Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua mạng Internet lần thứ 8 dành cho các học viên tại Trung Quốc

Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-11-2011]

Trích dẫn:

Lúc đầu, tôi nghĩ rằng tầng lớp trí thức sẽ gặp ít trở ngại hơn trong việc nhận ra sự bất công của cuộc bức hại; hơn nữa, với quan hệ thân thiết giữa tôi và những người tôi định nói chuyện, tôi nghĩ việc giảng chân tướng cho họ sẽ không phải là vấn đề khó. Tuy nhiên, mọi việc đã không diễn ra như tôi mong đợi. Mặc dù chúng tôi đã biết nhau từ lâu, họ hoặc là từ chối không nghe lời tôi khuyên để thoái khỏi ĐCSTQ, hoặc là nói lại rất nặng lời. Từ đó, tôi không dám lợi dụng cái tình của người thường và quan hệ cá nhân để giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp nữa. Tôi coi hết thảy mọi người, kể cả những người có quan hệ thân thiết với tôi, như những chúng sinh đang chờ được nghe chân tướng. Từ khi xuất phát điểm của tôi có sự thay đổi thì hiệu quả cũng thay đổi, người nghe thường nói, “Tôi đồng ý với bạn” hoặc “Bạn nói đúng.”

– Từ tác giả

Con kính chào Sư phụ!

Xin chào toàn thể các bạn đồng tu!

Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc giảng chân tướng cho tầng lớp trí thức.

Tôi sống và làm việc trong môi trường có nhiều người học vấn cao, họ là những đồng nghiệp, bạn bè, và người trong gia đình của tôi. Trong số những đối tượng mà tôi đi giảng chân tướng thì họ chiếm một tỷ lệ lớn.

Lúc đầu, tôi nghĩ rằng tầng lớp trí thức sẽ gặp ít trở ngại hơn trong việc nhận ra sự bất công của cuộc bức hại; hơn nữa, với quan hệ thân thiết giữa tôi và những người tôi định nói chuyện, tôi nghĩ việc giảng chân tướng cho họ sẽ không phải là vấn đề khó. Tuy nhiên, mọi việc đã không diễn ra như tôi mong đợi. Mặc dù chúng tôi đã biết nhau từ lâu, họ hoặc là từ chối không nghe lời tôi khuyên để thoái khỏi ĐCSTQ, hoặc là nói lại rất nặng lời. Đôi khi tôi cảm thấy rất thất vọng và buồn, nhưng cũng nhanh chóng nhận ra đó chính là hoàn cảnh để tôi phải tu luyện tinh tấn và cứu độ chúng sinh. Vì thế, tôi đã toàn tâm học Pháp, đọc những bài chia sẻ kinh nghiệm của các đồng tu trên trang web Minh Huệ Net, và khích lệ bản thân theo kịp với họ. Thông qua việc hướng nội, tôi nhận ra rằng ý định của tôi khi đi gặp nói chuyện với người khác là không thuần khiết và từ bi; trái lại, tôi thực hiện nó như là một nhiệm vụ. Sau khi nhận ra, tôi đã quyết tâm sẽ làm tốt hơn.

Thật tâm vì hạnh phúc của người khác

Đầu tiên tôi tìm cách giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho hai sinh viên của tôi, vốn có mối quan hệ thân thiết gần như là mẹ con. Họ coi nhau như anh em trai, và chúng tôi đều cảm thấy như một gia đình. Tôi mời họ đến nhà và nói với họ Pháp Luân Công là gì, và về vụ tự thiêu dàn dựng. Sau đó tôi khuyên họ thoái khỏi ĐCSTQ và những tổ chức liên quan. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy họ lập tức từ chối, mặc dù trước đó họ không hề biết về ý định của tôi và chúng tôi cũng chưa bao giờ thảo luận về việc này. Tình thầy trò giữa chúng tôi dường như biến mất. Sau khi họ ra về, tôi bắt đầu tĩnh tâm xem xét tâm thái của mình trong cuộc nói chuyện. Tôi đã cố gắng dùng cái tình của người thường để thuyết phục họ chấp nhận sự thật về Pháp Luân Công, tôi đã quên rằng công việc của Đại Pháp luôn luôn cần có một tâm ngay chính.

