Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 05-06-2023]
Họ tên: Phó Truyền Mỹ (付传美)
Giới tính: Nữ
Tuổi:65
Thành phố: Đông Dinh
Tỉnh: Sơn Đông
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày mất: Ngày 23 tháng 10 năm 2022
Thời gian xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: Tháng 5 năm 2015
Nơi giam giữ cuối cùng: Trại tạm giữ Hà Khẩu
Một người phụ nữ 65 tuổi ở thị trấn Tiên Hà, thành phố Đông Dinh, tỉnh Sơn Đông đã qua đời vào ngày 23 tháng 10 năm 2022, sau nhiều thập kỷ bị bắt giữ và sách nhiễu vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ tháng 7 năm 1999.
Cả bà Phó Truyền Mỹ và chồng bà, ông Bốc Khánh Kim, đều từng có sức khỏe kém và phải chật vật để lo trả trả chi phí y tế hàng năm. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 10 năm 1995, bà Phó đã khỏi bệnh tim, huyết áp cao và bệnh thận, còn ông Bốc chồng bà cũng khỏi các căn bệnh về tim, viêm khớp và loét dạ dày. Sau đó bà tình nguyện làm điều phối viên cho các học viên Pháp Luân Công địa phương ở thị trấn Tiên Hà. Tuy nhiên, hai vợ chồng bà đã trở thành mục tiêu sau khi cuộc bức hại nổ ra 4 năm sau đó.
Cảnh sát địa phương đã nhiều lần bắt giữ hai vợ chồng và có lần cả hai bị kết án lao động cưỡng bức 3 năm. Cả hai đều bị tra tấn dã man trong tù và buộc phải uống thuốc độc. Kết quả là ông Bốc bị tàn tật và bà Phó bị huyết áp cao. Tim của bà Phó đã có lần ngừng đập khi bà bị giam và bà phải đi cấp cứu hồi sức.
Vợ chồng họ cũng phải chịu đựng sự bức hại liên tục từ lãnh đạo của ông Bốc ở Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đông ở Mỏ dầu Thắng Lợi thuộc thành phố Đông Dinh. Lãnh đạo đã nhiều lần giam giữ hai vợ chồng và bố trí người giám sát họ suốt ngày đêm. Con trai của họ và những người thân khác cũng bị coi là một phần trong cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với hai người này. Con dâu vì không chịu được áp lực nên đã ly hôn với chồng và người con trai sau đó đã tái hôn, nhưng bản thân anh và người vợ mới của anh lại tiếp tục phải đối mặt với sự uy hiếp và áp lực tương tự.
Trong những tháng cuối đời của bà Phó, lãnh đạo đơn vị công tác của chồng bà vẫn cố ép bà từ bỏ đức tin của mình.
Bị giam trong cáccơ sởgiam giữngoài vòngpháp luật vì điBắc Kinh kháng nghị
Bà Phó và ông Bốc đã đi tới Bắc Kinh để kháng nghị cho Pháp Luân Công vào ngày 21 tháng 7 năm 1999, 1 ngày sau khi ĐCSTQ công khai tuyên bố đàn áp pháp môn này. Sau khi trở về, họ bị bắt giữ bởi nhân viên ở đơn vị công tác của ông Bốc và bị chuyển đi qua lại nhiều trung tâm tẩy não khác nhau dưới sự quản lý của Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đông. Trong mỗi trung tâm tẩy não, hai vợ chồng đều bị cưỡng chế viết cam kết từ bỏ Pháp Luân Công. Ông Bốc không được trả lương và thưởng, khiến tài chính của gia đình ông gặp khó khăn to lớn (bà Phó là một nội trợ không có thu nhập).
