Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Nội Mông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-04-2023] Bà Lý Thái Hà, một giáo viên mầm non đã nghỉ hưu ở thành phố Xích Phong, Nội Mông, đã ra tù vào tháng 7 năm 2022, sau 3 năm bị cầm tù vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công. Sau khi vừa trở về nhà, bà biết rằng lương hưu của mình đã bị Cục An sinh xã hội Xích Phong xóa bỏ. Trong khi đó, các quan chức từ cơ quan tư pháp, công an và ủy ban khu dân cư vẫn liên tục sách nhiễu bà và theo dõi các hoạt động hàng ngày của bà.

Bà Lý đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án quận Tùng Sơn về việc đình chỉ lương hưu, nhưng không rõ tòa án có tiếp nhận trường hợp của bà hay không.

Bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công

Lớn lên ở vùng nông thôn, nên mới ở tuổi 23 bà Lý đã kết hôn với một người đàn ông ở thành phố với hy vọng có một cuộc sống tốt hơn, thế nhưng đổi lại bà bị trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Chồng bà thậm chí còn đối xử tệ hơn với bà sau khi bà sinh con gái. Bà đành phải ly dị anh ta để giữ được mạng sống của mình. Bà và con gái sống một cuộc sống khốn khó cho đến khi bước vào tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999.

Bà Lý đã hồi phục sức khỏe ngay trong khi đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên. Thông qua tu luyện Pháp Luân Công, bà hiểu được được ý nghĩa của kiếp nhân sinh và trở thành một người hạnh phúc, thiện lương. Tuy nhiên, những ngày hạnh phúc của bà không kéo dài được lâu vì chính quyền cộng sản Trung Quốc đã phát động chiến dịnh bức hại pháp môn này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trong 24 năm tiếp theo, bà Lý bị chính quyền giam giữ, cưỡng bức lao động trong 3 năm, phải sống trôi giạt trong 4 năm, bị kết án 3 năm tù giam và bị sách nhiễu liên tục, và gần đây nhất là bị bức hại tài chính.

Bị giam giữ vào ngày đầu của cuộc bức hại

Ngày 22 tháng 7 năm 1999, chỉ 2 ngày sau khi cuộc bức hại bắt đầu, cảnh sát của Đồn Công an Tây Thành ở thành phố Xích Phong đã bắt giữ bà Lý. Bảy cảnh sát đã thẩm vấn bà để lấy thông tin về số lượng học viên ở địa phương của bà và cách thức họ liên lạc với nhau.

Một trong các cảnh sát đã túm tóc bà Lý và một người khác đạp bà xuống đất. Bà bị buộc phải quỳ trên mặt ván giặt thô ráp, khiến đầu gối của bà nhanh chóng bị chảy máu. Để ngăn bà hét lên vì đau đớn, một cảnh sát đã dùng giẻ lau bọc bàn chải đánh giày lại rồi nhét nó miệng bà. Sau đó, họ thay phiên nhau đấm và đá bà. Họ sốc điện vào mặt bà bằng dùi cui điện trong khoảng nửa giờ đồng hồ. Bà bị rụng cả một búi tóc do bị tra tấn.

Cùng trong ngày hôm đó, cảnh sát đột kích vào nhà bà Lý và lấy đi các sách Pháp Luân Công của bà. Ba ngày sau, bà bị đưa đến một Trại tạm giam, và ở đó bà bị chửi rủa lăng mạ. Bà được thả sau 15 ngày bị nhốt ở đó.

Kể từ đó, cảnh sát liên tục đến nhà bà Lý để sách nhiễu bà. Ngô Hiểu Bình, một nhân viên của ủy ban dân cư địa phương, đã theo dõi cuộc sống hàng ngày của bà trong nhiều năm.

Bản án 3 năm lao động cưỡng bức

Ngày 23 tháng 11 năm 2004, Ngô và một cảnh sát xông vào nhà bà Lý để sách nhiễu bà. Khi nhìn thấy một số tài liệu in liên quan đến Pháp Luân Công, họ đã lục soát nơi này và tịch thu mọi thứ họ có thể tìm thấy liên quan đến Pháp Luân Công.

Bà Lý bị đưa đến đồn ông an và bị thẩm vấn về nơi bà lấy tài liệu. Sau đó, bà bị đưa đến trại tạm giam quận Hồng Sơn. Sau 47 ngày bị giam giữ, bà bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức và bị phạt 4.000 nhân dân tệ, sau đó bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Thổ Mộc Cơ.

Ngoài lao động nặng nhọc ở trong trại lao động cưỡng bức, bà Lý còn bị tra tấn bằng nhiều hình thức khác nhau, như đứng trong thời gian dài, cấm ngủ và bị các tù nhân hành hạ về thể xác. Sau một lần bị ngược đãi, một bên chân của bà ấy chảy máu và bà ấy không thể tự đi lại được.

