Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Đức

[MINH HUỆ 03-06-2023] Nhân dịp kỷ niệm 25 năm Hội nghị Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp hội) Châu Âu lần đầu tiên được tổ chức tại Frankfurt, một số học viên tham dự Pháp hội đã hồi tưởng lại buổi giới thiệu và hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp tại Đức.

Pháp hội Châu Âu lần đầu tiên được tổ chức tại Frankfurt, Đức từ ngày 30 đến 31 tháng 5 năm 1998. Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công), đã giảng Pháp và trả lời các câu hỏi của người tham dự.

Cô Waltraud, người chủ trì Pháp hội năm đó, nhớ lại: “Hồi đó có hơn 700 người đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Khi Sư phụ đến hội trường, mọi người có mặt đều cảm nhận được trường năng lượng mạnh mẽ. Đó là một cảnh tượng thật khó quên.“

Cô Waltraud nói: “Ngay sau khi Pháp hội bắt đầu, Sư phụ đã đến. Tôi cảm thấy như được thăng lên bởi tấm lòng từ bi vĩ đại của Sư phụ, như thể tôi đang ở trên thiên đường. Mọi thứ thật đẹp đẽ và ngập tràn hạnh phúc. Toàn bộ cơ thể tôi và mọi thứ đều hòa nhập vào một tầng thứ cao hơn, không gì có thể so sánh được và không thể diễn tả được bằng lời. Tôi sẽ không bao giờ quên Pháp hội Frankfurt”. Cô Waltraud đã chia sẻ một số bức ảnh được chụp cách đây 25 năm khi cô nhớ về buổi Pháp hội và cảm giác tuyệt vời năm đó.

Bà Nguyễn, người bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, cũng tham dự Pháp hội Châu Âu lần thứ nhất. Bà cho biết một ngày trước Pháp hội, bà bị cảm nặng, nước mắt, nước mũi liên tục tuôn chảy. Vào lúc 4 giờ sáng ngày diễn ra Pháp hội, bà vội vã đến Frankfurt. Cả ngày bà chỉ ăn chút bánh mì và trái cây nhưng bà không cảm thấy đói hay mệt. Điều kỳ diệu hơn nữa, bà chia sẻ: “Sau khi Sư phụ giảng Pháp, trong giờ nghỉ trưa, tôi đột nhiên phát hiện các triệu chứng cảm lạnh của mình đều biến mất”. Việc nhận ra điều này khiến bà bị sốc. Bà Nguyễn, người có bằng tiến sỹ, giải thích: “Thật tuyệt vời. (Pháp Luân Đại Pháp) khác với khoa học mà chúng ta biết. Đó là một điều hoàn toàn mới, nhưng thực sự tồn tại.”

Sau Pháp hội, Đại sư Lý Hồng Chí cũng đã nhận lời phỏng vấn của đài truyền hình ZDF, một trong những đài truyền hình lớn nhất Châu Âu.

256c2b183db29edbf9b957c5c272e655.jpg

Đài truyền hình Đức ZDF phỏng vấn Đại sư Lý Hồng Chí vào năm 1998.

Ngày Pháp hội thứ hai (31 tháng 5), Đại sư Lý trở lại Pháp hội để trả lời các câu hỏi của học viên. Sau Pháp hội, Đại sư đã chụp ảnh cùng các học viên từ nhiều quốc gia khác nhau. Cô Waltraud nhớ lại: “Mọi người nói chuyện và chụp ảnh với Sư phụ, giống như một buổi họp mặt đại gia đình vậy.”

Bà Nguyễn cho biết: “Sau Pháp hội, tôi thực sự rất muốn truyền bài công pháp tốt như vậy cho người dân Đức.”

Trong 25 năm qua, học viên ở Frankfurt trân quý cơ duyên của họ với nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí và Đại Pháp. Học viên Frankfurt không chỉ tu luyện theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn mà còn giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tới rất nhiều người khác nữa.

Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền tại Đức

Frankfurt nằm ở trung tâm nước Đức, là trung tâm tài chính, giao thông, thương mại và triển lãm quan trọng ở châu Âu và là thành phố lớn thứ năm ở Đức.

Bà Chu đến Frankfurt làm việc vào những năm 1990 và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào đầu năm 1996. Bà nhớ lại: “Pháp Luân Công được giới thiệu ở Trung Quốc vào năm 1992 và trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc vào năm 1997. Vào thời điểm đó, chỉ có hai hoặc ba học viên ở Frankfurt và cuốn sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, vẫn chưa được dịch sang tiếng Đức”. Để phổ biến môn tu luyện này cho người dân Đức, một số học viên ở Frankfurt và các thành phố lân cận đã tổ chức lớp học chín ngày miễn phí đầu tiên ở Đức vào mùa thu năm 1997.