Hai vợ chồng bà Phó lại đi tới Bắc Kinh vào ngày 23 tháng 9 năm 1999 và bị bắt trên Quảng trường Thiên An Môn bởi các đồng nghiệp của ông Bốc, những người này được phái đến để bắt giữ họ ở đó. Họ bị đưa trở lại địa phương và không được ăn gì trong hai ngày. Mỗi người bị tạm giam hành chính 15 ngày. Giáo đạo viên Vương Liên Kiệt và đội trưởng Lý Quang Minh của Đội 2 thuộc Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đông ban đầu cố gắng giam cả hai vợ chồng trong một căn hộ bỏ hoang thuộc sở hữu của công ty. Bà Phó kiên quyết từ chối tuân theo, còn ông Bốc vẫn bị giam ở đó trong gần 2 tháng. Lương và thưởng của ông Bốc bị đình chỉ vào tháng 5 năm 2000 và gia đình ông phải dựa vào số tiền tiết kiệm ít ỏi của mình để sống qua ngày.
Huệ Thành Long, bí thư của Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đông, đã ra lệnh chuyển đổi phòng bảo vệ và trường đào tạo của công ty thành “nhà tù đen” (trại tạm giam không có tên trong dánh sách) để giam giữ những nhân viên từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Trong khi các nhà tù đen được thiết lập, ông ta đã ra lệnh cho các bộ phận khác trong công ty bắt giữ các học viên vốn là nhân viên của họ, tổng cộng có vài chục người đã bị nhắm mục tiêu. Ngay sau khi các nhà tù đen được thiết lập, những học viên này đã bị đưa vào đó.
Ông Bốc bị giam trong cả hai nhà tù đen với tổng cộng hơn 3 tháng kể từ tháng 12 năm 2000. Sau đó, Huệ đã chuyển ông đến nhiều trung tâm tẩy não khác nhau, bao gồm trung tâm tẩy não của Trường Giáo dục Đông Dinh, Trung tâm Tẩy não Thị trấn Tiên Hà và một trung tâm tẩy não được điều hành bởi Nhà tù Tế Nam. Sau đó, Huệ còn đưa ông Bốc trở lại nhà tù đen của công ty. Cuối cùng ông Bốc được trả tự do vào cuối tháng 4 năm 2001, sau gần 5 tháng bị giam giữ.
Bà Phó cũng bị giam trong nhà tù đen của trường đào tạo của công ty và sau đó là tại Trung tâm Tẩy não Thị trấn Tiên Hà.
Người cha già quađời
Sau khi cả bà Phó và ông Bốc đều bị bắt vào tháng 12 năm 2000, người cha già của bà đã đến nhà họ ở thị trấn Tiên Hà để giúp chăm sóc đứa con trai 14 tuổi của họ. Ông cũng thỉnh thoảng đi tới thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông để chăm sóc hai cháu gái con của con trai mình (lúc đó 13 và 15 tuổi), vì cha mẹ của cả hai đang bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công.
Vương Luyện Kiệt và Lý Quang Minh từ Đội 2 của Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đông liên tục sách nhiễu cha bà Phó và ra lệnh cho ông cụ phải rời khỏi thị trấn Tiên Hà. Kết quả là, một ông lão vốn khỏe mạnh đã phải nằm liệt giường trong vòng chưa đầy 6 tháng. Ngay sau khi bà Phó và chồng bà được trả tự do, ông cụ đã qua đời vào ngày 25 tháng 6 năm 2001, hưởng thọ 76 tuổi.
Chồng bị bắt vào ngày sinh nhật của mẹ
Sau Tết Nguyên Đán năm 2002, bà Phó về quê chồng ở thị trấn Kim Trang, huyện Tứ Thủy, tỉnh Sơn Đông (cách đó hơn 250 dặm) để chúc mừng sinh nhật lần thứ 75 của mẹ chồng vào ngày 28 tháng 2 năm 2002 (tức ngày 16 tháng Giêng). Khi bà Phó đi vắng, bí thư Huệ của Nhà máy đã cấu kết với cảnh sát từ Đồn Công an Tân Hải và bắt ông Bốc vào ngày sinh nhật của mẹ ông.
