Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-07-2023] Một cư dân 72 tuổi ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã bị giam giữ vì kiên định đức tin, đã bị tra tấn tàn bạo đến mức nằm liệt giường. Bà Đường Trúc Nhân còn bị đau túi mật dữ dội theo cơn. Hiện không rõ bà đã được điều trị y tế hay chưa.

Ngày 8 tháng 4 năm 2020, bà Đường, một nhân viên về hưu của Nhà máy Nguyên liệu Bạch kim Cáp Nhĩ Tân, đã bị bắt trong khi gọi điện thoại cho người dân để nói với họ về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sử dụng cùng những phương thức giống như trong cuộc bức hại Pháp Luân Công – đức tin của bà, để che giấu đại dịch COVID. Có 6 học viên Pháp Luân Công địa phương khác cũng bị bắt vào ngày 7 và 8 tháng 4 năm 2020.

Cả 7 học viên đều bị kết án tù vào ngày 17 tháng 11 năm 2021. Bà Đường đã bị kết án 9 năm 4 tháng tù và phạt tiền 50.000 Nhân dân tệ.

Ngày 7 tháng 1 năm 2022, bà Đường bị chuyển từ Trại tạm giam Số 2 Thành phố Đại Khánh đến Nhà tù Nữ Tỉnh Hắc Long Giang ở Cáp Nhĩ Tân. Sức khỏe của bà đang nhanh chóng suy giảm sau khi phải chịu đựng hàng loạt hình thức tra tấn.

2021-6-19-mh-tangzhuyin.jpg

Bà Đường Trúc Nhân

Bị ngược đãi ở trong tù

Ngay sau khi bị đưa vào tù, bà Đường bị phân vào Tổ 5 của Đội 8 ở tầng 6. Đội trưởng Ngô Quế Như đã rất tích cực bức hại các học viên bị giam giữ, không chỉ trong đội của ông ta mà còn ở trong các đội khác. Mỗi khi thấy một học viên không từ bỏ Pháp Luân Công mà nói chuyện với các học viên khác hoặc luyện công, bà ta đều phối hợp các đội trưởng khác và các tù nhân để tra tấn học viên đó.

Ngoài Ngô, Cao Văn Đào (một lính canh Cáp Nhĩ Tân 50 tuổi được chuyển đến từ Đội 9), Vương Mẫn, Nguyên Cánh Phương, Tôn Tinh, Trần Dương và Tân Hiểu Lôi cũng dùng nhiều phương thức khác nhau để tra tấn bà Đường và các học viên đang bị giam giữ khác .

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu từ 24 năm trước, ưu tiên hàng đầu của nhà tù là “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công. Bất kỳ ai, dù là lính canh hay tù nhân, có thể khiến nhiều học viên từ bỏ Pháp Luân Công nhất sẽ được nhận nhiều phần thưởng nhất dưới hình thức tiền thưởng, giảm án, được thăm thân nhiều hơn, được gọi điện thoại cho gia đình nhiều hơn, hoặc các đặc quyền khác.

Chức trách nhà tù lợi dụng mong muốn được giảm án của các tù nhân mà xúi giục họ tra tấn các học viên. Nhà tù thường chọn những tội phạm tàn bạo nhất để thực hiện việc bức hại. Nhiều tù nhân thậm chí còn tranh giành “chức vụ“ ấy. Lính canh cũng nhận thấy việc đánh giá thành tích và lương bổng của họ liên quan đến số lượng học viên mà họ chuyển hóa được. Dưới hoàn cảnh đó, cả lính canh và tù nhân hợp tác với nhau để hãm hại các học viên.

Sức khỏe của bà Đường nhanh chóng suy giảm do bị tra tấn bằng nhiều phương thức. Đặc biệt, túi mật của bà bị đau dữ dội. Mỗi khi cơn đau ập đến, bà cảm thấy như mình đang sắp chết.

Đội 8 ra lệnh tất cả tù nhân tập trung dưới sảnh mỗi buổi tối để xem tin tức của ĐCSTQ và hát những bài hát ca ngợi ĐCSTQ. Các học viên cũng bị bắt tham gia lớp tẩy não cả ngày với tần suất một tuần một lần. Bất chấp tình trạng sức khỏe kém của các học viên, chỉ cần họ còn có thể ngồi được, thì đều bị lôi đến sảnh để tham gia lớp tẩy não.

