Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại lục

[MINH HUỆ 10-05-2023] Trong phương diện tu luyện, do bản thân ngộ tính kém, nên cứ va vấp và đi nhiều đường vòng, tu rất gian nan, nhưng niềm tin kiên định vững như bàn thạch vào Sư phụ và Đại Pháp thì chưa bao giờ dao động.

Sau đây tôi sẽ nói một chút về thể hội tu luyện của bản thân.

Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, tôi đã đi Bắc Kinh bốn lần để chứng thực Pháp và duy hộ Đại Pháp. Tôi từng bị bắt giam phi pháp bốn lần, bị cải tạo lao động phi pháp một năm. Nhờ sự từ bi bảo hộ của Sư phụ, tôi đã bước đi đến ngày hôm nay.

Tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp vào ngày 15 tháng 8 năm 1996. Khi bắt đầu tu luyện, trạng thái tu luyện của tôi rất không tốt, khi học Pháp và luyện công luôn mê mờ hoặc buồn ngủ. Vì để khắc phục những vấn đề này, tôi đã đứng hoặc quỳ khi học Pháp, kéo dài thời gian đả tọa song bàn, một lần đau thường kéo dài nửa giờ hoặc một giờ đồng hồ, có lần tôi ngất đi vì đau. Khi học Pháp, tôi thường tận dụng cơn đau của tư thế ngồi song bàn để chống lại cơn buồn ngủ, điều này thực sự đã loại bỏ rất nhiều chấp trước của tôi, giúp tôi kiên định bước đi đến ngày hôm nay.

Hôm nay trọng điểm nói về quá trình tu luyện và thể hội ở phương diện phối hợp chỉnh thể đồng tu giảng chân tướng và cứu người.

1. Giải cứu đồng tu, ba lần đến Cục Công an

Tháng 9 năm 2016, hai đồng tu bị bắt giam phi pháp ở thành phố tôi phải đối mặt với một phiên tòa phi pháp. Đồng tu mời luật sư, đồng thời cũng đến viện kiểm sát, tòa án và Cục Công an để giảng chân tướng.

Lần thứ nhất, tôi lấy danh nghĩa người nhà đến Cục Công an cùng với cha và luật sư của đệ tử Đại Pháp bị giam giữ phi pháp để tìm Đội trưởng Đội An ninh Quốc gia. Nhưng cha của đồng tu không mấy ủng hộ chúng tôi giảng chân tướng cho đối phương, nên lần thứ nhất không giảng thành công. Lần thứ hai là gửi tài liệu pháp luật (có nội dung chân tướng) cho Cục trưởng Cục Công an. Đầu tiên chúng tôi bỏ tài liệu pháp luật vào trong bìa hồ sơ. Tôi đến văn phòng của Cục trưởng nhưng ông ấy không có ở đó. Thư ký hỏi tôi tìm Cục trưởng có việc gì? Tôi nói bìa hồ sơ này là của ông Hoàng gửi cho Cục trưởng, thư ký nói anh ấy sẽ chịu trách nhiệm chuyển. Như vậy tài liệu pháp luật được chuyển đến tận tay Cục trưởng một cách rất thuận lợi. Theo đồng tu làm việc tại Cục Công an, tại cuộc họp tổng kết của Cục vào cuối năm 2016, lãnh đạo đã không đề cập đến Pháp Luân Công, trước đây, trong cuộc họp tổng kết hàng năm đều đề cập đến Pháp Luân Công cùng với việc sắp xếp bức hại như thế nào.

Đồng tu chia sẻ rằng vẫn phải đến Đội An ninh Quốc gia một chuyến, do đó tôi đã đến văn phòng Đội An ninh Quốc gia của Cục Công an lần thứ ba. Khi ấy chỉ có một mình Đội trưởng Đội An ninh Quốc gia ở đó. Ông ấy vừa nhìn thấy tôi liền nói: “Lần trước đã để anh đi, lần này anh đừng tưởng có thể rời đi.” Tôi nói tôi là người nhà (của đệ tử Đại Pháp bị bắt giam phi pháp), muốn nói chuyện với ông ấy. Ông ấy yêu cầu tôi cho ông ấy biết tên của tôi trước. Tôi nghĩ mình là người đã vào sổ bìa đen của thành phố, mặc dù Đội trưởng Đội An ninh Quốc gia đã đổi người, ông ấy không biết tôi, nhưng chỉ cần tôi nói ra tên, họ sẽ biết tôi là người mà họ gọi là “phần tử ngoan cố”, như vậy sẽ cản trở ông ấy nghe chân tướng, nên tôi đã nói bút danh của mình. Sau đó ông ấy bảo tôi nói đi.