Tiếp theo, cảnh sát đến trường học con trai ông Bốc và nói với cậu thiếu niên này rằng: “Cha của cháu đã quên mang chìa khóa và không vào nhà được”. Cậu bé đã tin và đưa chìa khóa nhà cho họ. Cảnh sát tiến hành lục soát nhà ông Bốc và thậm chí còn tháo rời máy giặt để tìm tài liệu Pháp Luân Công. Họ đã tịch thu một cuốn sách Pháp Luân Công, một máy vi tính, một máy in, một máy ghi âm và các dụng cụ gia đình như cờ lê, kìm, tua vít, và nhiều đồ vật có giá trị khác, bao gồm cả một chiếc vòng cổ của bà Phó.
Sau khi bắt giữ ông Bốc, đội trưởng Lý Quang Minh của Đội 2 của Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đông đã dẫn đầu một nhóm người và lái xe hơn 250 dặm về quê nhà của ông Bốc để cố gắng bắt giữ bà Phó. Khi tới đó, vì không tìm thấy bà nên họ đã đe dọa mẹ chồng bà Phó ngay vào ngày sinh nhật của bà cụ. Kết quả là, bà cụ bị kinh sợ đến mức ngất xỉu. Sau đó, đội trưởng Lý rời đi cùng với người của ông ta và tiến hành đột kích nhà người thân của ông Bốc ở quê nhà.
Ông Bốc đã tuyệt thực để phản bức hại trong khi bị giam ở nhà tù đen tại công ty của ông. Ông bị bức thực và cho uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Chưa đầy 2 tuần sau, công ty ông đã đưa ông đến Trung tâm Giáo dục Pháp luật Tỉnh Sơn Đông (thực chất là trung tâm tẩy não trá hình) để tiếp tục bức hại. Lưu Khải và Hình Thế Trung từ Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đông đã đưa ông đến bệnh viện trực thuộc trại lao động địa phương để bức thực hàng ngày. Sau khi bức thực, họ đưa ông đến trại lao động trước khi đưa ông trở lại trung tâm tẩy não vào ban đêm.
Hai vợchồng đềubị kết án 3nămlaođộngcưỡngbức
Khi biết ông Bốc bị bức hại, bà Phó đã đi gửi quần áo vào cho ông. Sau đó, bà bị bắt giữ bởi một người của Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đông, người này vốn được giao nhiệm vụ theo dõi chồng bà ở trong trại giam. Bà bị giam tại nhà tù đen của công ty trong hơn 1 tháng trước khi bị tuyên án 3 năm lao động cưỡng bức.
Trong thời gian đó ông Bốc cũng bị tra tấn. Trong vòng chưa đầy 1 năm, ông đã mất khả năng nói chuyện hoặc đi lại. Tuy nhiên, lính canh không ngừng tra tấn ông ngay cả sau khi Bệnh viện Tế Nam xác nhận ông đã bị tàn tật hoàn toàn. Họ thậm chí còn kéo dài thời hạn giam giữ ông thêm 3 tháng.
Bà Phó bị giam tại Trại Lao động Nữ Vương Thôn. Bà không thừa nhận đã vi phạm bất kỳ luật nào. Sau nhiều lần thất bại trong việc thuyết phục bà từ bỏ đức tin, lính canh trại lao động đã dừng nỗ lực tẩy não của họ và nói rằng những người được giao nhiệm vụ “chuyển hóa” bà đều bắt đầu tin vào Pháp Luân Công.
Lính canh đã tiêm vào người bà Phó nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc. Sau đó, cơ thể bà xuất hiện hàng loạt các triệu chứng, bao gồm cả huyết áp rất cao. Có lúc tim bà ngừng đập và bà được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Bà Phó đã phải vật lộn để sống một cuộc sống bình thường sau khi được tự do vào đầu năm 2002. Hậu quả của việc bị cưỡng chế sử dụng thuốc ở trong trại lao động khiến cho tứ chi của bà yếu và tê bì. Ngoài ra, bà còn gặp khó khăn trong việc kiểm soát cử động của mình và bà không thể cầm đũa đúng cách. Bà dần mất cảm giác ở hai cẳng chân dưới đầu gối. Bà thậm chí còn không biết giày rơi ra khỏi chân mình hay cảm thấy đau nếu bị kẹp vào chân. Sau đó, bà bị vỡ mắt cá chân và mất kiểm soát đại tiểu tiện. Bà cũng bị suy tim và suy thận.
