Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 18-07-2023] Ngày 11 tháng 7 năm 2022, bà Ngụy Lệ Bình, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Hải Lâm, đã bị cảnh sát tà ác từ đồn cảnh sát và Đội An ninh Nội địa thuộc Sở cảnh sát thành phố Hải Lâm bắt cóc. Sau 15 ngày bị tạm giam phi pháp, bà được “bảo lãnh tại ngoại“ trở về nhà. Giữa tháng 7 năm 2023, chúng tôi được biết bà Ngụy đã bị mưu hại và vụ án của bà được chuyển đến Tòa án thành phố Hải Lâm.

Bà Ngụy Lệ Bình từ nhỏ đã ốm yếu, thân thể mang các loại bệnh như tăng nhãn áp, viêm mũi, viêm họng, viêm dạ dày, viêm khớp sau sinh, co thắt tâm thất sớm (PVC). Bà bị bệnh phong thấp đau nhức phải mặc quần áo dày gần như cả năm; bệnh tật dày vò khiến cả thân lẫn tâm bà đều thống khổ vô cùng. Cuộc sống của bà trở nên khó khăn vì chi phí trị bệnh đã vượt quá khả năng chi trả của bà.

Một lần bà vô tình nghe thấy chị dâu và hàng xóm chia sẻ về kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nói về hiệu quả trị bệnh thần kỳ của Pháp Luân Công. Lúc ấy bà Ngụy đã mượn họ cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” và bắt đầu đọc. Sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt, bệnh tật toàn thân của bà đã biến mất chỉ trong vài ngày. Hằng ngày bà đã có thể chăm sóc cho mẹ và chồng con, trong khi trước đây đều là người khác phải chăm sóc bà. Từ sâu trong tâm, bà Ngụy Lệ Bình vô cùng cảm ân Pháp Luân Đại Pháp.

Sau khi bà Ngụy Lệ Bình tu luyện được hơn một năm, tà đảng Trung Cộng bắt đầu điên cuồng bức hại Pháp Luân Công. Bà Ngụy vẫn kiên trì tu luyện và đã nhiều lần bị bắt cóc, giam giữ phi pháp và tra tấn dày vò tại đồn cảnh sát, trại tạm giam và nhà tù.

Ngày 11 tháng 7 năm 2022, bà Ngụy Lệ Bình bị cảnh sát tà ác của đồn cảnh sát và Đội An ninh Nội địa thuộc Sở cảnh sát thành phố Hải Lâm bắt cóc, sau 15 ngày bị giam giữ phi pháp, bà được cho “bảo lãnh tại ngoại” về nhà. Giữa tháng 7 năm 2023, chúng tôi được biết bà Ngụy đã bị mưu hại và vụ án của bà được chuyển đến Tòa án thành phố Hải Lâm.

Dưới đây là những gì bà Ngụy đã trải qua trong quá trình bị tà đảng Trung Cộng bức hại:

Nói lời thật, nhưng lại bị sách nhiễu, bắt cóc và giam giữ phi pháp

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, tà đảng Trung Cộng bắt đầu điên cuồng bức hại Pháp Luân Công. Bà Ngụy thường xuyên bị cảnh sát tà ác thuộc đồn cảnh sát Hoành Đạo, Sở cảnh sát thành phố Hải Lâm sách nhiễu, giám sát, tra hỏi “có học Pháp Luân Công không, có tới Bắc Kinh kêu oan không.” Cuối tháng 10 năm 1999, đồn trưởng Ôn Thành của đồn cảnh sát Hoành Đạo phái người theo dõi bà Ngụy, thấy bà rút tiền từ ngân hàng nên cho rằng bà muốn đến Bắc Kinh kêu oan. Ông ta đã phái đồn phó Triệu Vũ dẫn người bắt cóc bà tới đồn cảnh sát, cưỡng ép bà “cam đoan không kêu oan, không luyện công nữa.“ Bà Ngụy Lệ Bình từ chối yêu cầu vô lý này, bà đã bị giam giữ bức hại 2 tháng tại trại tạm giam thành phố Hải Lâm, bị bòn rút 2.000 tệ mới được trả tự do, nói là “bảo lãnh tại ngoại.”

