Từ Pháp hội chia sẻ qua Internet lần thứ VIII dành cho các học viên tại Trung Quốc

Bài viết của Vũ Hiên, một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-11-2011]

Kính chào Sư Phụ từ bi vĩ đại!

Xin chào các đồng tu!

Tôi muốn nhân dịp Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm lần thứ 8 dành cho các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc để chia sẻ kinh nghiệm tu luyện tâm tính của tôi cùng các đồng tu. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn chân thành tới Sư Phụ tôn kính!

Trước khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, tôi là một người có tâm tranh đấu lớn. Tôi yêu cầu bản thân phải sống với lương tâm, nhưng tôi cũng nhấn mạnh vào việc đi trước người khác trong mọi vấn đề. Tôi áp đặt tiêu chuẩn và giá trị cá nhân không chỉ lên bản thân mà còn lên những người khác. Tôi coi thường và bực dọc với tất cả mọi người. Khi trưởng thành hơn, các quan niệm của tôi càng tăng trưởng rõ rệt hơn. Qua nhiều năm tu luyện Pháp Luân Công, tôi vẫn không nhận ra biết bao nhiêu tiêu chuẩn của tôi đã gây bế tắc cho sự tu luyện của tôi. cựu thế lực đã liên tục lợi dụng sơ hở bằng cách an bài các khảo nghiệm của chúng, nhưng tôi vẫn mù quáng trước vấn đề của mình.

Con gái tôi ngỗ nghịch một cách bất trị từ khi nó còn nhỏ. Mọi sự giáo dục của tôi đều thất bại. Tôi hy vọng rằng nó sẽ trưởng thành lên, nhưng nó trở nên tệ hơn. Tôi đã từ bỏ hy vọng. Tôi sợ những nhận xét mang tính chỉ trích và châm biếm. Thế nhưng điều tôi sợ nhất đã xảy đến. Một đồng tu đổ lỗi cho hành vi của con gái tôi là do sự tu luyện kém cỏi của tôi. Một phụ nữ bảo tôi rằng cô ấy không tin Pháp Luân Công tốt cho tới khi Pháp Luân Công tu chỉnh được con gái tôi. Tôi gục ngã trong thất bại. Trong nhiều năm tôi không dám giảng chân tướng về Pháp Luân Công trước bạn bè hay người quen.

Nhờ sự giúp đỡ của một đồng tu, cuối cùng tôi nhận ra rằng nguyên nhân gốc rễ là do những tiêu chuẩn cá nhân của tôi trong vài chục năm qua. Những tiêu chuẩn đó bắt nguồn từ mong cầu người khác đánh giá tốt về mình. Đó là sự kiêu căng. Các tiêu chuẩn của tôi đã ngăn không cho tôi đồng hóa với Đại Pháp. Cuối cùng tôi nhận ra mối nguy hiểm khi chấp trước vào danh và nhớ lại điều Sư Phụ giảng về số mệnh. Rồi tôi bắt đầu liên tục phá tan chấp trước vào danh bằng chính niệm. Tôi muốn phá tan truy cầu được khen ngợi. Sau một thời gian, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn và mạnh mẽ hơn. Khi được hỏi về con gái tôi, tôi có thể trả lời một cách điềm tĩnh. Sau một thời gian mọi người thôi hỏi về con gái tôi như thể họ đã hoàn toàn quên điều đó.

Tuy nhiên, tôi mới chỉ nhận thức được vấn đề trên bề mặt. Tôi không nhận ra nguyên căn bản sâu xa hơn. Do đó, cựu thế lực không để tôi yên. Tôi gặp đi gặp lại những khảo nghiệm và khổ nạn. Tôi bắt đầu có những xung đột với các đồng tu. Tôi buộc phải rút ra bài học và tìm ra nguyên nhân căn bản.