Tại thời điểm hai vợ chồng bà bị bắt vào năm 2002 và bị đưa đi lao động cưỡng bức thì con trai của họ mới 15 tuổi. Cậu thiếu niên khi ấy chuẩn bị tham gia kỳ thi tuyển sinh trung học, nhưng phải tự lo cho bản thân sau khi cha mẹ bị bắt giữ. Khi một đồng nghiệp ông Bốc mua cho cậu bé một thùng mì ăn liền, anh đã bị chỉ đạo viên Lý Quang Minh của Đội 2 khiển trách.
Vì ông Bốc là trụ cột duy nhất trong gia đình nên việc ông bị giam trong trại lao động đã khiến gia đình rơi vào tình cảnh tài chính khó khăn. Con trai ông đã lên kế hoạch học trung học và sau đó là đại học, nhưng cuối cùng đành phải quyết định đăng ký vào một trường dạy nghề. Trước khi bà Phó có cơ hội tiễn con trai mình đến ngôi trường mới, bà đã bị bí thư Huệ và hướng dẫn viên Lý bắt giữ vào ngày 2 tháng 9 năm 2002. Sau đó, bà biết được Lý cũng đã rút hết tiền trong tài khoản trợ cấp nhà ở của chồng bà (ở Trung Quốc, người sử dụng lao động có thể chọn đóng góp vào các tài khoản đó để giúp nhân viên của họ mua nhà).
Cả Lý và Huệ cùng lái xe đưa bà Phó ra khỏi thị trấn Tiên Hà và bà phải chuyển từ nơi này sang nơi khác trong 2 năm tiếp theo, trong khi vẫn phải chăm sóc cho con trai và mẹ chồng già cả. Có lúc cả ngày bà chỉ ăn hai cái bánh bao hấp có giá chưa đến một Nhân dân tệ để tiết kiệm tiền.
Cuối tháng 5 năm 2005, bà Phó đi tới trại lao động để đón chồng. Vài người giúp khiêng ông Bốc ra ngoài. Bộ dạng ông hốc hác, không thể đứng, đi lại hay nói chuyện.
Sau khi trở về nhà, ông Bốc đã có sự tiến triển đáng kể nhờ sự chăm sóc tận tâm của bà Phó. Tuy nhiên, do những loại thuốc độc hại ông bị tiêm/uống trong trại lao động, răng của ông đều bị lung lay và ông phải vật lộn với những cơn đau đầu dữ dội. Người ông nổi đầy mụn nước to bằng hạt đậu và chúng chảy mủ vàng rồi trở thành các lớp vảy dày màu đen. Trên các ngón chân và lòng bàn chân của ông xuất hiện nhiều nốt rộp có máu tụ, trên mỗi đầu ngón chân có hai hoặc ba vết máu tụ như vậy.
Sự sách nhiễu không ngừng trong những năm cuối đời
Sau khi ông Bốc được thả khỏi trại lao động, hai vợ chồng ông liên tục đối mặt với sự sách nhiễu từ cấp trên và Phòng 610 địa phương (một cơ quan ngoài vòng pháp luật được thành lập với mục đích duy nhất là để bức hại Pháp Luân Công). Mỗi khi đến một ngày nhạy cảm nào đó (chẳng hạn như một cuộc họp chính trị lớn hoặc ngày kỷ niệm liên quan đến Pháp Luân Công), sẽ có những chiếc xe hơi bám theo bà Phó. Con trai bà và gia đình cũng bị sách nhiễu.