Sau đó, tôi nhớ lại lời giảng của Sư phụ:

“Tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ.” (Thanh tỉnh”, Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi nhận ra rằng chỉ bằng sự thành tâm mong muốn điều tốt cho người khác thì mới có thể làm họ cảm động. Không lâu sau đó tôi lại mời họ đến nhà để nói chuyện kỹ hơn về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi kể lại vì sao tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tại sao Đại Pháp lại đang bị bức hại, sự việc 36 học viên Tây phương đến chứng thực Pháp ở Quảng trường Thiên An Môn là như thế nào, và tôi kể về sự vĩ đại của Sư phụ. Cuối cùng khi tôi nói với họ tại sao tôi muốn nói chuyện với họ về việc này, tôi đã rơi nước mắt. Họ lắng nghe những lời nói ra từ đáy lòng của tôi và đồng ý thực hiện tam thoái. Không những vậy, họ còn thuyết phục vợ của họ cùng thoái. Tôi tin rằng chính là tâm thuần khiết của tôi đã làm họ cảm động và chấp nhận cơ hội được cứu.

Từ đó, tôi không dám lợi dụng cái tình của người thường và quan hệ cá nhân để giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp nữa. Tôi coi hết thảy mọi người, kể cả những người có quan hệ thân thiết với tôi, như những chúng sinh đang chờ được nghe chân tướng. Từ khi xuất phát điểm của tôi có sự thay đổi thì hiệu quả cũng thay đổi, có khi người nghe nói, “Tôi đồng ý với bạn” hoặc “Bạn nói đúng.”

Có một người đồng nghiệp bắt đầu đi làm ở chỗ tôi sau khi tôi đã nghỉ hưu. Ở chỗ làm anh ấy không được mọi người quý mến. Tôi nghĩ bất kể là ai cũng nên có cơ hội được cứu, vì thế tôi bắt chuyện với anh ấy sau một buổi họp. Tôi hỏi anh ấy, “Anh nghĩ gì về Pháp Luân Công?” Anh ấy nói,“Các học viên Pháp Luân Công đều là người tốt.” Tôi liền nói,“Đúng vậy, các học viên Pháp Luân Công tin vào Chân-Thiện-Nhẫn vì ‘Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu’ (Chuyển Pháp Luân).” Anh ấy đồng ý, từ đó chúng tôi trở thành bạn. Sau đó tôi mời hai vợ chồng anh ấy đến ăn tối ở nhà tôi. Khi tôi nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công, họ đã nhanh chóng nhận ra và đồng ý thoái khỏi các tổ chức của ĐCSTQ.

Sau khi biết rõ hơn về con người của anh ấy, tôi nhận thấy anh ấy không giống như mọi người khác vẫn nói. Từ khi anh ấy và vợ anh ấy trở thành bạn của tôi, anh ấy rất tin tưởng tôi. Vì anh ấy là một nhạc sĩ, tôi đã giới thiệu cho anh ấy về biểu diễn Thần Vận. Việc này đã khiến cho tôi có được lĩnh hội mới về điều Sư phụ đã giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân,

“Trong đơn vị [công tác], hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, [nhưng] chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt.”

Nhẫn nại chờ đợi

Khi người khác từ chối không nghe theo lời khuyên thoái khỏi ĐCSTQ của tôi, lúc đầu tôi cảm thấy bị xúc phạm, và từ đó hình thành tâm sợ hãi không muốn tiếp tục thuyết phục họ. Thậm chí tôi còn mong sẽ không gặp lại họ nữa. Tuy nhiên tâm của tôi giữ được từ bi và kiên nhẫn nhờ có Pháp của Sư phụ “Từ bi năng dung thiên địa xuân – Chính niệm khả cứu thế trung nhân” (“Pháp chính càn khôn,” Hồng NgâmII) và “Bất tín lương tri hoán bất hồi” (“Tế thế”). Tôi không được bỏ cuộc, nhưng tôi cần phải thay đổi cách làm của mình.