Một đồng tu từ thành phố khác và tôi có một xung đột. Từ quan điểm của tôi, cô ấy không biết cách cư xử và ngấm ngầm hại tôi. Tôi nghĩ rằng cô ấy có tâm dơ bẩn. Tôi nghĩ cô ấy có nội tâm lạnh lùng và xấu xa. Trái tim tôi tan vỡ. Tôi thậm chí mất đi niềm tin và can đảm để tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công. Nhưng tôi không nhận ra rằng tôi chỉ là một người thường khi tôi không đánh giá sự việc như một người tu luyện. Khi tôi không hành xử tốt như một người tu luyện, tôi thậm chí còn không được xem là một người tốt dựa theo các tiêu chuẩn thông thường. Tôi chi thấy cô trong một khoảnh khắc ngắn ngủi và đã lập tức đánh giá. Tôi thậm chí cho rằng điều gọi là từ bi của người tu luyện chỉ là điều thần thoại mĩ lệ. Tôi đã buồn bã và bi quan. Nếu tôi trở thành giống cô ấy, thì tôi sẽ chỉ mang lại tiếng xấu cho Đại Pháp. Tại sao tôi không bỏ từ bây giờ? Ít nhất tôi có thể làm một người tốt dựa theo các tiêu chuẩn thông thường.

Cuối cùng tôi tỉnh ngộ ra nhờ những điểm hóa từ bi của Sư Phụ. Tôi nhận định lại tình trạng tu luyện của mình. Tôi tự hỏi mình: “Tôi được hưởng lợi trực tiếp qua tu luyện Pháp Luân Công. Tôi đã nhiều lần chứng kiến uy đức của Đại Pháp và uy lực của Sư Phụ. Tại sao tôi lại nghi ngờ Đại Pháp chỉ vì một rắc rối?” Sư Phụ giảng:

“Đến một thời kỳ nhất định còn làm cho chư vị [thấy] thật không thật, giả không giả; làm cho chư vị cảm giác cái công ấy không biết tồn tại không, có thể tu được không, rốt cuộc có thể tu luyện đến đích không, có Phật hay không; thật có giả có. Tương lai còn làm chư vị xuất hiện tình huống ấy, làm chư vị tạo thành [cảm] giác sai như thế, làm chư vị cảm giác như chúng hệt như không tồn tại, đều là giả hết, chính là để xem chư vị có thể kiên định hay không. Chư vị nói rằng chư vị cần phải kiên định không lay động, với tâm như thế, đến lúc ấy chư vị thật sự có thể kiên định không lay động, thì chư vị tự nhiên làm được tốt, bởi vì tâm tính chư vị đã đề cao lên. Nhưng hiện nay chư vị bất ổn như thế, nếu hiện nay cấp cho chư vị ma nạn ấy, chư vị sẽ hoàn toàn không ngộ, hoàn toàn không thể tu. [Về] các loại phương diện đều có khả năng xuất hiện ma nạn.” (‘Tâm nhất định phải chính’, trích Bài giảng thứ sáu, sách Chuyển Pháp Luân)

Tôi bị sốc khi đọc đi đọc lại đoạn Pháp trên. Tôi đau khổ bởi các tiêu chuẩn cá nhân bướng bỉnh của mình. Khi một ma nạn xảy đến, những “tiêu chuẩn” này nảy ra đầu tiên khiến tôi mê mờ và khiến tôi quên Pháp. Tôi hành động dưới sự thao túng của chúng như một người không tu luyện. Những tiêu chuẩn này ở tầng thứ người thường, và không gì sánh được với tiêu chuẩn của Pháp. Là một người tu luyện, tôi phải tẩy tịnh mọi thứ không phù hợp với Pháp. Tôi nhận ra mình không nhận định tình huống từ Pháp hay câu thúc bản thân như một người tu luyện. Đây không phải là lỗi của người đồng tu kia. Tôi đã học được từ trải nghiệm này rằng tôi phải thanh tẩy quan niệm về ‘một người tốt’ theo tiêu chuẩn người thường. Quan trọng hơn là tôi phải tin vào Đại Pháp. Nó chỉ tạo ra những khổ nạn tầm thường khiến tôi nghi ngờ Đại Pháp. Điều này chỉ ra rằng về cơ bản tôi không tín Pháp. Tôi là loại người tu luyện gì vậy? Tôi hổ thẹn với trạng thái tu luyện của mình.

