người truy cập Internet khổng lồ. Chúng tôi khuyến khích các đồng tu truy cập Internet và làm tài liệu một cách độc lập. Chúng tôi tận dụng tốt lợi thế đó, quý trọng an bài của Sư Phụ, và bước trên con đường chứng thực Pháp của chính mình.

Tường khuyến khích các học viên mua những thiết bị cần thiết cho bản thân họ. Tất cả các học viên tôi quen bây giờ có thể tự mình sản xuất tài liệu. Họ thậm chí còn cung cấp tài liệu cho các học viên ở một vài thành thị. Chúng tôi đã hợp thành một chỉnh thể mà không nhận ra.

Bắc Kinh là thành phố mà Sư Phụ tổ chức nhiều khóa giảng Pháp nhất. Số lượng học viên lâu năm mà đã trực tiếp tham dự các buổi giảng Pháp của Sư Phụ cũng lớn. Trước khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, rất nhiều nhóm học Pháp đã giúp cho các học viên trở nên thân quen với nhau hơn. Nên suốt giai đoạn Chính Pháp, các học viên có cách riêng của họ để giữ liên lạc với nhau. Tôi hiểu rằng tất cả điều đó đã được Sư Phụ an bài từ lâu.

2. Phối hợp với các đồng tu để thực tu bản thân

Chúng tôi càng phối hợp với các đồng tu nhiều thì gặp càng nhiều vấn đề. Nếu tôi không thể bảo trì tốt tình trạng tu luyện thì tà ác sẽ lợi dụng.

Một học viên cao tuổi luôn gọi Tường đến nhà bà bất kể khi nào bà gặp vấn đề gì. Mỗi lần Tường đều giải quyết vấn đề của bà. Thế nhưng, một lần Tường cần làm gấp một việc nào đó, anh ấy đã đến nhà học viên kia mà không báo trước cho bà. Người học viên đó lạnh nhạt với anh ấy, Tường đã buồn bã. Chúng tôi bắt đầu hướng nội và nhớ rằng Sư Phụ giảng:

“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (“Người tu tự ở trong ấy”, Tinh tấn yếu chỉ)

Anh ấy nhận ra rằng đó là một khảo nghiệm; anh ấy chấp trước vào việc muốn được các học viên yêu mến.

Tuy nhiên, vài ngày sau, Tường vẫn nói rằng anh ấy sẽ không đến nhà học viên kia nữa. Điều này nghĩa là anh ấy chưa đào sâu đến gốc rễ của chấp trước. Một hôm anh ấy lại đề cập đến nó. Khi chúng tôi chia sẻ, một niệm đầu xuất ra: “Chúng tôi đã không làm gì sai. Chính là học viên kia có vấn đề, nhưng chúng tôi phải Nhẫn.” Niệm đầu này có phù hợp với Đại Pháp không? Chúng ta đã thực sự hướng nội chưa?

Bất kể chúng ta đối mặt với điều gì, hướng nội vô điều kiện mới là hướng nội thực sự. Một khi tôi nghĩ như vậy, tôi thấy tâm trí minh bạch. Tường còn nhận ra gốc rễ của chấp trước: “Tôi đã không nghĩ đến người khác. Trước khi đến nhà người học viên đó tôi không nghĩ cho cô ấy, điều đó hẳn đã mang lại áp lực cho cô. Tôi quá tập trung vào việc tôi muốn làm. Vậy là ích kỉ.”

Trong một thời gian, gia đình tôi gặp nhiều rắc rối. Tôi có ngày càng nhiều việc mà cần sự trợ giúp của các học viên. Nên tôi bận rộn làm các việc và giảm việc học Pháp và phát chính niệm. Lúc đó, một học viên luôn lo lắng về truy cập Internet và không ngừng hỏi tôi cách cài đặt lại hệ thống máy tính. Tôi đã rất bận rộn, và mặc dù tôi biết rằng mình cần học Pháp nhiều hơn, nhưng tôi hoàn toàn không thể học với một tâm thanh tịnh. Sau đó hạng mục của tôi đã bị hủy.

Tôi biết rằng đó là do bản thân tôi; tôi đã không đạt yêu cầu của Chính Pháp. Thế nhưng, tôi không thể thôi đổ lỗi cho người học viên không ngừng quấy rầy tôi để cài lại hệ thống máy tính, “Sự quấy rầy của học viên này khiến dự án của tôi bị hủy.”