Sau khi phân tích kỹ lưỡng, tôi thấy những người từ chối thoái khỏi ĐCSTQ có thể được chia thành ba nhóm.

Nhóm đầu tiên có một sự nghiệp thành công nên sẽ coi việc thoái khỏi ĐCSTQ, và đổi lại được thần linh bảo hộ, là không có giá trị đối với họ.

Nhóm thứ hai đã bị thuyết vô thần của ĐCSTQ tẩy não và coi những việc liên quan đến thoái đảng là quá xa vời.

Nhóm thứ ba lo lắng rằng những người khác có thể biết về việc họ thoái đảng, điều đó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của họ.

Sư phụ đã giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007,” “Thông thường ở đâu xuất hiện vấn đề thì các đệ tử Đại Pháp đến đó giảng chân tướng, duy trì mãi như thế, kiên trì không buông bỏ.” Vì thế, tôi đã dựa vào hoàn cảnh của từng người mà giảng chân tướng.

Đối với nhóm đầu tiên, tôi giảng cho họ nghe về những lý luận trong Cửu Bình, sau đó nhắc họ rằng “người tính không bằng trời tính” “không có ai may mắn cả đời”, thêm vào đó sử dụng những ví dụ xác đáng.

Đối với nhóm thứ hai, những người vô thần, tôi nói với họ về những miêu tả của cuốn Chuyển Pháp Luân về văn hóa tiền sử, cho họ biết về những lời dự ngôn cổ xưa, nói về những chữ khắc trên tảng đá lớn ở tỉnh Quý Châu (“Trung Quốc cộng sản đảng vong”), và hậu quả của những người đang đàn áp những tín ngưỡng chân chính. Họ đều nghe tôi nói rất chăm chú.

Đối với những người sợ bị người khác biết, tôi nói với họ rằng họ có thể dùng bí danh (những người trí thức trong nhóm của tôi hiếm khi sử dụng tên thật để thoái khỏi ĐCSTQ) và cam đoan với họ nó sẽ được giữ kín.

Đối với những người quá thận trọng, tôi cho họ biết rằng tôi cũng đã thoái đảng. Bởi vậy giữa chúng tôi sinh ra tín nhiệm, từ đó rất nhiều người trong số họ đã thoái khỏi ĐCSTQ và những tổ chức liên quan.

Tuy nhiên một vài người trong số những người này đã từ chối vài lần. Tôi không bỏ cuộc, nhưng cũng không thúc ép họ. Cuối cùng, đúng như câu “Từ bi năng dung thiên địa xuân – Chính niệm khả cứu thế trung nhân” (“Pháp chính càn khôn,” Hồng Ngâm II), họ đã đồng ý thoái khỏi ĐCSTQ sau khi tôi đã chờ đợi họ vài năm.

Với những người chưa thoái khỏi ĐCSTQ, tôi hy vọng họ sẽ nhanh chóng thoái đảng. Một lần tôi đã mời một người mẹ cùng con gái bà đến nhà tôi, người con gái cũng đi cùng một người bạn nữa. Người mẹ là giám đốc một nhà trẻ, và người con gái vừa bắt đầu vào đại học. Trước khi vào đại học, người con gái đã làm trưởng hội học sinh và là đảng viên dự bị trong trường trung học. Vì cô ấy đã bị ngấm nhiều tư tưởng của đảng cộng sản, cô ấy đã đưa ra nhiều câu hỏi, ví dụ như “Tại sao cô lại cho cháu xem cửu bình mà không phải là các cuốn sách Pháp Luân Công?” “Tại sao chúng ta không thể cứu người Trung Quốc bằng cách sử dụng những kiến thức đã học được ở trường đại học?” “Tại sao không thể để nhiều người trẻ bọn cháu thành Đảng viên rồi sau đó làm cho Đảng trong sạch hơn?”