Sống trôi giạt trong 4 năm

Tháng 9 năm 2012, Ngô và cảnh sát đã cố gắng bắt giữ bà Lý tại nhà một lần nữa nhưng bà không có ở nhà. Mặc dù không có ai ở đó chứng kiến, cảnh sát vẫn tịch thu mọi đồ vật liên quan đến Pháp Luân Công của bà cùng với với 600 nhân dân tệ tiền mặt mà không cung cấp bất kỳ một ghi chép nào.

Các cảnh sát đã quay lại nhiều lần để bắt giữ bà Lý, nhưng không thành công. Một số người trong số họ ở gần nhà để canh chừng bà ấy.

Bà Lý buộc phải sống xa nhà trong 4 năm để trốn khỏi bàn tay cảnh sát.

Bản án 3 năm tù giam oan sai

Ngày 2 tháng 7 năm 2019, bà Lý lại bị bắt tại nhà. Cảnh sát đã tịch thu các sách Pháp Luân Công và tài sản cá nhân khác của bà. Đầu ngày hôm đó, một học viên địa phương khác là bà Vu Quế Lan (ngoài 70 tuổi) đã bị báo cảnh sát vì treo các áp phích Pháp Luân Công ở một khu dân cư. Sau khi xem qua các đoạn video do camera giám sát trong khu phố ghi lại, cảnh sát phát hiện ra bà Vu đã tới gặp bà Lý vào ngày hôm đó nên đã bắt giữ cả hai người.

Sáu học viên khác, bao gồm bà Tôn Tú Lan, ông Cúc Quảng Hoa (chồng bà Tôn), bà Lưu Thục Lan, bà Lưu Ngọc Bình, bà Trương Lệ Mẫn và bà Đoạn Liên Anh, cũng bị bắt trong vài ngày sau đó, sau khi cảnh sát tìm thấy họ đã liên lạc với bà Lý và bà Ngọc Bình. Mặc dù hầu hết họ đã được thả ngay sau khi bị bắt, nhưng bà Lý vẫn bị giam giữ và bị buộc tội sở hữu những tờ tiền có in thông tin về Pháp Luân Công.

Cả bà Lý và bà Đoạn sau đó đều bị kết án 3 năm tù. Bà Lý bị giam giữ tại trại tạm giam quận Hồng Sơn cho đến khi bị đưa đến Nhà tù Nữ Nội Mông ở thành phố Hô Hòa Hạo Đặc vào ngày 16 tháng 1 năm 2020. Trong toàn bộ quá trình đó, gia đình bà không được bất kỳ một thông tin nào.

Bị tra tấn bằng thuốc ở trong tù

Ngay khi bà Lý vừa bị đưa tới nhà tù, lính canh đã đưa bà tới phòng y tế. Với các cảnh sát có vũ trang canh cửa, lính canh Bao Hiểu Nghiên đã ép bà Lý phải cởi quần dài trong khi vẫn đang bị còng tay và xiềng xích. Với lý do khám phụ khoa, bác sỹ nhà tù đã bôi một loại thuốc không rõ nguồn gốc vào âm đạo của bà. Ngay lập tức, bà ấy trải qua cơn đau dữ dội và gần như ngất đi. Kể từ đó, bà bị đau bụng dữ dội và nước tiểu của bà bị dính và có bọt, cho đến tận bây giờ.

Trong thời gian bị cầm tù, các quản giáo ép bà Lý uống thuốc hàng ngày, cho rằng đó là để điều trị bệnh cao huyết áp của bà, trong khi nhiều tù nhân khác bị huyết áp cao thực sự không được cho “thuốc”. Tù nhân sẽ đánh đập bà dã man nếu bà từ chối uống thuốc. Ngay sau đó, bà Lý bắt đầu cảm thấy buồn nôn và thường bị choáng váng. Bà cũng bị đau ở lưng và chân và tê ở tay và chân.

Khi bà Lý từ chối uống thuốc, lính canh đã ép bà ký vào giấy miễn trừ trách nhiệm. Một ngày nọ, trong bữa trưa, bà Lý nhìn thấy một tù nhân bí mật rắc một gói bột màu trắng vào chiếc bát ăn trưa của mình trước khi đưa cho bà. Bà yêu cầu phân tích thành phần hóa học trong bữa trưa của mình, nhưng quản giáo chỉ giả bộ la mắng tù nhân chứ không bao giờ đáp ứng đề nghị đó của bà ấy.

Lính canh tù vẫn cố ép bà Lý uống thuốc trở lại, nhưng bà từ chối. Kể từ đó, bà thấy cơn đau lưng giảm dần và các triệu chứng khác cũng nhẹ đi.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/22/459044.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/7/208409.html

Đăng ngày 13-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share