Tết Dương lịch năm 2000, bà Ngụy bị cảnh sát tà ác tên là Vương Vận Đường thuộc đồn cảnh sát Hoành Đạo bắt cóc tới cơ quan chính quyền thị trấn, bị giam phi pháp 7 ngày. Mỗi ngày có ba đến bốn người thay phiên canh gác bà, muốn bà cam đoan không đến Bắc Kinh.

Trong suốt dịp Tết truyền thống Trung Quốc, cảnh sát tà ác của đồn cảnh sát Hoành Đạo thường xuyên đến nhà bà quấy rối, muốn bà “cam đoan“ cái này, “cam đoan” cái kia; rơi vào đường cùng, bà Ngụy Lệ Bình cùng một vài học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh, sống ở một khu ngoại ô, không biết làm sao để mang oan tình đề đạt lên lãnh đạo Trung ương. Họ đã bị gài bẫy, bị cảnh sát tà ác tại đồn cảnh sát Tùng Du bắt cóc, sau đó bị đưa về địa phương. Tại đây họ đã bị bức hại và giam giữ phi pháp ở trại tạm giam thành phố Hải Lâm. Trong trại tạm giam, khi bà Ngụy luyện công đã bị cảnh sát Dương Hành dùng “tiểu bạch long” (ống nhựa màu trắng) quật và bị xiềng chân trong nửa tháng.

Các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp tại trại tạm giam thành phố Hải Lâm đã viết đơn kêu oan. Sau khi bà Ngụy gửi lá thư cho Lữ Lập Hải, lúc đó đang là phó phòng An ninh Chính trị của Sở cảnh sát thành phố Hải Lâm, bà đã bị kết án phi pháp hai năm cải tạo lao động. Trưởng phòng An ninh Chính trị Tống Ngọc Mẫn ép buộc bà viết cam đoan “không kêu oan, không luyện công“. Sau khi bị giam giữ và bị bức hại trong bảy tháng, bà đã được trả tự do.

Bà Ngụy Lệ Bình vì tránh bị quấy nhiễu đã chuyển cả gia đình tới Sơn Đông; sau này vì cuộc sống lại trở về địa phương mở một quán mỳ để mưu sinh, cảnh sát tà ác của đồn cảnh sát đã thường xuyên tới sách nhiễu.

Bị người của Sở cảnh sát thành phố Hải Lâm đánh thủng tai, bất tỉnh nhân sự

Tháng 4 năm 2002, bà Ngụy bị bắt cóc tới đồn cảnh sát Hoành Đạo. Cảnh sát tà ác đã tra tấn bức cung bà, chiếc còng trên tay bà cắm cả vào da thịt. Ba giờ sáng, bà Ngụy bị ép đưa đến phòng An ninh Chính trị Sở cảnh sát thành phố Hải Lâm. Ngày hôm sau, cảnh sát tà ác chia làm bốn ca sáng, chiều, tối và đêm, vừa tra tấn vừa dụ dỗ để bức cung bà. Chiều ngày thứ năm, bà Ngụy đã trốn thoát khỏi tầng 5 của phòng An ninh Chính trị, đến sáng hôm sau lại bị cảnh sát bắt về. Cảnh sát Lữ Lợi Hải đã tát vào mặt bà; bà bị đánh đến bất tỉnh nhân sự, tai trái bị đánh thủng (đến nay một bên tai của bà đã bị điếc); đợi bà tỉnh lại chúng lại tiếp tục tra tấn bức cung bà.

2023-7-17-200144-0.jpg

Một hình thức tra tấn của Trung Cộng: Đánh đập

Bà Ngụy đã bị giam giữ ở trại tạm giam thành phố Hải Lâm, nửa tháng sau bà bị đưa tới phòng Điều tra kinh tế. Trưởng phòng Điều tra kinh tế là Lưu Quốc Bân cùng cảnh sát tà ác Lô Hoành Vĩ đã đến trại tạm giam gặp bà để thẩm vấn phi pháp. Lưu Quốc Bân tới trại tạm giam mượn “tiểu bạch long”, nhằm vào đỉnh đầu bà Ngụy đánh tàn nhẫn nhưng vẫn không thu được kết quả, liền đưa bà trở về trại tạm giam trả cho phòng An ninh Chính trị.

