Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-09-2022] Sau khi bị bắt giam phi pháp và được thả, tôi đã mất gia đình, mất việc làm trong một cơ quan nhà nước. Tôi cũng có tâm sợ hãi mạnh. Vì vậy, khi người điều phối đề nghị tôi tham gia nhóm giải cứu các đồng tu đang bị bắt giữ, suy nghĩ đầu tiên của tôi là nên tránh. Tôi nghĩ việc tiếp xúc với cảnh sát và viện kiểm sát quá nguy hiểm. Tôi sẽ phải trực tiếp đối mặt với kẻ xấu. Với trình độ tâm tính của tôi lúc bấy giờ, đó là điều mà tôi chỉ nghĩ đã thấy sợ.

Tháng 3 năm 2020, khi đại dịch bùng phát, một đồng tu rất thân của tôi đã bị tố cáo với cảnh sát và bị bắt giam. Tôi đã gửi thông tin liên quan về việc này cho trang Minghui.org. Sau đó, các học viên hải ngoại đã phản ứng bằng cách gọi điện cho cảnh sát địa phương. Sau 15 ngày, người học viên đã được về nhà. Cô ấy kể với tôi rằng, giám đốc chính trị địa phương nói, nếu các học viên hải ngoại mà không gọi điện đến thì cô ấy không thể tránh khỏi bị truy tố. Điều này khiến tôi cảm thấy được khích lệ. Tôi rất ấn tượng vì chỉ một chút động thái phơi bày tà ác đã khiến tà ác bị chấn áp mạnh mẽ như vậy.

Đúng như lời Sư phụ giảng:

“Chư vị chớ coi thường một truyền đơn, một tài liệu, một [cuộc] điện thoại, một tờ fax hoặc tin tức nào đó được truyền về Trung Quốc, tác dụng thu được rất lớn, có tác dụng to lớn trấn át và tiêu trừ tà ác, thật sự rất to lớn. Tư tưởng xấu trong đầu não người ta là do những tuyên truyền vu khống tà ác kia. Khi người ta hiểu rõ minh bạch ra, thì cũng là lúc những thứ tà ác ấy bị thanh trừ giải thể. Nếu như người ấy thật sự đại biểu cho một thiên thể rất to lớn, thì sự chuyển biến của người ấy sẽ tương ứng với bao nhiêu sinh mệnh kia được cứu độ, tác dụng có được to lớn đến như vậy!” (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ)

Vài tháng sau, tôi nhận được một cuộc gọi về một học viên lại bị bắt giam. Trong khi tôi lo lắng cho cô ấy, ký ức về những ngày tháng bị bức hại của tôi lại hiện lên. Cảnh sát đã tịch thu hai chiếc điện thoại di động của cô ấy, trong điện thoại có lưu số của tôi. Tôi chỉ hỗ trợ phát chính niệm mà không tham gia giải cứu cô ấy. Đồng thời, tôi lại còn phàn nàn về cô ấy vì đã bất cẩn trong việc bảo mật điện thoại di động.

Khi tôi được đích danh yêu cầu giúp giải cứu cô ấy, tôi mới cảm thấy là tôi đã không hề thực sự quan tâm đến đồng tu. Thông qua luật sư của một học viên bị giam giữ khác, cô ấy biểu đạt ý định muốn thuê luật sư. Vị điều phối viên yêu cầu tôi liên lạc với một thành viên trong gia đình cô ấy. Người này cũng tu luyện Đại Pháp, nhưng tâm sợ hãi còn mạnh mẽ hơn tôi. Tôi biết thành viên gia đình này có chủ ý thức yếu và không chú ý đến bảo mật điện thoại di động, vì vậy tôi đã nhanh chóng từ chối hỗ trợ.

Tuy nhiên, đoạn Pháp của Sư phụ cứ hiện lên trong đầu tôi:

“Có vị còn có người nhà bị bắt giam, bị bức hại trong cuộc bức hại này; các vị đã không lập tức cùng mọi người phản đối bức hại, chấm dứt bức hại, làm giảm nhẹ bức hại cho thân nhân, mà lại còn nói những gì như ở nhà học Pháp, rồi ghét bỏ hết thảy những gì học viên làm. [Các vị] có biết rằng người nhà các vị bị bắt mà được giảm bớt bức hại, chấm dứt bức hại, ấy là do các đệ tử Đại Pháp không quản tà ác và nguy hiểm khi phản đối bức hại mà vạch trần và trấn áp tà ác nên được như vậy? Đến lúc người ta ra rồi, thì các vị còn mặt mũi nào để gặp họ không? Các vị đã làm gì cho họ? Người tu luyện không phải là Thần tu luyện, trong quá trình tu luyện ai chẳng có lỗi lầm; vấn đề then chốt là đối đãi [các vấn đề] như thế nào. Có người nhận thức ra được, có người nhận thức không ra; cũng có vị chấp trước vào tâm hoảng sợ cũng như các chủng nhân tố [đến mức] chẳng chịu nhận thức nữa. Tu luyện không phải là đi tranh đấu chính trị [như] người thường; càng không phải là chạy theo quyền lực và lợi ích. Những quan niệm và tập quán nuôi dưỡng mà thành ở xã hội người thường và nơi quan trường ấy ngay ở xã hội người thường đã là [những thứ] chẳng ra gì rồi; trong tu luyện càng phải vứt bỏ [chúng].” (Cũng một gậy cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu chỉ III)

Thật vậy, làm sao chúng ta có thể ngồi yên khi đồng tu trong gia đình đang bị bức hại? Chúng ta sẽ đối mặt với họ như thế nào khi họ được thả? Tôi đã từng bị bức hại. Tôi nhớ mình đã hy vọng sẽ được các học viên ở bên ngoài dang tay giúp đỡ như thế nào.

Do môi trường khắc nghiệt, việc học Pháp nông cạn và tâm sợ hãi của tôi trong những ngày đầu cuộc bức hại, vị đồng tu này đã bị giam giữ trong 10 tháng. Các học viên trong khu vực không dám vạch trần tà ác, cũng không tham gia giải cứu cô ấy. Họ chỉ thụ động chờ đợi kết quả. Vị học viên này vẫn kiên định và cuối cùng đã được thả. Cô ấy nói với chúng tôi rằng, cảnh sát đã hỏi cô ấy: “Tại sao không một đồng tu nào của cô quan tâm đến cô?” Tôi cảm thấy rất xấu hổ. Một người thường sẽ giúp bạn mình hết sức, vậy mà, các học viên chúng tôi đã phản ứng vậy sao?“

Ngộ được và vượt qua những trở ngại trong khi tham gia giải cứu học viên

Cuối cùng tôi quyết định tham gia vào nhóm giải cứu đồng tu. Mặc dù trong quyết định này có thể còn có chấp trước vào tình đối với đồng tu, nhưng tôi vẫn bước ra để hỗ trợ. Tôi không chắc liệu chồng học viên đó có thực sự muốn thuê luật sư hay không vì anh ấy rất quan tâm đến tiền bạc. Vì vậy, tôi đã yêu cầu người điều phối gặp anh ấy và xác nhận điều đó.

Quá trình thuê luật sư diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, vào đêm trước khi luật sư đến, chồng của nữ đồng tu đã không trả lời điện thoại. Cuối cùng, khi tôi liên lạc được với anh ấy và bảo anh ấy chuẩn bị sẵn tài liệu và lệ phí, anh ấy đã thay đổi quyết định. Anh nói rằng anh chưa được thấy luật sư và cảm giác đang bị tôi lôi kéo. Anh ấy cũng nói rằng anh ấy cần phải làm việc vào sáng hôm sau và muốn hoãn việc thuê luật sư.

Tôi biết đây là can nhiễu của tà ác. Anh ấy sợ tà ác có thể gây áp lực cho anh ấy, công việc của anh ấy sẽ có thể bị ảnh hưởng, hoặc phí luật sư sẽ vượt quá khả năng. Tôi đã đến ngân hàng rút tiền của mình để trả phí luật sư. Tâm tôi chứa đầy suy nghĩ tiêu cực về người nhà đồng tu.

Ngày hôm sau, tôi và luật sư đã gặp người đồng tu bị giam giữ. Sau đó, chúng tôi đến nhà cô ấy để nói với chồng cô về tình hình và yêu cầu anh ấy hỗ trợ. Anh ấy đã cùng chúng tôi đến đồn cảnh sát để yêu cầu thả vợ mình.