Tôi nói: “Nghe nói anh là người rất thiện lương, rất hiếu thảo với ông bà cha mẹ trong nhà.” Tôi nói tiếp: “Người xưa có câu, nhà tích thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích ác ắt sẽ có tai ương. Người xưa đều nói rằng không ai giàu quá ba đời, vậy vì sao gia đình của Phạm Trọng Yêm thời Bắc Tống lại có thể hưng thịnh 800 năm? Kỳ thực dùng bốn chữ là có thể nói rõ, đó chính là tích đức hành thiện. Trong ‘Tam tự kinh’ cũng có mấy câu rằng: ‘Đậu Yên Sơn, hữu nghĩa phương; Giáo ngũ tử, danh câu dương’ (Tạm dịch: Lão Đậu ở Yên Sơn, có phương pháp giáo dục; Dạy dỗ năm người con, cả năm đều thành danh). Vì sao năm người con trai của Đậu Yên Sơn đều làm quan lớn, cả năm đều đỗ đạt, thực chất vẫn là dùng bốn chữ đó để tóm tắt, đó là tích đức hành thiện.”

“Bây giờ nếu anh bảo vệ người tốt, bảo vệ người tu Phật, thì chính là đang tích đại đức cho bản thân. Từ góc độ pháp luật mà nói, thì có thể vì chúng tôi mà nói đôi lời. Vào năm 2000 và 2005, Bộ Công an đã công bố hai lần ‘Thông báo về một số vấn đề liên quan đến việc xác định và cấm tổ chức tà giáo’, đó là thông tư số 39 (năm 2000), và thông tư số 39 (năm 2005). Cả hai thông tư rõ ràng xác định rằng Pháp Luân Công không nằm trong danh sách 14 tà giáo.”

Lúc này, ông ấy cầm tài liệu pháp luật mà tôi đưa cho ông và đi tới đi lui. Tôi nói tiếp: “Năm 2011, số 28 của ‘Công báo Quốc vụ viện’ đã đăng toàn văn Lệnh số 50 của Tổng cục Báo chí và Xuất bản, bãi bỏ hai văn kiện (Điều 99 và Điều 100) về việc cấm xuất bản sách Pháp Luân Công trong thời Giang Trạch Dân, cho thấy thái độ rõ ràng của Quốc vụ viện rằng sách Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp ở Trung Quốc.” Nghe xong đến đây, ông ấy nói: “Anh vẫn còn điều gì muốn nói không?”

Thái độ của ông ấy dịu đi trông thấy.

Tôi tiếp tục giảng về “Vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn” là giả mạo, mục đích là vu cáo hãm hại Pháp Luân Công. Ông ấy nói rằng một đệ tử Đại Pháp đã giảng chân tướng cho ông khi ông mua thuốc ở một hiệu thuốc.

Tôi nói: “Điều 54 Chương 9 ‘Luật Công chức’ có hiệu lực ngày 01/01/2006 quy định: ‘Công chức thi hành quyết định hay mệnh lệnh trái pháp luật, phải chịu trách nhiệm tương ứng theo quy định của pháp luật.’ Anh phải cho bản thân một con đường rút lui chứ! Ngay sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, Cục trưởng Cục Công an Bắc Kinh là Lưu Truyện Tân đã tự sát. Còn có một số cảnh sát trung thành thực hiện chỉ thị của Mao Trạch Đông, khiến nhiều cán bộ kỳ cựu và những người lương thiện vô tội phải mất mạng, sau Cách mạng Văn hóa, họ bị đưa đến Vân Nam để hành quyết bí mật, những gì mà các thành viên gia đình nhận được là một tờ giấy thông báo ‘đã chết trong khi làm nhiệm vụ’.”