Vào tháng 1 năm 2006, hai vợ chồng bà Phó về quê nhà của ông Bốc để đón Tết Nguyên Đán cùng với bố mẹ của ông. Ngay khi về đến nơi, họ đã nhận được điện thoại từ cấp trên của ông Bốc tại Đội 6 (tên mới của Đội 2 cũ) từ Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đông. Người giám sát này nói rằng ông ta và một người quản lý khác sẽ về quê ông Bốc. Sáng hôm sau họ xuất hiện ở nhà ông Bốc và họ muốn xác định chắc chắn rằng bà Phó cũng đang ở cùng ông Bốc trước khi rời đi.
Năm 2007, Dương Thượng Ninh lên thay Lý Quang Minh giữ vai trò là giáo đạo viện Đội 6. Ông ta thuê một căn hộ đối diện với nhà bà Phó và sử dụng nó làm cơ sở để giám sát bà lâu dài. Ông ta bố trí một nhóm nhân viên thay nhau theo dõi bà suốt ngày đêm. Ngay khi bà bước chân ra khỏi cửa sẽ liền có người bám theo bà, dù là bà đi bộ hay xe hơi.
Dương cũng thường xuyên sách nhiễu con trai và gia đình của hai vợ chồng họ. Con dâu bà Phó không chịu nổi áp lực và đã ly hôn con trai bà. Cô được giao quyền nuôi đứa con gái 1 tuổi của họ và chuyển đến sống cùng cha mẹ ruột ở thành phố Tân Đài, tỉnh Sơn Đông.
Tháng 5 năm 2015, khi làn sóng kiện cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân bắt đầu, ông Bốc và bà Phó cũng đệ đơn kiện Giang vì đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công và gây tổn hại nặng nề cho gia đình họ. Đơn kiện đã được gửi tới Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao. Họ đã nhận được xác nhận rằng cả hai cơ quan này đã tiếp nhận đơn kiện của họ. Tuy nhiên, họ đã sớm bị bắt và bị giam giữ 15 ngày. Tám học viên địa phương khác cũng bị bắt cùng thời điểm đó. Mười học viên đã tuyệt thực để phản bức hại và được thả sau 3 ngày bị nhốt trong Trại tạm giữ Hà Khẩu.
Trong khi hai vợ chồng bà Phó bị giam giữ, cảnh sát đã lục soát nhà của họ. Đồng thời, một nhóm cảnh sát khác triệu tập con trai của hai người đến nơi làm việc. Họ cùng với những lãnh đạo đơn vị công tác và viên chức Phòng 610 đã bao vây anh ấy và chỉ trích anh vì anh là con trai một học viên Pháp Luân Công. Con trai của họ ngay lập tức bỏ việc và xuống tinh thần suốt một thời gian dài sau đó.
Ngày 6 tháng 7 năm 2017, đội trưởng Mã Ngọc Cường của Đội An ninh Nội địa Công an Tân Hải đã dẫn 8 cảnh sát của Đồn Công an Thung Tây và Đồn Công an Cô Đông đến nơi làm việc của ông Bốc. Họ nói với lãnh đạo của ông rằng họ cần đưa ông về nhà để khám xét. Vì trước ngày hôm đó ông Bốc đã rời nơi công tác nên họ ra lệnh cho lãnh đạo của ông Bốc đưa họ đến nhà ông và cạy cửa. Người lãnh đạo này đã từ chối.
Sáng hôm sau, cảnh sát Mã dẫn 8 người, trong đó có Vương Quốc Khánh, Lý Hồng Quân và Giang Hải Anh, kéo đến tòa nhà chung cư bà Phó và cố gắng đe dọa bà rồi lừa bà cho họ vào, nhưng không thành công. Vào khoảng 2 giờ chiều, Mã và đồng bọn của ông ta lại đến và gọi một nhân viên bảo vệ từ công ty của ông Bốc, yêu cầu người bảo vệ gõ cửa. Nhân viên bảo vệ đã hứa với bà rằng anh ta sẽ rời đi sau 5 phút nói chuyện với bà. Tuy nhiên bà vẫn không mở cửa.