Tại trại tạm giam thành phố Hải Lâm, bị bức thực dã man và chịu tra tấn còng tay xiềng chân

Tại trại tạm giam thành phố Hải Lâm, bà Ngụy Lệ Bình đã chọn hình thức tuyệt thực để phản bức hại và đã bị bức thực dã man. Khi bức thực, họ dùng cháo bột ngô trộn với một lượng lớn muối đổ vào khí quản của bà. Bà Ngụy bị bức thực sáu, bảy ngày không thể cử động, ho khan và thổ huyết trong suốt mấy tháng.

2023-7-17-200144-1.jpg

Một hình thức tra tấn của Trung Cộng: Bức thực tàn bạo

Tháng 7 năm 2002, bà Ngụy bị Tòa án thành phố Hải Lâm kết án phi pháp 5 năm, đến tháng 12 cùng năm bà bị chuyển đến nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang. Vì tình trạng sức khoẻ của bà rất kém, nhà tù đã từ chối nhận. Sau khi bà trở về trại tạm giam thành phố Hải Lâm, sở trưởng Tổ Minh, đại đội phó Đan Thành Cường, sở phó Khương Hưng Thuỵ, bác sĩ trại giam Nhậm Hồng Kiệt, v.v., đã mượn cớ bà Ngụy nói sức khỏe bản thân không tốt, bắt bà đeo xiềng chân trong suốt bốn, năm ngày. Đến khi bà Ngụy tuyệt thực để kháng nghị, xuất hiện tình trạng tiểu ra máu, thổ huyết, họ mới tháo xiềng cho bà.

2023-7-17-200144-2.jpgMột hình thức tra tấn của Trung Cộng: Còng tay xiềng chân

Đầu năm 2003, bà Ngụy cùng một học viên Pháp Luân Công trao đổi với nhau vài câu, liền bị đại đội phó Đan Thành Cương bắt đeo “thủ phủng tử” (một công cụ tra tấn), cắm vào da thịt của bà. Trực ban hôm sau là sở phó đã sợ bà Ngụy xảy ra chuyện nên đã nới lỏng “thủ phủng tử“.

Tại nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang, bị trói ngược, đánh đập tàn nhẫn và còng tay treo ngược sau lưng

Tháng 9 năm 2003, bà Ngụy bị bức hại ép đến nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang. Trong nhóm tập huấn, bà đã bị trói ngược và đánh đập tàn nhẫn. Trưa ngày 6 tháng 7 năm 2005, cảnh sát tà ác Khang Á Trân, Thôi Diễm, Lâm Giai, Ngô Tuyết Tùng đã đưa học viên Pháp Luân Công Trương Diễm Hoa tới một căn phòng không có người giám sát, để các phạm nhân Lưu Nham, Trương Minh Mỹ, Vương Kiệm Thu, Lưu Diễm Bình đè bà xuống, bẻ cánh tay bà ra đằng sau, còng ở chỗ cao nhất của chiếc giường hai tầng, mũi chân chỉ hơi chạm đất, trọng lượng toàn thân thể dường như treo lên chiếc còng. Loại tra tấn treo lên này cực kỳ tàn ác. Bà Trương Diễm Hoa đã phải chịu đau đớn vô cùng thống khổ trong gần một giờ đồng hồ. Sau đó các học viên Pháp Luân Công khác là Vương Kim Nguyệt, Lưu Hồng Hà, Mạnh Thục Anh, bà Ngụy Lệ Bình, Phó Quế Hương từng người cũng bị treo lên chịu hình thức tra tấn này.

2023-7-17-200144-3.jpgMột hình thức tra tấn của Trung Cộng: Còng tay treo ngược sau lưng

Cuối năm 2006, nhà tù đã đem các học viên Pháp Luân Công tách ra mỗi người ở một phòng nhỏ, hằng ngày có hai phạm nhân vây quanh, tiến hành “chuyển hoá” tẩy não. Bốn tháng sau bà Ngụy hết hạn án oan, được thả về nhà.

