Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-04-2023]

Tên: Diêu Xuân Lan (姚春兰)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 92
Thành phố: Thẩm Dương
Tỉnh: Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày mất: Ngày 25 tháng 8 năm 2022
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: Không rõ
Nơi giam giữ cuối cùng: Không rõ

Tên: Lý Hội Tường (李会祥)
Giới tính: Nam
Tuổi: 60
Thành phố: Thẩm Dương
Tỉnh: Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Tài xế xe ba bánh
Ngày mất: Ngày 1 tháng 12 năm 2022
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: Ngày 6 tháng 1 năm 2009
Nơi giam giữ cuối cùng: Trại Lao động Cưỡng bức Thân Tâm

Một người mẹ và con trai ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh lần lượt bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) vào năm 1997 và 1998. Họ đều tin rằng pháp môn này đã cải thiện sức khoẻ của họ và thay đổi họ trở thành những người tốt hơn.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, cụ bà Diêu Xuân Lan và con trai Lý Hội Tường đã liên tục bị sách nhiễu vì kiên định đức tin của mình. Ông Lý phải thụ án 1,5 năm trong Trại Cưỡng bức Lao động. Ông trút hơi thở cuối cùng vào tháng 12 năm 2022, chưa đầy 4 tháng sau khi mẹ ông qua đời.

19ff9f1e7ca568d928dd55233879a417.jpg

Bà Diêu Xuân Lan

9df34082238603a29bfc87db76cd0fc8.jpg

Ông Lý Hội Tường

Thân tâm cải biến nhờ Pháp Luân Công

Bà cụ Diêu có 5 người con và bà sống cùng người con thứ tư là ông Lý.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997, bà cụ Diêu bị bệnh dạ dày nghiêm trọng và đau lưng. Là một người ương bướng, bà thường có xung đột với bà Trương Tĩnh, vợ ông Lý. Pháp Luân Công đã giúp bà Diêu khôi phục sức khoẻ và hàn gắn mối quan hệ với con dâu.

Ông Lý, một tài xế xe ba bánh, nghiện hút thuốc, chơi mạt chược và bi-da. Một năm sau khi bà Diêu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, ông cũng bắt đầu quan tâm đến pháp môn này. Không lâu sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, chứng tê cứng vai của ông đã biến mất và ông không còn lãng phí nhiều giờ chơi cờ bạc bên ngoài. Ông trở nên có trách nhiệm hơn với gia đình và thường cung cấp những dịch vụ tốt hơn cho các khách hàng. Mỗi khi khách hàng bỏ quên đồ trên xe của ông, ông sẽ lập tức tìm cách trả lại nó. Sau khi chứng kiến sự thay đổi của ông, vợ ông Lý cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Sống chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công, ông Lý luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Ông từng giúp một người bạn mua một xe ba bánh cũ và hướng dẫn anh ấy chạy xe. Khi người bạn nói rằng khoá của xe ba bánh không hoạt động tốt, ông Lý đã đi một quãng đường xa để mua một cái khoá mới cho bạn.

Nhiều tài xế xe ba bánh đều xem người khác là đối thủ cạnh tranh nhưng ông Lý luôn cố hết sức giúp họ, gồm việc giúp họ mua xe ba bánh mới hay sửa xe cho họ.

Một khách hàng của ông là một phụ nữ lớn tuổi đã chia sẻ với ông rằng bà rất khổ sở với chứng đau dạ dày nghiêm trọng. Ông đã nói với bà về Pháp Luân Công và nói bà niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo; Chân Thiện Nhẫn hảo”. Bà đã làm theo lời khuyên của ông và sớm hồi phục.

Hai thập niên bị bức hại và sách nhiễu

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, gia đình họ không có một ngày nào được yên ổn. Cảnh sát, người của uỷ ban dân cư địa phương và Uỷ ban Chính trị và Pháp luật liên tục đến sách nhiễu và ra lệnh cho họ giao nộp các sách Pháp Luân Công. Sự sách nhiễu càng gia tăng trong những ngày lễ lớn, những cuộc họp chính trị hay những dịp kỷ niệm liên quan đến Pháp Luân Công.

Sau khi bị trình báo vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công, ông Lý đã bị bắt vào tối ngày 6 tháng 1 năm 2009. Ông đã bị đánh đập và thẩm vấn ở đồn công an. Nhà ông bị lục soát và các sách Pháp Luân Công của ông đã bị tịch thu. Ông bị cảnh sát bắt thụ án 1,5 năm cưỡng bức lao động vào ngày 25 tháng 2 năm đó và sau đó bị đưa đến trại cưỡng bức lao động Thân Tâm.

Vì lo lắng cho con trai mà bà cụ Diêu thường khó ngủ vào ban đêm. Sau khi ông Lý được thả, việc sách nhiễu vẫn tiếp tục.

Một ngày vào năm 2019 cảnh sát lại đến và lệnh cho ông Lý ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Họ đe dọa sẽ bắt giữ ông nếu ông không hợp tác.

Ngày 11 tháng 9 năm 2020, bí thư thôn đến nhà ông và cố thuyết phục ông ký vào tuyên bố nhưng ông tiếp tục từ chối. Bà Diêu sợ thấy cảnh ông lại bị bắt và bà bị đau ngực và hai chân run rẩy không ngừng.

Trong chiến dịch “Xóa sổ” vào năm 2021 nhắm vào mỗi từng học viên Pháp Luân Công có tên trong danh sách đen của chính phủ, chính quyền cũng buộc bà Trương ký phải vào các tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Vì bà không có ở nhà nên các viên chức thôn ra lệnh cho ông ký tên thay mẹ mình, nhưng ông từ chối. Cảnh sát cũng đồng thời chụp ảnh bà cụ Diêu.

Sau mỗi lần sách nhiễu, bà cụ lại bị đau ngực và run rẩy không ngừng. Phải mất một khoảng thời gian dài để bà bình tĩnh trở lại. Áp lực tinh thần đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của bà cụ và bà đã qua đời vào ngày 25 tháng 8 năm 2022 ở tuổi 92.

Khi ông Lý vẫn đang đau buồn về cái chết của mẹ mình thì cảnh sát lại sách nhiễu ông 2 tháng sau đó và cố chụp hình ông. Vì ông cũng mắc nhiều căn bệnh do bị bức hại trong hai thập niên, bao gồm cao huyết áp, tiểu đường, phù toàn thân, bệnh tim, bệnh thận, việc sách nhiễu đã khiến sức khoẻ của ông suy giảm nhanh chóng và cuối cùng tước đi mạng sống của ông vào ngày 21 tháng 12 năm 2022. Ông hưởng dương 60 tuổi.

Thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại:

Điền Tân (田宾), đồn trưởng, Đồn Công an Mã Tam Gia: +86-24-62242110
Quách Vân Thâm (郭云深), cảnh sát, Đồn Công an Mã Tam Gia: +86-15502613940
Trần Khuê Phúc (陈奎福), cựu đồn trưởng, Đồn Công an Mã Tam Gia
Lưu Văn (刘文), cảnh sát, Đồn Công an Mã Tam Gia

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/13/458724.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/1/208317.html

Đăng ngày 10-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share