Sau đó, cảnh sát Mã gọi thợ khóa thử dùng các chìa khóa vạn năng để mở. Khi chìa khóa đều không có tác dụng, thợ khóa đã sử dụng máy khoan điện cạy mở cửa.
Ngay khi vừa đột nhập vào, Mã và các cảnh sát khác (không ai mặc cảnh phục) đã kéo hai vợ chồng vào phòng khách. Cảnh sát nhanh chóng đưa ra một tờ giấy mà họ tuyên bố là lệnh khám xét, nhưng họ đã ngay lập tức cất nó đi khi hai người yêu cầu được đọc nội dung trên đó. Sau đó các cảnh sát đã rời đi mà không bắt giữ hai vợ chồng.
Trong hai cuộc họp chính trị thường niên của ĐCSTQ vào tháng 3 năm 2018, Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đông đã ra lệnh cho tất cả các bộ phận trong nhà máy phải giám sát các nhân viên là học viên của họ suốt ngày đêm.
Ngày 16 tháng Giêng âm lịch năm 2018, cũng là ngày sinh nhật lần thứ 91 của mẹ chồng bà Phó. Con trai bà Phó đề nghị lái xe chở mẹ về nhà bà ngoại để mừng đại thọ của bà cụ. Lãnh đạo đơn vị công tác của ông Bốc đã gọi cho người thanh niên này và cố gắng gây áp lực để anh không được đưa mẹ anh ra khỏi thị trấn. Tuy nhiên, anh không nghe theo họ.
Để tránh bị sách nhiễu thêm nữa, bà Phó đã phải chuyển đến một vùng nông thôn để sinh sống vào tháng 4 năm 2018. Thời điểm đó, bà sụt cân đáng kể do nhiều năm bị bức hại. Bà cao 1 mét 7 nhưng chỉ còn nặng hơn 54 kg một chút. Bà tiếp tục vật lộn với các biến chứng về sức khỏe mà bà mắc phải khi bị giam giữ phi pháp ở trong trại lao động. Bà cũng bị chóng mặt kinh niên.
Sau đó, bà trở về nhà riêng của mình và lại phát hiện mình đang bị chính quyền theo dõi suốt ngày đêm.
Vào tháng 5 năm 2020, bà Phó trượt chân ngã và bị vỡ xương mắt cá chân. Con trai bà tái hôn vào năm đó và sau đó có một cậu con trai. Lãnh đạo nơi làm việc của chồng bà đã sách nhiễu con trai của họ, vợ mới của anh và bố mẹ vợ của anh, đồng thời đe dọa sẽ hủy hoại việc học hành và sự nghiệp trong tương lai của cháu trai bà nếu bà tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công.
Lãnh đạo của ông Bốc liên tục gây áp lực buộc hai vợ chồng phải từ bỏ Pháp Luân Công vì Phòng 610 địa phương treo giải thưởng 50.000 Nhân dân tệ cho bất kỳ ai khiến một học viên ký tên vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công.
Thậm chí trong nửa đầu năm 2022, công ty vẫn cố gắng khiến bà từ bỏ đức tin của mình. Cuộc bức hại tàn nhẫn cuối cùng đã cướp đi mạng sống của bà vào ngày 23 tháng 10 năm 2022.
Bài liên quan:
Mỏ dầu Thắng Lợi: Hơn 80 học viên bị bắt giữ vì kiện cựu độc tài Trung Quốc, ba người bị giam cầm
Những khổ nạn mà ông Phó Trung Hưng phải chịu đựng trước khi mất (Ảnh)
Chồng bị tra tấn ở trại tạm giam và vợ thì bị đuổi khỏi nhà chỉ bởi tu luyện Pháp Luân Công
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/5/461650.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/11/209828.html
Đăng ngày 29-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.