Lúc này ông ấy đột nhiên nói: “Anh mà còn quấy rầy tôi, tôi sẽ giam anh lại.”

Tôi biết đã đến lúc nên đi, và nói: “Vậy tôi đi, vì trong tài liệu pháp luật đã nói rất toàn diện, anh tự xem nhé.”

Mỗi khi tôi đi đến viện kiểm sát, tòa án, Cục Công an để giảng chân tướng, thì nhóm học Pháp, thậm chí là đệ tử Đại Pháp trong toàn thành phố, tất cả đều phát chính niệm cho tôi, lần này còn có bốn vị đệ tử Đại Pháp phát chính niệm trong sân của Cục Công an. Lần giảng chân tướng này có thể nói là thành công. Tôi có thể cảm thấy sức mạnh của sự phối hợp chỉnh thể, vì các đệ tử Đại Pháp khác đã giảng chân tướng trải đường trước đó, nên bản thân tôi càng thể hội được sự từ bi gia trì của Sư phụ. Thực sự là “tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân). Bản thân chỉ là động chân, động miệng, còn việc thực sự là do Sư phụ làm.

Sau đó, tôi luôn cảm thấy mình không chân khi không nói cho ông ấy biết tên thật của mình, bây giờ ông ấy đã nghe chân tướng, và không còn vấn đề trở ngại trong việc giảng chân tướng nữa, tôi nghĩ sẽ nói cho ông ấy biết tên thật của tôi tại phiên tòa, thuận tiện nhờ ông ấy dẫn tôi vào dự phiên tòa. Không ngờ là ông ấy không đến khi phiên tòa mở. Nghe nói ông ấy chuẩn bị rời khỏi vị trí Đội trưởng Đội An ninh Quốc gia. Về sau được biết ông ấy chuyển đến đội cảnh sát giao thông với tư cách là đội trưởng.

Tôi luôn muốn bù đắp thiếu sót của bản thân, và Sư phụ đã an bài cho tôi. Một hôm ông ấy đến phòng khám của chúng tôi để khám bệnh, tôi liền nói cho ông ấy biết tên thật của mình. Trong khi nói chuyện, ông ấy có chút hối hận, cảm thấy vị trí đội trưởng đội cảnh sát giao thông quá vất vả, còn vị trí Đội trưởng Đội An ninh Quốc gia thì nhàn nhã hơn. Tôi nói rằng: Trương Chí Tân bị xử bắn trong Cách mạng Văn hóa, nhưng Trưởng Cục Công an lúc đó là Hồng Đức Tân đã không ký, nhưng người đứng đầu Cách mạng Văn hóa thời đó là Lăng Thiểu Dân đã ký. Trong thời gian thanh toán sau Cách mạng Văn hóa, Hồng Đức Tân tránh được một nạn, trong khi Lăng Thiểu Dân bị kết án tù và chết khi được tạm tha y tế. Trung Cộng bức hại đệ tử tu Phật thì tội càng nặng, anh rời khỏi cương vị nguy hiểm, đó là điều may mắn. Ông ấy cảm thấy có đạo lý, bây giờ khổ nhọc một chút cũng xứng đáng.

2. Giảng chân tướng cho thẩm phán

Tháng 5 năm 2017, có hai đồng tu bị tòa kết án oan: Một người bị kết án bốn năm, và người kia bị kết án ba năm rưỡi. Sau khi kháng cáo, vụ án nhanh chóng được chuyển đến Tòa án Trung cấp. Chúng tôi và luật sư cùng đi đến Tòa án Trung cấp, một mình luật sư vào, chúng tôi ngồi trong xe phát chính niệm: “Thẩm phán này, các ông phải minh bạch chân tướng, không thể ‘trợ Trụ vi ngược’, phải bảo vệ đệ tử Đại Pháp tu Phật, lựa chọn cho bản thân các ông một tương lai tươi sáng, chúng tôi đến để cứu các ông.”

