Bài viết của Trịnh Nham
[MINH HUỆ 23-04-2023] Tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Kể từ đó, vô số học viên đã bị bức hại nghiêm trọng vì tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn. Họ bị tùy tiện bắt giữ và giam cầm, tù oan, lao động cưỡng bức, mất tích, tra tấn và giết hại phi pháp.
Hiện nay, mặc dù cuộc bức hại vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc và tội ác của Giang được chính quyền che đậy trên trường quốc tế, nhưng các học viên Pháp Luân Công đã kiện Giang và các thuộc hạ của ông ta ở nhiều quốc gia và đã giành được những chiến thắng lớn, tiến gần hơn một bước trong việc đưa Giang ra công lý.
Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về các vụ kiện.
Tây Ban Nha
Ngày 2 tháng 11 năm 2009, các học viên Pháp Luân Công đã kiện một số quan chức cấp cao của ĐCSTQ vào vì tội tra tấn và diệt chủng Pháp Luân Công. Các quan chức bị kiện bao gồm:
- Giang Trạch Dân (Jiang Zemin), cựu Chủ tịch nước, cựu Tổng Bí thư Trung ương ĐCSTQ
- La Cán (Lou Gan), Giám đốc Phòng 610 Trung ương, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương
- Giả Khánh Lâm (Jia Qinglin), Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Trung Quốc
- Bạc Hy Lai (Bo Xilai), nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh, cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại
- Ngô Quan Chính (Wu Guanzheng), Bí thư Đảng ủy Ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ.
Sau khi đơn kiện này được đệ trình, Thẩm phán Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha Ismael Moreno ra tuyên bố truy tố các bị cáo về tội tra tấn và diệt chủng. Ngoài ra, Công tố viên đã gửi các văn bản theo luật định cho các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc để yêu cầu các bị cáo trả lời các câu hỏi trong đó. Theo lệnh của tòa án, nếu bất kỳ bị cáo nào đặt chân đến một quốc gia mà Tây Ban Nha có hiệp ước dẫn độ thì họ sẽ bị giam giữ và giao cho Tây Ban Nha để xét xử vì các tội ác đã phạm phải.
Thông tin chi tiết về vụ kiện có tại:
https://hrlf.net/wp-content/uploads/2014/08/JiangIndictmentTranslation.pdf
https://hrlf.net/our-cases/
Argentina
Tương tự, Giang Trạch Dân và La Cán, giám đốc Phòng 610 Trung ương kiêm Bí thư của Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương (PLAC), đã bị kiện ở Argentina về tội diệt chủng và tra tấn. Một thẩm phán của Tòa án Hình sự và Cải huấn Liên bang Quốc gia Số 9 đã ban hành lệnh bắt giữ Giang và La với cáo buộc hai ông này đã phạm tội ác chống lại nhân loại đối với Pháp Luân Công.
Thẩm phán đã dựa trên lý luận về quyền tài phán phổ quát để xét xử vụ án và xác định rằng các vi phạm nhân quyền của các bị cáo sẽ được đánh giá dựa trên luật quốc nội của Argentina (kết hợp với luật quốc tế) và các nguyên tắc của quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (jus cogens) trong luật quốc tế.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo: https://hrlf.net/global-assistance/
Israel, Pháp và Hoa Kỳ
Israel, Pháp và Hoa Kỳ cũng có những bước tiến thông qua các vụ kiện lại các quan chức cấp cao của ĐCSTQ vì tội diệt chủng đối với Pháp Luân Công.
Các học viên đã nhận được các phán quyết có lợi ở Hoa Kỳ, trong đó có một phán quyết đối với Triệu Chí Phi, Giám đốc Sở Công an tỉnh Hồ Bắc với cáo buộc về tội giết người, ngược đãi và giam giữ phi pháp các học viên Pháp Luân Công.
Sau khi cựu thị trưởng Bắc Kinh Lưu Kỳ bị kiện vì bức hại Pháp Luân Công, một thẩm phán liên bang ở Quận Bắc California đã kết luận rằng ông Lưu đã vi phạm các quyền “không bị tra tấn và giam giữ tùy tiện” và quyền “không bị đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm.”
Cũng chính thẩm phán này đã từ chối quyền miễn trừ đối với Hạ Đức Nhân, Phó tỉnh trưởng Tỉnh Liêu Ninh, và nhận thấy ông Hạ đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, kể cả việc ông ta chỉ đạo an ninh Trung Quốc bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Ngoài ra, các thẩm phán liên bang tại các tòa án trên khắp Hoa Kỳ đã bác bỏ tất cả các vụ kiện của các đại diện ĐCSTQ chống lại các học viên Pháp Luân Công, mà đây là một thủ đoạn trong nỗ lực của ĐCSTQ nhằm mở rộng cuộc bức hại trên đất Mỹ.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo: https://hrlf.net/past-cases-in-the-u-s/
ĐCSTQ bóp méo thông tin
Tương tự như các hình thức kiểm duyệt khác, truyền thông do ĐCSTQ kiểm soát đã tích cực kiểm duyệt các vụ kiện này ở Trung Quốc và nước ngoài, đặc biệt là những vụ kiện có phán quyết có lợi cho các quan chức cấp cao của Đảng.