Tôi nói cho cô ấy nghe ý kiến của tôi, đặc biệt là chỉ ra tầm quan trọng của việc phân biệt Đảng với chính phủ và đất nước. Khi cô ấy nói cô ấy đồng ý về điểm đó, bạn của cô ấy nói rằng ý định của tôi là chỉ muốn tốt cho họ. Tuy nhiên, hôm đó họ đã không muốn thoái khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, nhưng họ cũng đồng ý là sẽ xem xét. Sau đó cô ấy liên hệ với tôi để lấy tên những cuốn sách mà tôi đã giới thiệu cho cô ấy (ví dụ: Nước và câu trả lời về sức mạnh của từ bi, và Bí mật của Đầu lâu pha lê về những lời dự ngôn của người Maya). Tôi hy vọng cô ấy biết lo cho tương lại của mình và sẽ từ bỏ Đảng mà đã gây ra những thảm họa to lớn cho người dân Trung Quốc.

Tâm ngay chính

Khi tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Công, tôi không còn chú trọng vào việc người nghe phản ứng như thế nào nữa, vốn thường khiến tôi do dự và mất tự tin. Thay vào đó, với chính niệm, tôi chú trọng vào việc cho họ biết về chân tướng. Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào Pháp, và tin rằng “Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (“Bài trừ can nhiễu,” Tinh tấn yếu chỉ II)

Hiểu được những tính cách thông thường của giới tri thức Trung Quốc, ví dụ như nhát gan, cố chấp, tự thị, và hiếu kỳ, tôi bắt đầu tập hợp những bằng chứng có ích cho lời nói của mình. Tôi nhận ra rằng mình không nên thúc ép và quá thiết tha vào việc khuyên họ đồng ý thoái khỏi ĐCSTQ. Thay vào đó, tôi cần phải đưa ra những lập luận thuyết phục và lý trí về chủ đề này.

Tôi đã đọc qua rất nhiều các bài viết chia sẻ kinh nghiệm của các đồng tu trên trang web Minh Huệ Net, đọc và ghi nhớ những dữ liệu về Pháp Luân Công (ví dụ như số lượng học viên trên toàn thế giới, thông tin về vụ tự thiêu), và thu thập nhiều ví dụ sinh động trong cuốn Chuyển Pháp Luân.

Cuối cùng, tôi đã đề ra một đề cương tiện dụng để luôn nhớ trong đầu trong khi nói chuyện với người khác: 1) Pháp Luân Công là gì; 2) Pháp Luân Công đang bị bức hại; và 3) Tại sao các học viên Pháp Luân Công đang giúp người dân biết về cuộc bức hại. Khi tôi đi theo dàn ý đó, thì sẽ mất nhiều thời gian hơn trước đây – thường là hai đến ba tiếng – nhưng kết quả tốt hơn rất nhiều.

Một ngày tôi mời một vị thư ký Đảng ủy tới nhà, với ý định nói chuyện với ông ấy về Pháp Luân Công. Vì tôi đã biết ông ấy trước, nên tôi quyết định đi thẳng vào vấn đề chính. “Tôi mời ông đến đây hôm nay để nói chuyện về cuộc bức hại Pháp Luân Công.” Ông ấy có vẻ hơi ngại và ngạc nhiên, ông ấy nói, “Không, cô không …” Với chính niệm mạnh mẽ, tôi nhìn vào mắt ông ấy và nói, “Xin hãy lắng nghe…” Tôi nói về những chủ đề mà tôi cho là quan trọng đối với ông ấy, đặc biệt là hậu quả của việc bức hại học viên Pháp Luân Công. Thái độ của ông ấy chuyển từ không quan tâm đến tập trung lắng nghe. Cuối cùng, ông ấy nói, “Tôi hiểu các học viên Pháp Luân Công đều có tiêu chuẩn đạo đức cao. Tôi sẽ không bức hại họ vì đó là một tín ngưỡng tôn giáo.” Cuối cùng, tôi khuyên ông ấy thoái khỏi ĐCSTQ. Ông ấy không trả lời, và tôi nói, “Ông có thể cần thời gian suy nghĩ, vì đây là một vấn đề hệ trọng.” Tôi chỉ vào một mảnh giấy và nói,“Nếu ông muốn, ông có thể viết xuống đây một bí danh mà ông lựa chọn dùng để thoái đảng.” Sau một lúc im lặng, ông ấy lấy bút ra và viết xuống tên bí danh.