Ôm giữ niệm đầu đó, mỗi lần khi tôi cố gắng giúp đỡ học viên này với các vấn đề về máy tính, tôi biểu hiện rất kiên nhẫn, và người học viên này cũng rất lịch sự. Thế nhưng, sau khi quay lại, tôi thấy rằng họ luôn lo lắng về máy tính của mình. Tôi cố gắng hướng nội bằng tâm thanh tỉnh: “Mình chưa đặt mình vào vị trí của các học viên khác; thay vào đó lại đổ lỗi cho họ một cách vô trách nhiệm. Đó là vấn đề trong tu luyện của mình; mình đã không đủ nghiêm túc khi học Pháp.” Từ sau khi minh bạch ra điều này, mỗi lần tôi giúp học viên giải quyết vấn đề với máy tính, anh/cô ấy đã chân thành cảm kích.

Sau một thời gian dài phối hợp với các học viên, tôi thấy được tố chất của các học viên Bắc Kinh và cảm thấy khoảng cách giữa họ trong trạng thái tu luyện. Nhiều học viên đã đắc Pháp từ lâu. Họ đã xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự tu luyện và rất kiên định vào Sư Phụ. Họ vững vàng trên con đường Chính Pháp. Một số học viên chúng tôi biết đã bước ra để chứng thực Pháp từ ngày 20 tháng 07 năm 1999. Giữa trung tâm tà ác, họ đã tự mình đột phá các can nhiễu, học tập từ các học viên ngoài Bắc Kinh. Chúng tôi đã được hưởng lợi rất nhiều từ họ.

3. Luôn nhớ yêu cầu của Sư Phụ và trợ Sư Chính Pháp

Cùng với tiến trình Chính Pháp, Bắc Kinh – trung tâm của tà ác, đã thay đổi nhanh chóng.

Giảng chân tướng cho những người ở Bắc Kinh trong cuộc đời này không dễ dàng. Bất kể họ có địa vị cao tới đâu, hiểu biết nhiều đến mấy, hay thậm chí từ nơi khác đến đây làm việc, tất cả bọn họ đều độc lập và có tư tưởng riêng của họ. Làm sao chúng ta có thể đột phá sự ức chế và phong bế của tà ác và trạng thái đang bao kín tâm trí họ và giúp họ hiểu chân tướng về Pháp Luân Công và từ đó cứu họ? Các học viên từ Bắc Kinh và các học viên trên toàn thế giới đang làm vậy. Nhiều năm trước, không dễ dàng để có thể phát tài liệu trong khu dân cư cao cấp. Tuy nhiên, nhiều người trong những giai tầng này nói rằng họ đã nhận được các cuộc gọi từ Pháp Luân Công. Những năm gần đây, nhiều người đã nhận được tin nhắn gửi cho họ chân tướng về Pháp Luân Công.

Vì chúng tôi ở Bắc Kinh, quá trình phối hợp với các đồng tu cũng là một khảo nghiệm xem chúng tôi nhận thức về Chính Pháp của Sư Phụ tốt tới đâu và liệu chúng tôi có thể buông bỏ tư lợi bản thân để trợ Sư Chính Pháp hay không.

Một học viên đã phân phát tài liệu quanh thành thị và còn phân phối tài liệu tới các quận khác. Tường đã phối hợp với học viên này và giúp mua thiết bị cho anh/cô ấy.

Học viên này có liên lạc với nhiều học viên khác. Dần dần, anh/cô ấy không chú trọng đủ tới vấn đề an toàn. Trong một thời gian, nhiều học viên quen biết học viên này đã bị bắt. Và học viên này còn xuất hiện triệu chứng nghiệp bệnh. Tường đã nhắc nhở anh/cô ấy về an toàn, nhưng anh/cô ấy vẫn không chú ý. Tường cảm thấy áp lực bởi vì làm sao anh ấy có thể phối hợp nếu không có bảo đảm an toàn nào?

Tường chia sẻ trải nghiệm này với tôi nhiều lần. Cả hai chúng tôi nghĩ rằng tâm cứu chúng sinh của học viên nọ rất thuần tịnh. Chỉ là những việc anh/cô ấy làm đã trở thành thói quen, và khi thời gian trôi đi, anh/cô ấy không nhận ra điều này và nó trở thành một vấn đề. Chúng tôi nên giao lưu với anh/cô ấy nhiều hơn và cùng nhau đề cao trong tu luyện.

Sau nhiều lần chia sẻ, người học viên nọ đã tìm ra lí do của “căn bệnh” của anh/cô ấy và nhận ra rằng anh/cô ấy cần chú trọng hơn đến an toàn. Sau đó, Tường nói với tôi rằng một lí do nữa đằng sau “căn bệnh” là một trong những vấn đề {tâm tính} đã không được đề cao trong một thời gian dài, và vấn đề đó cũng là vấn đề của Tường: “Sư Phụ đã cho tôi thấy chấp trước của mình.”