ĐCSTQ tiếp tục phát tán thông tin sai lệch về một số vụ kiện này, thậm chí còn tuyên bố chiến thắng trong các vụ kiện chưa có quyết định, bao gồm cả vụ kiện Liên minh Thế giới Chống Tà giáo của Trung Quốc (China Anti-Cult World Alliance, CACWA), một tổ chức có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ.
Theo nhân chứng và bằng chứng video, bắt đầu từ năm 2009, CACWA và các chi nhánh của tổ chức này đã tấn công và đe dọa giết các học viên Pháp Luân Công tại các quầy thông tin của họ. Tháng 4 năm 2011, một trong các bị cáo đe dọa sẽ giết một trong các nguyên đơn, và tuyên bố “Đại sứ quán Trung Quốc có một danh sách đen gồm tất cả các người.” Chứng cứ cho thấy rõ rằng các bị cáo còn phá hoại các quầy thông tin và tài liệu thông tin của Pháp Luân Công, đồng thời đe dọa “giết” và “moi tim, gan, phổi” của các nguyên đơn. Sau khi các học viên Pháp Luân Công kiện tổ chức này vì các tội của nó và thắng thế trong các khâu chính của vụ án, kể cả khâu kiến nghị bác bỏ, truyền thông của ĐCSTQ đã tuyên bố “chiến thắng” mặc dù vụ kiến vẫn đang được tiến hành và chuẩn bị đưa ra xét xử.
Thoát khỏi dối trá
Các nguyên đơn của những vụ này và các vụ liên quan cáo buộc rằng ĐCSTQ đã phạm tội ác quốc tế như tội diệt chủng không chỉ đối với các học viên Pháp Luân Công, mà cả với người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, chính quyền này đã đàn áp mọi kiến nghị hợp pháp nhằm phơi này tội ác của ĐCSTQ theo luật pháp quốc tế và luật pháp Trung Quốc.
Trên thực tế, ĐCSTQ vẫn luôn lừa dối mọi người thông qua nhiều kênh. Chính quyền này chưa bao giờ thừa nhận, mà tiếp tục phủ nhận, rằng họ đã phạm tội tra tấn, cưỡng bức thu hoạch nội tạng, hay diệt chủng. Bên trong Trung Quốc, các phương tiện truyền thông đều bị ĐCSTQ kiểm soát, nhiều bản án chống lại ĐCSTQ và các quan chức tối cao của ĐCSTQ đều bị bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ kiểm duyệt.
Các vụ kiện ở Trung Quốc đại lục
ĐCSTQ bắt đầu thu thập bằng chứng để chụp mũ Pháp Luân Công từ năm 1996, ba năm trước khi cuộc bức hại bắt đầu. Sau khi Giang Trạch Dân chính thức phát động cuộc đàn áp vào tháng 7 năm 1999, ông ta không chỉ ngược đãi tàn bạo các học viên mà còn huy động gần như toàn bộ các hãng thông tấn ở Trung Quốc để sản xuất và tuyên truyền dối trá phỉ báng đối với môn tu luyện.
Sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao của Trung Quốc tuyên bố họ sẽ chấp nhận mọi đơn kiện nộp vào năm 2015, từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016 đã có 209.908 học viên Pháp Luân Công kiện Giang.
Một trong những nguyên đơn là bà Tôn Linh Hoa, cựu Chánh án của Tòa án Hành chính và Tòa án Kinh tế Huyện Dịch ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh. Vì bà không từ bỏ Pháp Luân Công nên bị cho thôi việc vào năm 2003. Ngày 8 tháng 6 năm 2015, bà Tôn đã đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Ông Chu Di, một giáo sư đã nghỉ hưu của Học viện Kỹ thuật Hàng không Hải quân ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, cũng bị giam giữ nhiều lần vì tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi đơn kiện hình sự của ông chống lại Giang Trạch Dân được đăng trên trang web Minh Huệ vào tháng 6 năm 2015, cảnh sát đã nhiều lần theo dõi và sách nhiễu ông. Ông Chu bị bắt vào tháng 8 năm 2016, sau đó bị kết án giam vào Nhà tù Tô Châu, tỉnh Giang Tô.
Văn hóa miễn trừ của ĐCSTQ
Tại một cuộc họp báo được tổ chức trên Đồi Nghị viện Canada vào tháng 12 năm 2015, ông Irwin Cotler, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiêm Tổng chưởng lý Canada, cho biết văn hóa miễn trừ của ĐCSTQ là cái cột chống cho cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông tin rằng chừng nào cuộc bức hại còn tiếp diễn thì “chính quyền Trung Quốc sẽ còn đứng về phía phản diện của lịch sử.”
Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị trả thù sau khi đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân. Cuộc bức hại suốt 24 năm qua nay vẫn tiếp diễn, và các báo cáo mới vẫn xuất hiện từ Trung Quốc về việc các học viên Pháp Luân Công bị bắt, bị kết án, hoặc bị tra tấn đến chết. Mặc dù Giang đã chết, nhưng một ngày nào đó các tòa án quốc tế sẽ cho các học viên Pháp Luân Công và các nguyên đơn khác cơ hội để nói lên nỗi kinh hoàng mà họ đã chứng kiến và trải qua, đồng thời chứng minh rằng những kẻ bị nghi là thủ phạm lớn nhất gây ra những tội ác của Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm.
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/23/208135.html
Đăng ngày 05-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.