Một mình luật sư vào trong nói chuyện với thẩm phán, sau khi đưa tài liệu pháp luật cho thẩm phán thì quay trở lại bãi đậu xe. Lúc này không biết sao thẩm phán cũng đến, nhìn từng người chúng tôi trên xe, với vẻ mặt như muốn nói: “Các vị đến cứu tôi, các vị còn không xuống xe, vậy có tính là cứu người không!” Lúc đó, tôi cảm thấy xấu hổ toát mồ hôi, trong tâm nói với Sư phụ rằng: “Sư phụ ơi, con không làm tốt, lần sau có cơ hội nhất định sẽ làm tốt.”

Không lâu sau, Sư phụ đã ban cho chúng tôi cơ hội. Tháng 10 năm 2018, một đệ tử Đại Pháp ở quận lân cận bị kết án phi pháp, và hai quận chúng tôi cùng phối hợp giải cứu đồng tu đó. Chúng tôi đến Tòa án Trung cấp, lần này tôi nghĩ nhất định phải làm tốt, không cô phụ sự từ bi cứu độ của Sư phụ dành cho chúng tôi, không cô phụ hy vọng của chúng sinh. Khi tôi và người nhà của đệ tử Đại Pháp bị kết án phi pháp bước vào bộ phận lập hồ sơ của Tòa án Trung cấp, phải đi qua kiểm tra an ninh, lúc này trong tâm tôi hơi hoảng, do dự có nên vào hay không? Vì trong túi tôi có một tấm bùa hộ thân và một câu chuyện chia sẻ về bùa hộ thân do một đệ tử Đại Pháp viết, nếu bị phát hiện ra thì biết làm sao…

Thái độ của người cảnh sát kiểm tra an ninh rất ôn hòa, và nói: Mau đến kiểm tra nhé! Tôi cảm thấy như Sư phụ đang kéo tay tôi tiến về phía trước. Tôi đặt túi ở chỗ kiểm tra an ninh, và vượt qua vòng kiểm tra an ninh một cách suôn sẻ. Lúc này thẩm phán cũng đến bộ phận lập hồ sơ, thẩm phán chỉ vào tôi và hỏi người nhà của đệ tử Đại Pháp bị kết án phi pháp rằng, người này là ai? Người nhà của đệ tử Đại Pháp bị kết án phi pháp nói tôi là người nhà.

Sau khi thẩm phán đọc xong hồ sơ, ông ấy quay trở lại sân của Tòa án Trung cấp, và chúng tôi theo sát ông ấy.

Người nhà nói rằng gia đình chúng tôi rất khó khăn, mong thẩm phán giúp đỡ. Thẩm phán nói rằng nếu anh ấy phạm tội thì tôi có thể làm gì đây? Tôi nói rằng tòa án địa phương đã kết án các đệ tử Đại Pháp dựa trên giải thích tư pháp của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao, là hai cơ quan cấp cao thực thi pháp luật. Thẩm phán nói đó là cơ quan thực thi pháp luật.

Tôi nói: Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc quy định trong “Nghị quyết tăng cường công tác giải thích pháp luật” năm 1981 rằng, giải thích tư pháp chỉ được giải thích việc áp dụng cụ thể pháp luật trong công tác tư pháp, chứ tuyệt đối không được tạo ra luật ngoài văn bản quy phạm pháp luật. Với tư cách là cơ quan thực thi pháp luật, hai cơ quan cấp cao rõ ràng đã vượt quá thẩm quyền của họ, vì vậy không thể dựa vào cách giải thích tư pháp của họ làm cơ sở pháp lý.

Thẩm phán đồng ý và nói: “Cảnh sát của chúng tôi đang phạm tội tập thể.” Và nói tiếp: “Thẩm phán chúng tôi sẽ đọc kỹ tài liệu pháp luật mà các anh cung cấp.”

Khi gặp mặt thẩm phán lần thứ hai, ông ấy nói: Chúng tôi và hội đồng tư pháp đã đọc các tài liệu pháp luật mà các anh cung cấp.

Vào thời điểm đó, ông ấy đã nhận các tài liệu pháp lý, tài liệu bổ sung từ chúng tôi và rất thân thiện với chúng tôi, thực chất, trong tâm họ đều biết chuyện gì đang xảy ra.