Đề cương của tôi không phải là bất biến, tôi thay đổi nó tùy theo chấp trước của người nghe. Ví dụ như, một người bạn của tôi và gia đình của anh ấy đã theo Phật giáo trong nhiều năm. Tôi đã từng tránh giảng chân tướng cho người theo Phật giáo vì bản thân tôi đã tham gia vào Phật giáo trong một thời gian dài và tôi biết được mặt xấu của nó. Bên cạnh đó, những người theo Phật giáo thường tin rằng chỉ có họ mới được cứu. Tuy nhiên Sư phụ đã giảng trong “Thế nào là đệ tử Đại Pháp,” “Bày trước mặt chư vị, không có lựa chọn, cứu người mà chư vị có lựa chọn thì là sai.” Vì thế tôi đã mời ông ấy đến một công viên để nói chuyện. Suy nghĩ của tôi là cứu một chúng sinh bằng cách nói cho ông ấy biết những gì ông ấy không biết, và tôi cũng không muốn tranh cãi với ông ấy về những khái niệm trong tôn giáo, việc vốn đã xảy ra trước đây. Tôi bắt đầu với thuyết hữu thần và lòng tin mạnh mẽ của Newton vào Thần, tiếp tục với văn hóa Maya, bằng chứng về những thay đổi thiên tượng, việc Chúa Giê-su bị đóng đinh vào cây thập giá, sự sụp đổ của thành Rome, và những lời dự ngôn của văn minh Trung Quốc cũng như của các nền văn minh khác. Những điều này tự nhiên sẽ dẫn đến chủ đề về Pháp Luân Công. Trong khi miêu tả cuộc bức hại trong đó các học viên kiên định phải chịu đựng, tôi rơi nước mắt. Sau đó tôi nói với ông ấy về những chữ được khắc trên phiến đá lớn với nội dung liên quan đến ĐCSTQ và tại sao các học viên Pháp Luân Công đang giảng rõ chân tướng cho chúng sinh. Ông ấy lắng nghe rất chăm chú, mà không hề ngắt lời tôi. Cuối cùng thời gian đã hết, và ông ấy phải đi đến một cuộc họp khác. Ông ấy nói, “Tôi không biết nhiều về Pháp Luân Công, cho đến ngày hôm nay” và đồng ý sẽ lại gặp tôi một lần nữa.

Mất nhiều thời gian và công sức để giảng chân tướng cho giới trí thức. Tuy nhiên, cứu người là không có điều kiện, và tôi phải làm tốt hơn nữa. Sư phụ đã giảng,

“Nhưng con đường ấy rất hẹp, hẹp đến mức chư vị phải đi một cách chính phi thường thì mới được, mới có thể cứu người” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)

Làm thế nào để tâm thật chính? Chỉ có cách là phải học Pháp, chăm chỉ tu luyện tâm tính, coi quá trình giảng chân tướng như quá trình tu luyện, và dành mọi thời gian vào để làm cho tốt ba việc, như thế chúng ta mới có thể được coi là bước đi thật chính.

Xin hãy từ bi chỉ ra những gì không phù hợp với Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/15/明慧法会–给知识份子讲真相的一些体会-248939.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/30/129772.html
Đăng ngày 25-12-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share