Quấy rối, bắt cóc, giam giữ phi pháp, một lần nữa đối mặt với sự bức hại của pháp luật

Tháng 4 năm 2007, bà Ngụy Lệ Bình hết hạn 5 năm án tù oan, ra khỏi nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang. Đồn cảnh sát địa phương lại dò la tung tích của bà, không ngừng sách nhiễu.

Tháng 12 năm 2007, trong khi đi giảng chân tướng, bà Ngụy đã bị bắt cóc. Cảnh sát tà ác Kim Hải Châu, Quan Cảnh Vĩ, Tống Ngọc Mẫn thuộc Đội An ninh Nội địa và đồn cảnh sát số 2 thành phố Hải Lâm đã xông tới quán hàng nhỏ của bà, cướp đi các sách Đại Pháp và bắt cóc bà đưa đến đồn cảnh sát số 2. Sau đó bà bị ép đưa đến trại tạm giam thành phố Hải Lâm bức hại giam giữ trong 5 ngày.

Ngày 9 tháng 1 năm 2008, bà Ngụy bị cảnh sát tà ác thuộc Đội An ninh Nội địa và đồn cảnh sát số 2 thuộc Sở cảnh sát thành phố Hải Lâm bắt cóc. Quán ăn nhỏ của bà đã bị lục soát phi pháp, tài liệu Đại Pháp bị cướp đi.

Ngày 20 tháng 1 năm 2014, bà Ngụy đã bị cảnh sát tà ác thuộc đồn cảnh sát số 3 thành phố Hải Lâm bắt cóc, lúc ấy đứa con 6 tuổi của bà cũng đang ở hiện trường.

Tháng 10 năm 2017, bà Ngụy hai lần liên tiếp bị cảnh sát tà ác quấy rối, lần thứ nhất là đồn cảnh sát Hoành Đạo thành phố Hải Lâm; lần thứ hai là đồn cảnh sát số 2 thành phố Hải Lâm cùng một nhân viên xã hội.

Ngày 11 tháng 7 năm 2022, bà Ngụy Lệ Bình lại bị Đội An ninh nội địa thuộc Sở cảnh sát thành phố Hải Lâm cùng đồn cảnh sát tới bắt cóc. Sau khi bị tạm giam phi pháp 15 ngày, bà đã phải nộp tiền “bảo lãnh tại ngoại” để trở về nhà. Được biết, vụ án của bà Ngụy đã bị chuyển đến Tòa án thành phố Hải Lâm.

Thông tin liên quan:

Tòa án thành phố Hải Lâm
Địa chỉ: Đường Nhân Dân, thành phố Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang (Mã bưu điện: 157199)
Điện thoại văn phòng: 0453-7117286, 0453-7117213, 0453-7117218
Fax: 0453-7321008
Viện trưởng: Lưu Hưng Lợi
Thẩm phán: Khương Tân Côn (đã tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm) 13904834266, 0453-7117271

Ủy ban Chính trị pháp luật thành phố Hải Lâm
Thư ký: Lý Chấn Quốc
Phó bí thư: Nguyễn Tân Lập 13943335818, 0453-7325720
Văn phòng: 0453-7328986
Phó giám đốc phòng 610: Quan Vinh Bân 15245377277
Ngô Vạn Kim 13845338099, 0453-7325720, 0453-7221896
Trần Khải Toàn 13304531000, 0453-7322011
Vương Trung Bân 13946371877, 0453-7235836
Hồ Thải Hà 15326656333, 0453-7325662
Lý Kim Cạnh 13946371117, 0453-7223524

Sở cảnh sát thành phố Hải Lâm
Phó Giám đốc: Từ Quốc Quân (phụ trách bức hại Pháp Luân Công) 15214534777, 0453-7336536, 0453-7228376
Đội An ninh Nội địa:
Đội trưởng: Vương Uy (kể từ khi nhậm chức đã bức hại các học viên Pháp Luân Công cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí tra tấn các học viên Pháp Luân Công đến chết trong trại tạm giam) 18745351789
Chính trị viên: Trương Thường Khải (mới chuyển đến, thù địch với Đại Pháp) 13946355599
Cảnh sát: Quan Cảnh Vĩ 13091816866, Triệu Hâm Trạch (mới chuyển đến) 13766641177

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/7/18/463110.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/23/210441.html

Đăng ngày 19-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share