Bà Đường gầy yếu đến mức không thể ngồi trên giường dù được người khác giúp đỡ. Lính canh đã ngừng yêu cầu bà tham gia xem tin tức và tham gia lớp tẩy não.

Hai học viên khác (đều là người thành phố Đại Khánh) đang thụ án 5 năm tù là bà Vương Cảnh Thúy (81 tuổi) và bà Lý Diễm Kiệt (55 tuổi) cũng phải nằm liệt giường vì bị bức hại ở trong tù. (Ghi chú: Vụ án của họ không liên quan đến vụ án của bà Đường).

Bà Vương cần 3 người giúp đỡ mỗi lần phải ra khỏi xà lim. Một người đỡ lưng bà và hai người còn lại dìu bà.

Bà Lý bị bệnh Parkinson. Bà không thể bước đi, bị đau toàn thân và mất ngủ. Ban đầu, lính canh lôi bà đến sảnh vào mỗi buổi tối, nhưng bà không thể ngồi vững trên ghế. Họ để bà xuống sàn nhà, nhưng bà lại đổ gục xuống. Chỉ khi đó, họ mới cho phép bà nằm trên giường suốt cả ngày dưới sự canh chừng của các tù nhân 24/7.

Bức hại trong quá khứ của bà Đường

Bà Đường từng nhiều lần bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Ngày 22 tháng 7 năm 1999, 2 ngày sau khi chính quyền cộng sản chính thức tuyên bố bức hại Pháp Luân Công, bà đã bị bắt giữ vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công ở bên ngoài tòa nhà chính quyền tỉnh ở Cáp Nhĩ Tân. Vụ bắt giữ kế tiếp của bà xảy ra vào tháng 9 năm 1999, khi bà đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Lính canh trong trại tạm giam Quận Triều Dương ở Bắc Kinh đã tra tấn và dội nước lạnh lên đầu bà. Bà đã bị giam giữ 15 ngày.

Bà đã bị bắt 3 lần trong năm 2000. Lần đầu tiên là vào tháng 1 ở Cáp Nhĩ Tân, khiến bà bị giam 100 ngày. Sau đó, bà đã đến Bắc Kinh 2 lần vào tháng 10 và 11 trong cùng năm và cả 2 lần bà đều bị bắt giữ.

Sau khi bị bắt vào ngày 8 tháng 4 năm 2001, bà Đường bị kết án 2 năm trong trại cưỡng bức lao động. Ngày 10 tháng 8 năm 2006, cũng chính Đồn Công an Nam Cương đã phạt bà lao động cưỡng bức lần thứ 2. Bà đã bị giam trong Trại Lao động Cưỡng bức Vạn Gia và sau đó là Trại Lao động Cưỡng bức Tiền Tiến với thời gian thụ án tổng cộng là 1,5 năm.

Ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Vạn Gia, lính canh đã trói hai chân bà, treo bà lên và sốc điện vào đầu, hai cánh tay và bàn tay bà bằng dùi cui. Các vết thương ở cánh tay và bàn tay trái của bà phải mất một thời gian dài để lành lại. Lính canh nói với bà: “Đây là mệnh lệnh từ cấp trên. Chúng tôi chỉ đơn thuần là công cụ của họ. Nếu bà muốn tìm kiếm công lý, bà nên nói chuyện với Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo chính quyền cộng sản đã tiến hành cuộc bức hại vào năm 1999). Đây là công việc của chúng tôi và chúng tôi không có lựa chọn nào khác”.

Bài liên quan:

Hắc Long Giang: Năm cư dân bị đưa vào nhà tù để thụ án vì gọi điện thoại nói về đức tin của họ

Hắc Long Giang: Tòa án Trung cấp giữ nguyên bản án oan sai đối với bảy cư dân

Bảy cư dân Hắc Long Giang bị kết án lên tới gần 11 năm vì đã gọi điện giảng chân tướng Pháp Luân Công

Người phụ nữ 70 tuổi đang hồi phục sau đợt phẫu thuật gần đây đã bị buộc phải tham dự phiên tòa xét xử

Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang: Mười hai học viên bị bắt giữ trong vòng hai ngày, sáu trường hợp bị truy tố

Hắc Long Giang: Bảy cư dân bị đưa ra xét xử vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại tín ngưỡng

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/7/8/462765.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/12/210275.html

Đăng ngày 14-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share