Sau đó, khi có nhiều người học các bài công pháp hơn, các học viên đã chọn Công viên Grüneburg ở trung tâm thành phố làm điểm luyện công tập thể. Học viên từ Mainz, Wiesbaden, Heidelberg và các thành phố lân cận khác cũng đến tham gia luyện công và đọc các bài giảng của Đại Pháp (học Pháp nhóm).

8f8ddcc7b9c6db764777d3ea25a4f17b.jpg

Luyện công tập thể tại công viên Grüneburg ở Frankfurt

Cô Waltraud nhớ lại: “Năm 1997, một tờ báo địa phương đã đăng một bài viết về Pháp Luân Công do một học viên viết. Sau đó, mọi người liên tục liên lạc với chúng tôi, họ muốn học các bài công pháp. Vì vậy, chúng tôi đã lập một điểm luyện công ở Schlosspark, Heidelberg. Chẳng bao lâu, điểm luyện công này đã có hơn 40 học viên tham gia.”

Bà Chu nói: “Hồi đó chúng tôi cùng nhau luyện công ba ngày một tuần và học Pháp hai ngày một tuần. Chúng tôi giống như một gia đình lớn vậy.”

Cho đến ngày nay, các học viên địa phương vẫn kiên trì luyện công tại công viên vào Chủ nhật hàng tuần. Trong đại dịch COVID, họ tuân theo các quy định của chính phủ, nhưng vẫn duy trì luyện công vào các ngày Chủ nhật.

Ngày càng có nhiều người tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm phơi bày cuộc bức hại

Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, trong 24 năm qua, các học viên đã cử hành nhiều hoạt động ở trung tâm Frankfurt để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Các học viên giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và hình thức ĐCSTQ bức hại môn tu luyện này. Nỗ lực bền bỉ của các học viên đã giúp nhiều chính trị gia và người dân hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và ủng hộ các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp.

159b18be9488fb0f15483cdcc1cd4fcb.jpg

Các học viên giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của ĐCSTQ ở Frankfurt, Đức

Trong những năm qua, nhiều người đã ký đơn thỉnh nguyện để ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc. Một số người cho biết họ thường thấy các hoạt động của các học viên ở trung tâm thành phố, và cảm nhận được lòng tốt, sự tường hòa, kiên nhẫn của các học viên. Nhiều người khích lệ các học viên kiên trì nỗ lực.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Minh Huệ vào tháng 5 năm 2019, bà Ulrike Nissen, Nghị sỹ Quốc hội Đức, cho biết bà ngưỡng mộ các học viên Pháp Luân Công đã xuống phố hàng tuần để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Bà nói: “Những nỗ lực không ngừng của các bạn thật đáng khâm phục và mọi người không thể nhắm mắt làm ngơ trước các bạn.”

Các học viên Pháp Luân Công tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Bà Nissen phát biểu: “Đây là một giá trị phải được tuyệt đối ủng hộ, phải được ủng hộ trên toàn thế giới – chắc chắn là như vậy!”

1bcf54e1150095315584eb20999b9027.jpg

Bà Ulrike Nissen, Nghị sỹ Quốc hội Đức, phát biểu trong lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới ở Frankfurt vào ngày 11 tháng 5 năm 2019.

Ông Michel Gahler, Nghị viên Châu Âu (MEP), đã biết đến cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công từ đầu năm 2005. Trong những năm gần đây, ông đã tham dự nhiều hoạt động do các học viên Pháp Luân Công tổ chức ở Frankfurt để bày tỏ sự ủng hộ của mình. Vào ngày 6 tháng 5 năm 2023, ông lại đến để tham gia lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và có bài phát biểu.

Ông Gahler nói: “Theo kinh nghiệm nhiều năm của tôi, các học viên Pháp Luân Công là một nhóm người ôn hòa, trung thực và tốt bụng. Họ có ảnh hưởng tích cực đến môi trường xung quanh và đóng góp cho sự chung sống hòa bình giữa mọi người. Chân-Thiện-Nhẫn là nguyên lý cơ bản để xây dựng một xã hội hòa bình, dân chủ và cởi mở.”

eb0679c26ead01f24db8b407566d2894.jpg

Ông Michel Gahler, Nghị viên Châu Âu, đến tham dự lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới để bày tỏ sự ủng hộ của mình, ngày 6 tháng 5 năm 2023.

Nghị viên Gahler cũng bày tỏ sự lên án và quan ngại về việc ĐCSTQ lâu nay luôn coi thường nhân quyền và đàn áp các nhóm tín ngưỡng. Ông phát biểu: “Những gì chúng ta thấy ngày nay là [các học viên kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp bằng] các tiết mục ca múa nhạc. Nhưng nếu các học viên Pháp Luân Công kỷ niệm theo cách này ở Trung Quốc, họ sẽ bị bức hại tàn bạo. Nhà sáng lập [Pháp Luân Công] và các đệ tử của ông đã nỗ lực hết sức vì điều này [để chấm dứt cuộc bức hại]. Chúng tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ mở ra một tương lai tươi sáng.”

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/6/3/461572.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/4/209717.html

Đăng ngày 27-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share