Mặc dù tôi đã tu chính thái độ của tôi đối với việc tu luyện của mình, các quan niệm cũ vẫn tiếp tục lôi kéo tôi. Những quan niệm ngoan cố đó thường nổi lên bề mặt để quấy rối tôi và khiến tôi hỏi rằng khi nào những đồng tu ích kỷ kia với tốc độ tu luyện của một con rùa có thể tẩy bỏ được tâm ích kỷ của họ. Khi tôi học Pháp nhiều hơn, những quan niệm ngoan cố này mất chỗ ẩn náu. Tôi sớm thanh lý quan niệm rằng một số đồng tu không bao giờ có thể minh bạch Pháp ở những tầng thứ nhất định hay quyết tâm làm vậy. Nhưng những quan niệm này xuất hiện rất nhỏ nhoi và yếu ớt khi tôi phơi bày chúng dưới Pháp.

Sư Phụ giảng:

 “có những người mà tư tưởng phản ánh ra hết sức bất hảo, nhưng tôi đều không nhìn vào đó. Tôi chỉ nhìn phía mặt tốt của chư vị, vì vậy tôi có thể độ chư vị” (Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ Quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003 (phần hỏi và trả lời vào buổi chiều) (phần hỏi-đáp 2) tạm dịch, chưa chính thức) )

Đó không phải tư tưởng của thần, mà là quan niệm của người thường khi đánh giá liệu một đồng tu có thể thanh trừ mặt xấu của anh/cô ấy hay không. Tất cả chúng thần trong vũ trụ đều tôn kính Pháp. Chỉ một con người nhỏ bé không biết vũ trụ to lớn nhường nào mới dám đánh giá hay thậm chí là nghi ngờ Pháp. Mặt khác, một người sẽ không bao giờ có thể thấy được uy đức của Pháp cho tới khi anh/cô ta bày tỏ sự hết lòng tôn kính Pháp.

Sư Phụ giảng:

Thấy mới tin, không thấy không tin, vậy đó là cái thấy của kẻ ‘hạ sỹ’.”(‘“Vì sao không được thấy”, trích Tinh tấn yếu chỉ)

Với suy nghĩ này trong đầu, tôi nhận ra rằng tôi đã nuôi dưỡng quan điểm của kẻ hạ sỹ. Tôi không có niềm tin rằng Pháp hay Sư Phụ đủ uy lực để biến đổi một sinh mệnh trở nên tốt. Tôi không có đủ niềm tin! Khi tôi cuối cùng cũng ngộ ra Pháp, tôi lập tức cảm thấy thanh thản và minh bạch. Tôi tràn đầy lòng tôn trọng với người đồng tu nọ. Trong một thời gian tôi đã tu luyện tốt.

Chỉ đến khi tôi bắt đầu nghĩ mình đang tu luyện ổn định, một chuyện khác lại xảy đến. Tu luyện, như là các vòng tuổi của một cái cây, nó có nhiều lớp. Có những chấp trước trong mỗi lớp cần được tẩy tịnh trong sự tu luyện của một người. Năm ngoái một học viên địa phương mà cùng phối hợp một dự án đã đột nhiên hình thành một ý kiến tiêu cực với tôi và thậm chí nói một cách thù hằn trước các đồng tu. Ngay cả những người học viên có mặt ở đó nhận thấy có gì đó không ổn. Nhưng tôi tiếp tục trò chuyện với cô ấy như thể tôi không biết tình trạng tranh đấu đó. Họ đã kinh ngạc.