Trong suốt giai đoạn này đã có một vài thử thách bất ngờ. Tuy vậy, ngay khi chúng ta nhớ đến những yêu cầu của Sư Phụ và đặt ba việc lên hàng đầu, tất cả thử thách thực ra là những bước để chúng tôi đề cao bản thân. Sư Phụ giảng:

“Nhất là những năm bức hại trở đi, trong những việc chứng thực Pháp mà chư vị làm, bất kể gặp sự việc cụ thể như thế nào, tôi từng bảo chư vị rằng, đó đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Bất kể chư vị nhận phải ma nạn lớn đến mấy, thống khổ lớn đến đâu, thì đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Trong ma nạn có thể thanh trừ nghiệp lực, trong ma nạn có thể trừ bỏ nhân tâm, trong ma nạn có thể khiến chư vị đề cao lên.” (‘Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008’)

Một lần, tôi làm một hạng mục rất khó và cần thực hiện cùng một học viên bên ngoài Bắc Kinh. Người học viên này không làm tốt với chúng tôi và trở nên ngày một tệ hơn. Chia sẻ kinh nghiệm cũng không có tác dụng. Không còn lựa chọn khác, chúng tôi phải tiếp tục dưới áp lực cực lớn để hoàn thành hạng mục. Chúng tôi nghĩ rằng với Sư Phụ và Pháp trong tâm, chúng tôi có thể vượt qua giai đoạn khó khăn.

Cuối cùng, hạng mục đã hoàn thành. Thế nhưng người học viên đó vẫn đổ lỗi cho chúng tôi. Khi nghe được điều này, tôi không thể ngủ được. Điều người học viên đó nói thật khó lọt tai khiến tôi liên tục tỉnh giấc. Sao những lời nói đó có thể khắc nghiệt đến vậy? Suốt cả đêm tôi không thể ngủ được. Sáng hôm sau, tôi rất buồn rầu và nói với Tường cảm giác của tôi. Anh ấy nhìn tôi điềm tĩnh và nói: “Anh có nghĩ một vị thần sẽ nghĩ như anh không?” Rồi anh ấy bỏ đi.

Tôi thấy rất chán nản và cầm lấy sách Chuyển Pháp Luân. Tôi mở sách ra và thấy phần: “…nên chỉ cần tâm tính của họ đề cao lên, có thể đề cao bản thân qua những mâu thuẫn, thì họ sẽ tăng công; nó nhanh gọn như thế.” Câu “Nó nhanh gọn như thế” rớt vào thâm tâm tôi. Lúc đó, tâm tôi trở nên rộng lớn vô hạn. Đại Pháp thật vĩ đại! Đại Pháp đã tịnh hóa tâm tôi.

Tường sớm quay lại với một gương mặt không vui, và anh ấy nói: “Tôi nghe những gì anh nói, và tôi cũng thấy học viên đó thật quá đáng.” Tôi gần như cười phá lên.“Chẳng phải anh vừa bảo tôi có nghĩ một vị thần sẽ nghĩ như thế không? Bây giờ anh lại cảm thấy như tôi sao?” Tôi chỉ đoạn Pháp đó trong Chuyển Pháp Luân cho anh ấy và lặp lại nhiều lần. Anh ấy mỉm cười.

Vài ngày sau, tôi có một giấc mơ rất rõ rệt. Trong giấc mơ, Tường và tôi chuyển đến một ngôi nhà mới rất lớn. Trên tấm kính cửa sổ có rất nhiều hoa mai.

Tôi rất cảm kích Sư Phụ đã ban cho chúng ta Đại Pháp và ban cho chúng ta sứ mệnh cứu độ chúng sinh!

Tôi sẽ tiếp tục tịnh hóa bản thân trên con đường tu luyện.

Sư Phụ đã giảng trong “Thế nào là đệ tử Đại Pháp”:

“Đệ tử Đại Pháp con đường bày trước mặt chư vị chỉ có thực tu, không có đường khác.”

Tôi sẽ nhớ lời Sư Phụ giảng để trở thành một người tu luyện chân chính trong thời kỳ Chính Pháp.

Hợp thập trước Sư Phụ!

Hợp thập trước các đồng tu!
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/14/明慧法会–心中想着师父要的-248940.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/2/129813.html
Đăng ngày 1-1-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share