3. Giảng chân tướng cho lãnh đạo đơn vị

Tôi có nguyện vọng muốn giảng chân tướng cứu độ cho các lãnh đạo đơn vị nơi tôi làm việc, và Sư phụ đã trải đường cho tôi. Một lần, cấp trên đến đơn vị chúng tôi kiểm tra công tác, trưởng nhóm là bạn học hồi tôi còn là sinh viên y khoa. Anh ấy muốn gặp tôi sau khi nhìn thấy tên tôi trong văn phòng đơn vị. Khi lãnh đạo đơn vị liên lạc với tôi, tôi mau chóng đến đơn vị, thì họ đã đợi sẵn ngoài cổng từ lâu. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt mà Sư phụ an bài, nhất định phải biết nghĩ cho họ, biết nghĩ cho đơn vị. Sau khi gặp bạn học cũ, tôi đã khen ngợi anh ấy, thực ra khi còn đi học, phương diện nào của anh ấy cũng rất xuất sắc. Sau đó, tôi chuyển chủ đề, tôi nói các anh đến đơn vị tôi kiểm tra công tác, mong các anh chiếu cố một chút. Bạn học cũ nói rằng: Đơn vị các anh vốn làm rất tốt. Tôi nói: Vậy cảm ơn các anh. Nói xong họ lên xe rời đi.

Kể từ đó, các lãnh đạo rất quan tâm đến tôi. Lần nọ, khi tôi giảng chân tướng thì bị người nào đó báo cáo với đơn vị, lãnh đạo chỉ nói với tôi rằng: “Phải chú ý an toàn.”

Sau khi tôi nghỉ hưu, lãnh đạo lại muốn mời tôi tiếp tục làm việc. Sau khi bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán vào năm 2020, tôi đã đến văn phòng đơn vị để giảng chân tướng và tặng bùa hộ thân cho lãnh đạo và đồng nghiệp trong văn phòng. Căn bản họ đều tiếp nhận, chỉ có phó viện trưởng không nhận, nhưng ông ấy cũng không phản đối Đại Pháp, còn rất thân thiện với tôi.

4. Tu luyện trong gia đình

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996.

Trước khi tu luyện, tôi ốm yếu và nhiều bệnh, bị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng, thường xuyên bị cảm lạnh và ho. Đặc biệt là tính cách nóng nảy của vợ, nên gia đình thường cãi vã, điều mà bà ấy thường nói nhất là: Một người đàn ông to lớn không thể gánh vác trách nhiệm, không kiếm thêm chút tiền nuôi dưỡng gia đình, suốt ngày chỉ biết đi khắp nơi tìm cách trị bệnh cho bản thân (chỉ việc rèn luyện khí công).

Đôi khi nhìn thấy một số phụ nữ trong bệnh viện đặc biệt quan tâm chăm sóc chồng đang bệnh, tôi cảm thấy rất buồn. Vì tôi bệnh, không những không được vợ chăm sóc, mà còn thường xuyên bị mắng, bà ấy thường mắng rằng: “Sao anh không đau đến chết cho rồi? Sống chi hại người!”

Thiết nghĩ người vợ nên quan tâm chăm sóc chồng, đời này tôi không có phúc phận đó, khó khăn đến đâu cũng không có được sự ấm áp của gia đình. Vì vậy tôi cũng không quan tâm đến cảm nhận của bà ấy, thường đối nghịch với bà ấy. Một lần trong lúc cãi nhau, tôi đã ném cái ghế về phía bà ấy, và trút giận bằng cách đập vỡ bể nước. Vợ tôi cũng nhiều lần bỏ nhà đi lúc nửa đêm vì tức giận. Một lần, sau khi bà ấy bỏ đi lúc nửa đêm, mấy người họ hàng chúng tôi không tìm thấy bà ấy. Hôm sau mới biết rằng bà ấy được một phụ nữ tốt bụng đưa về nhà tá túc qua đêm. Hóa ra bà ấy muốn dìm mình xuống ao, nhưng người phụ nữ tốt bụng này đã cứu bà ấy khi nghe thấy tiếng khóc.