Về sau một vài đồng tu đã khó chịu về hành xử của người điều phối và nói rằng họ muốn nói chuyện với cô ấy. Nhưng tôi đã ngăn họ lại. Họ bảy tỏ sự cảm thông và mừng vì tôi đã không để nó trong tâm. Người điều phối bảo một học viên khác rằng cô ấy ấn tượng với tâm tính cao của tôi. Người điều phối cũng thú nhận cô ấy cảm thấy mình không hành xử tốt. Tôi bảo người học viên đó nói chuyện với người điều phối rằng tôi không quan tâm đến chuyện đã xảy ra. Tôi có nhiều việc quan trọng để làm. Sau một thời gian tôi hoàn toàn quên chuyện đó.

Một hôm tôi tình cờ gặp người điều phối. Tôi không ngờ cô ấy lập tức đề cập đến một bài tôi viết từ một năm trước. Cô ấy buộc tội tôi là viết một số điều không đúng và nói rằng một đồng tu đã dùng tôi để viết lại những thứ chống lại cô ấy. Bây giờ tôi cuối cùng đã nhận ra tại sao cô ấy có thái độ thù địch với tôi vào năm ngoái.

Nhưng tôi không thấy có vấn đề về độ tin cậy trong bài viết của mình. Sau cùng, rất nhiều học viên đã xác nhận sự việc trước khi tôi đưa chúng vào bài viết. Mặc khác, tôi không nghĩ rằng cô ấy nói dối. Đó chỉ là vấn đề về bất đồng quan điểm. Sau vài bài học, tôi học được cách bình tĩnh khi xảy ra mâu thuẫn. Dù cô ấy đúng hay không, tôi không tranh cãi với cô ấy. Tôi có thể không lập tức tìm ra sơ hở của mình, nhưng ít nhất tôi có thể ngăn không cho sự việc trở nên xấu hơn bằng cách giữ bình tĩnh. Tôi chân thành nói với cô ấy: ”Nếu tôi đã hại bạn bằng cách nào đi nữa, từ đáy lòng tôi muốn xin lỗi bạn.” Cô ấy nói cô ấy đã bị xúc động trước sự chân thành của tôi. Cô ấy nói cô ấy không còn ôm giữ ác cảm nào với tôi nữa. Cô ấy thêm rằng đã để chuyện đó qua rồi. Cuối cùng, cô ấy cám ơn tôi vì đã giúp cô ấy đề cao tâm tính của mình.

Tôi đọc đi đọc lại bài viết của mình, nhưng tôi không thấy bất kì điểm nào trong bài viết kể tội cô ấy. Tôi chỉ nói cô ấy quan tâm thế nào đến tình trạng tu luyện tổng thể của khu vực. Bây giờ tôi đã thấy tốt hơn.

Tôi không có cảm nhận tiêu cực nào về cô ấy. Nhưng vấn đề này nổi lên bề mặt đến một năm sau bởi một lí do. Loại chấp trước nào tôi cần phải loại bỏ? Tôi suy nghĩ cẩn thận về cuộc đối thoại với cô ấy và nhận thấy rằng tin đồn của một học viên có thể đã làm nó tệ hơn. Bất thình lình tôi có quan điểm tiêu cực về người học viên đã đồn đại kia. Tôi nghĩ ra những từ ngữ tiêu cực để miêu tả hành vi của cô ấy, như là “hai mặt”.

