Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-05-2023] Hồi còn nhỏ, tôi được chứng kiến người lớn trong làng, chỉ bằng mấy loại vật liệu, đã có thể xây được cây cầu bắc qua sông. Họ lấy đá từ một mỏ đá gần đó, cát thì lấy ở ven sông, rồi mua xi-măng.
Đầu tiên, họ chất cát thành cái ụ ở chỗ sẽ xây cây cầu, sau đó xếp đá lên trên cát, rồi đổ xi-măng lấp đầy các khoảng trống. Bước cuối cùng là san phẳng bề mặt. Vài ngày sau, khi xi-măng khô, họ quay lại, xúc cát bên dưới cây cầu đá đi. Đó là cách họ xây cầu mà không cần dùng đến một sợi dây hay dây thép nào. Cầu kết nối mấy ngôi làng lại với nhau. Hàng ngày, đủ loại phương tiện đi qua cây cầu này, nhưng nó vẫn đứng vững và vẫn sử dụng được sau hàng thập kỷ.
Khi cây cầu được xây xong, có lần, tôi đứng dưới chân cầu nhìn lên thì thấy các hòn đá xen kẽ nhau một cách ngẫu nhiên. Mỗi viên dường như lơ lửng trong không trung, như thể nó có thể rơi ra bất kỳ lúc nào. Tôi tự hỏi làm sao một khối bê-tông nhỏ thế có thể gắn kết chỗ đá này lại với nhau, mà không một viên nào bị rơi ra cho dù đủ loại phương tiện giao thông chạy qua.
Khi lớn lên, tôi nhận ra rằng những viên đá kia không chỉ hoặc hoàn toàn không hề dựa vào khối bê-tông kia để gắn kết lại với nhau. Sự tương hỗ lẫn nhau giữa những hòn đá với đủ kích cỡ và hình dạng đã tạo ra sức mạnh cho cây cầu chịu đựng được trọng lực.
Một trong những tiết mục biểu diễn của Shen Yun là điệu múa đũa của người Mông Cổ. Điểm chính của câu chuyện là sức mạnh của một bó đũa lớn hơn sức mạnh tổng của từng chiếc đũa cộng lại. Ví dụ, một bó mười chiếc đũa mạnh hơn từng chiếc đũa gấp chục lần. Sức mạnh lớn hơn ấy là do những chiếc đũa được buộc chặt với nhau. Bằng cách dựa vào nhau, chúng tạo ra lực tương trợ nhau từ bên trong. Những viên đã được chen chúc nhau theo hình vòm tựa vào nhau và nâng đỡ nhau. Nhờ vậy, trông chúng như đang lơ lửng trên không, nhưng chúng vẫn ở bên nhau và có thể chịu được trọng lực.
Sư phụ giảng:
“Việc của bạn cũng là việc của mình, việc của mình cũng là việc của bạn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2002, Giảng Pháp tại các nơi II)
Là người tu luyện, chúng ta có thể tạo thành một chỉnh thể không gì có thể phá vỡ bằng cách hỗ trợ lẫn nhau. Sự hỗ trợ này xuất phát từ lòng vị tha mà Đại Pháp đã dạy chúng ta. Tôi hiểu rằng đây cũng là một trong những giá trị cốt lõi mà cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày “25 tháng 4” để lại.
Hãy nghĩ đến chỉnh thể khi bảo vệ đồng tu cá nhân
Nói đến bảo vệ quyền của các đồng tu, chúng ta có xu hướng chỉ tập trung vào những đồng tu bị bức hại mà không đặt sự việc đó trong bối cảnh của toàn cuộc bức hại nói chung.
Điều này khiến chúng ta không hình thành được một lực lượng tổng thể lớn mạnh hơn, thậm chí còn có thể gây tổn hại cho các đồng tu khác. Ví dụ, có ba đồng tu bị bắt giữ cùng lúc khi đang làm cùng một hạng mục. Khi một cảnh sát hỏi hai người đầu tiên “Các anh đã làm tờ rơi chân tướng phải không?” Cả hai người đều trả lời “Không” bởi vì đó là sự thật. Nhìn bề ngoài, đây không phải là lời dói dối, và dường như là một cách tự bảo vệ cho bản thân, nhưng như vậy đã làm liên lụy đến người đồng tu thứ ba, bằng như khai ra anh ấy là người làm.
Khi một người tranh luận trước tòa rằng đồng tu nào đó “không sản xuất hay phân phát số tờ rơi mà công tố viên đã buộc tội họ”, như vậy là rơi vào suy nghĩ bảo vệ đồng tu đó trong vụ việc cụ thể đó mà làm liên lụy đến người đồng tu thực sự làm tờ rơi. Hơn nữa, cách nghĩ như vậy đã gián tiếp thừa nhận tính hợp pháp của cuộc bức hại.
Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta không nên đi theo sự dẫn dắt mà trả lời những câu hỏi của tà ác, cho dù câu hỏi đơn giản đến đâu, kể cả câu hỏi về tên, học vấn, công việc, địa chỉ, thậm chí là cả giới tính của chúng ta. Chúng ta nên tận dụng mọi cơ hội và thời gian có để giảng chân tướng cho họ, nói cho họ biết về lý thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, thậm chí có thể khởi kiện họ, và thể hiện tâm từ bi và uy nghiêm của một người tu luyện.
Sư phụ giảng:
“Vô luận là trong hoàn cảnh nào cũng không hề theo yêu cầu, mệnh lệnh hay chỉ thị của tà ác.” (“Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực”, Tinh tấn yếu chỉ II)
Tôi xin nêu ra một số quan niệm sai lầm khiến các đồng tu rơi vào bẫy bảo vệ quyền cá nhân mà tôi quan sát được, vì thế mà mất đi cơ hội hình thành chỉnh thể và sức mạnh tổng thể của chỉnh thể.
Tránh quan niệm: Phản bức hại là việc của đồng tu bị bức hại, người nhà và các đồng tu ở địa phương họ
Khi đồng tu bị bức hại, những người bận rộn giải cứu và chính niệm phản bức hại thường là chính các đồng tu bị bức hại, người nhà, và các đồng tu xung quanh họ.
Hầu hết các đồng tu đều quan tâm chú ý đến các vụ bức hại tại địa phương mà họ biết và trợ giúp hết sức. Thực tế là khi xảy ra bức hại, bất kỳ đồng tu nào cũng có thể tìm một hình thức hợp pháp nào đó để đệ đơn kiện nhằm vạch trần và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Bức hại có thể xảy ra dưới những hình thức như kết án bất hợp pháp, đình chỉ lương hưu, tẩy não, quấy nhiễu, tước đoạt cơ hội làm việc của đồng tu, v.v..
Khi một đồng tu bị bức hại, đồng tu đó và người nhà có thể thiếu kinh nghiệm hoặc lo lắng mà có thể không xử lý vụ việc một cách tối ưu được. Các đồng tu khác có thể xem xét vụ việc lý tính hơn và đệ đơn kiện để giúp đồng tu từ một góc độ khác.
Tiếp tục phản bức hại cả sau khi đồng tu đã được thả ra
Khi bị tra tấn trong các nhà tù hoặc trung tâm tẩy não, nhiều đồng tu đã hạ quyết tâm rằng hễ được về nhà thì sẽ vạch trần toàn bộ hành vi tội ác đó. Nhưng sau khi được thả tự do, ngoài gửi báo cáo cho Minh Huệ và đệ đơn kiện, có lẽ rất ít đồng tu thực hiện các biện pháp khác để tiếp tục vạch trần cuộc bức hại.
Nỗ lực phản bức hại của chúng ta sẽ hiệu quả hơn nếu mỗi đồng tu từng bị tống giam hoặc tra tấn đều tiếp tục vạch trần kẻ hành ác lâu hơn sau khi bị bức hại. Chúng ta vẫn có thể nộp đơn nêu ra các chi tiết về việc tẩy não, lao động cưỡng bức, hoặc bỏ tù mà chúng ta phải chịu đựng, thậm chí từ cách đây 20 năm.
Đừng quá chú trọng vào kết quả
Kết quả của tố tụng dù là thắng hay bại, thì chúng ta cũng không nên đánh giá nỗ lực chứng thực Pháp của mình dựa trên kết quả vụ kiện. Chỉ cần chúng ta đi cho chính trên con đường vận dụng luật pháp để phản bức hại, thì những nỗ lực của chúng ta nhất định sẽ thành công. Kẻ thua cuộc chỉ có thể là tà ác.
Lấy trường hợp lương hưu làm ví dụ: Nói đến việc được khôi phục và trả lại lương hưu, các đồng tu mới chỉ thắng mấy vụ tính trên toàn quốc. Tuy nhiên, trong quá trình này, chúng ta đã cho mọi người của phòng an sinh xã hội, tòa án và viện kiểm sát thấy rằng treo lương hưu là bất hợp pháp. Họ sẽ thấy được tà ác buộc tội và bức hại các đồng tu về tài chính như thế nào, và họ sẽ có một cơ hội nữa để lựa chọn cho mình một tương lai tốt đẹp hơn. Đây chính là chiến thắng và thu hoạch của chúng ta. Đây chẳng phải là từng bước phá bỏ âm mưu bức hại của tà ác sao?
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/5/21/461044.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/4/210162.html
Đăng ngày 13-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.