Sau khi tôi đắc Pháp, mới nhận ra lỗi của bản thân. Dần dần tôi học được cách tìm ở bản thân, tôi nghe theo lời dạy bảo của Sư phụ, và biết nghĩ cho người khác. Khi gặp mâu thuẫn thì trước tiên tìm ở bản thân, mặc dù bản thân không sai cũng phải nhẫn, có lẽ do nghiệp lực của bản thân hoặc do kiếp trước tôi đã đối xử không tốt với bà ấy. Tôi cố gắng nhẫn dù khó nhẫn đến đâu, và không ngừng quy chính bản thân. Kể từ đó, hoàn cảnh gia đình đã có chuyển biến căn bản, tôi không còn tranh cãi với vợ nữa, chỉ tìm chỗ nào của bản thân chưa làm tốt, sau đó chiểu theo những gì Sư phụ dạy bảo để kịp thời sửa đổi.

Một lần, bà ấy rất tức giận với tôi, liên tục nói tôi sai chỗ này, sai chỗ kia. Tôi liền tìm ở bản thân xem rốt cuộc là sai ở đâu, hóa ra là tâm sắc. Trong đơn vị, tôi cười cười nói nói với các đồng nghiệp nữ, cảm thấy rất bình thường, chẳng có gì là bất thường cả. Nhưng là người tu luyện, đặc biệt lại là đệ tử đã tu luyện hơn 20 năm, thì tuyệt đối không nên như vậy. Càng không thể dùng tiêu chuẩn đạo đức trượt dốc để yêu cầu bản thân.

Sư phụ giảng:

“Các đệ tử Đại Pháp mà bản thân làm không tốt, thì không thể cứu độ chúng sinh được. Bản thân thực thi không tốt thì chư vị còn cứu độ chúng sinh sao đây? Niệm đầu chư vị xuất ra đã là bất chính rồi, thì chư vị làm sao có thể thực thi cho tốt việc này? Tương đương với trợ giúp tà ác rồi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007, Giảng Pháp tại các nơi VIII)

Vì vậy, tôi vâng lời Sư phụ, liên tục tìm ở bản thân, quy chính bản thân, không nói cười với các đồng nghiệp nữ trong đơn vị nữa, hoàn cảnh gia đình đã phát sinh chuyển biến căn bản.

Bây giờ vợ tôi đã hoàn toàn khác trước đây, trở nên nhu hòa và thiện lương, có thể quan tâm đến người khác, siêng năng và lạc quan, không còn ra ngoài khiêu vũ và chơi mạt chược nữa. Thấy tôi ăn ít thịt, vợ lo lắng tôi không đủ dinh dưỡng, thường mua một số thực phẩm bổ sung về nhà như nhãn khô, hạt óc chó, sữa bột, đậu phộng… và giục tôi ăn. Khi tôi có việc phải ra ngoài vào buổi tối và trở về nhà muộn, vợ luôn đợi, thậm chí đợi đến khi tôi về rồi mới đi ngủ. Đôi khi tôi đang đọc sách, vợ chuẩn bị sẵn thức ăn rồi đem đến tận nơi.

Vợ trở nên quan tâm và ân cần với tôi, đây là điều mà dẫu có nằm mơ cũng không tưởng tượng được, thực sự là không cầu mà tự đắc. Trong nhà trở nên vui vẻ hòa thuận, vợ còn thường nghe phát thanh Minh Huệ, và câu chuyện Văn hóa Thần truyền, tư tưởng cũng trở nên ngày càng thuần tịnh và chất phác, thực sự là một người vợ và người mẹ tốt.

Tôi vẫn chưa làm tốt ở nhiều phương diện, cần tinh tấn hơn, không ngừng đề cao trong Pháp, và cứu nhiều chúng sinh hơn.

Cảm tạ Sư phụ từ bi khổ độ! Khấu bái Sư tôn!

Trên đây là thể hội tu luyện cá nhân, nếu có chỗ nào không ở trong Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/5/10/聽師父的話-修心性救眾生-444921.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/15/210318.html

Đăng ngày 31-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share