Rút ra từ bài học trước, tôi lập tức cố gắng ngăn nghiệp tư tưởng lôi kéo. Tôi cấm bản thân hình thành những quan điểm tiêu cực. Suy nghĩ tiêu cực là một hình thái mạnh mẽ của nghiệp tư tưởng. Nó đến từ văn hóa Đảng: một khi người ta phạm lỗi, anh ta cần bị lên án trước công chúng. Người học viên đồn đại kia có thể đã từng phạm lỗi hay lặp đi lặp lại lỗi đó, nhưng chúng chỉ đơn thuần là những khoảnh khắc trong sự tu luyện của cô ấy, không phải sự kết thúc. Làm sao tôi có thể kết luận trước về cô ấy? Hơn nữa, tôi hẳn đã tạo ra gì đó khiến cô ấy đồn đại. Nếu tôi không bao giờ nói gì về người điều phối, làm sao cô ấy có thể có cơ hội nói gì với người điều phối? Nếu tôi ngăn cô ấy khi cô ấy nói xấu người điều phối trước mặt tôi, liệu cô ấy sẽ đồn đại về người điều phối hay không? Rốt cuộc, tôi có vấn đề cần giải quyết trong tu luyện của chính mình. Tôi đã nghĩ đến việc đối chất với người học viên đã đồn đại, nhưng bây giờ tôi không còn hứng thú. Lập tức, tôi cảm thấy mỗi học viên thật thân thiện và đáng tôn trọng. Chúng ta là một chỉnh thể bất khả chiến bại và chúng ta sẽ không để Sư Phụ thất vọng.

Tất cả chúng ta đã xuống thế giới này với niềm tin rằng Chính Pháp tất thành. Không có lý gì để chúng ta làm tổn thương lẫn nhau bởi khổ nạn do cựu thế lực tạo ra.

Sư Phụ giảng:

“Du du vạn thế duyên
Đại Pháp nhất tuyến khiên”
(‘Thần lộ nan’ – trích Hồng Ngâm II)

Thời chính pháp huy hoàng của vũ trụ cũng phản ánh mối tiền duyên thần thánh giữa các học viên Đại Pháp. Phần minh bạch của chúng ta biết trân quý Pháp và mối nhân duyên tiền định của chúng ta. Tại sao chúng ta lại để chút bụi bẩn khiến chúng ta bối rối? Tất cả những bóng tối u ám sẽ biến mất dưới ánh sáng của Pháp. Sư phụ giảng:

“Bởi vì một Pháp lớn thế này đang được truyền giảng trong xã hội nhân loại, nghĩ xem nó dễ dàng thế nào để đồng hóa một con người. Để tôi đưa ra một sự tương đồng đơn giản nhất: Nếu một miếng mùn cưa rơi vào trong một lò luyện thép, nó sẽ biến mất chỉ trong một chớp mắt. Không cần nỗ lực cho một Pháp lớn như [Pháp] của chúng ta để đồng hóa một cá nhân giống như chư vị, để tiêu nghiệp của chư vị, để trừ bỏ những tư tưởng không đúng, và v.v.”(“Giảng Pháp tại Pháp Hội lần đầu ở Bắc Mỹ”)

Tôi cảm thấy không gì có thể chia rẽ các đồng tu và tôi. Ít nhất tôi có thể nói rằng không có yếu tố bại hoại nào trong không gian của tôi để gây xung đột với các đồng tu. Chỉ khi tôi nhổ tận gốc tất cả các quan niệm ích kỷ và bướng bỉnh thì tôi mới có được tiến bộ nhảy vọt trong sự tu luyện của mình và cải biến bản thân. Tôi bắt đầu làm tốt ba việc. Khi tôi giảng chân tướng, kết quả tốt hơn rất nhiều. Thậm chí cuộc sống thường nhật của tôi cũng trở nên tốt hơn. Tôi nhận thấy sự mỹ diệu khi hòa tan trong Pháp. Tôi cảm nhận được niềm vui và vinh dự khi được là một đệ tử Đại Pháp. Tôi thấy niềm hạnh phúc và thiêng liêng khi được đắm mình dưới ân huệ vô hạn của Pháp.

Tôi muốn cám ơn tất cả các đồng tu với một niềm tin kiên định vào Pháp và Sư Phụ! Tôi muốn cám ơn tất cả các đồng tu dù tôi có quen hay không! Hãy trân quý mối tiền duyên thiêng liêng của chúng ta với Pháp! Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/22/明慧法会–消除间隔在自心-249146.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/3/129835.html
Đăng ngày 3-1-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share