Người luật sư đã có gần 10 năm kinh nghiệm giải quyết các vụ án Pháp Luân Công và có chính niệm mạnh mẽ. Chồng của đồng tu được khích lệ và anh ấy không còn sợ hãi nữa. Anh ấy cũng trở nên có chính niệm trong trường năng lượng của vị học viên điều phối. Bản thân tôi cũng nhận thấy nhiều quan niệm người thường của mình đã biến mất; thay vào đó, tôi toàn tâm toàn ý nỗ lực giải cứu đồng tu. Phần lớn vật chất gây sợ hãi đã bị loại bỏ. Tôi ngộ ra rằng, khi tâm sợ hãi nổi lên, thì điều quan trọng là phải nghiêm túc đối mặt với nó. Nếu lúc đó biết phủ định hoặc thanh trừ tâm sợ hãi, thì những vật chất xấu sẽ bị giải thể.

Sau khi tâm tính của tôi được đề cao, tôi nhận thấy rằng chồng của đồng tu không có tâm sợ hãi hay những thái độ như tôi từng nghĩ. Sau đó, tôi ngộ ra rằng, miễn là chúng ta còn đang tu luyện, Sư phụ sẽ quản chúng ta. Vì vậy, chúng ta không nên nhìn các đồng tu một cách tiêu cực hoặc ôm giữ chấp trước. Miễn là chúng ta có chính niệm mạnh mẽ, mọi việc sẽ ổn. Các nhân tố tiêu cực sẽ không khởi được tác dụng. Cuối cùng, người nhà đồng tu rất hài lòng với vị luật sư chúng tôi thuê và đồng ý trả phí luật sư.

Minh Huệ đã giúp tôi đề cao tâm tính khi viết bài chia sẻ

Người nhà không muốn tiết lộ số điện thoại của các cảnh sát phụ trách vụ án. Tôi cũng sợ bị liên lụy, vì vậy tôi cố ý không ghi số điện thoại di động của họ khi viết bài về các trường hợp bức hại các học viên. Tuy nhiên, điều phối viên yêu cầu tôi cung cấp số điện thoại của họ để các học viên nước ngoài có thể gọi điện thoại trực tiếp. Tôi đã không tuân theo yêu cầu của điều phối viên vì sợ hãi. Tôi thậm chí còn hy vọng rằng bài viết này sẽ không được đăng trên trang web Minh Huệ. Nhưng nó đã sớm được xuất bản. Tôi đã xem kỹ bài viết và thấy rằng Minh Huệ đã thêm số điện thoại của những kẻ bức hại vào cuối bài viết. Họ đã tìm kiếm thông tin của những kẻ bắt bớ trong các bài viết trước, nhưng một số số điện thoại họ liệt kê đã không còn hoạt động. Tôi cảm thấy xấu hổ và quyết định cung cấp thông tin cập nhật mới nhất. Các học viên Minh Huệ đã giúp tôi tiến bộ trong tu luyện.

Khi viết về sự việc một học viên bị bức hại, tôi thường tìm hiểu thông tin về những lần bức hại trước đó của họ để có thể trình bày một bức tranh toàn cảnh hơn. Tuy nhiên, tôi thấy nó rắc rối và không có trách nhiệm làm vậy. Tôi chỉ lướt qua các chi tiết về việc quản lý nhà tù trốn tránh trách nhiệm, gây rắc rối cho luật sư và ngăn cản luật sư gặp học viên. Bài viết thiếu các chi tiết cần thiết để kết nối các đoạn, nhưng tôi đã vội hoàn thành và gửi nó đến trang web Minh Huệ. Bài báo cáo đã được xuất bản. Tuy nhiên, tôi thấy rằng Minh Huệ đã thêm rất nhiều mô tả vào bài viết để giảng chân tướng, làm cho nó hợp lý và đầy đủ hơn. Tôi cảm thấy xấu hổ vì đã không làm việc chăm chỉ hơn để viết bài. Nói một cách nghiêm khắc, tôi đã không đủ nghiêm túc trên khía cạnh tu luyện. Tôi bị văn hóa Đảng đầu độc khiến cho làm việc một cách chiếu lệ.

Sư phụ dạy chúng ta phải xác thực, trong sáng và không mang theo cái tình. Ngài giảng:

“… những bài viết không còn [vương vấn] những câu chữ hoa lệ và rắc rối lòng người nữa, mà là chân thực, chuẩn xác, thanh tịnh, và không mang theo cái tình của con người;” (Thành thục, Tinh tấn Tinh tấn III)

Sư phụ cũng giảng:

“… [tôi] cảm thấy rằng các bài đều không còn mang theo cái tâm của người thường khi được viết, không có chút nào trình tự hay nội dung hư giả không thật của lối viết chạy theo hình thức hoàn thành nhiệm vụ như của Đảng, cũng không còn cái tâm con người với hình thức báo cáo công trạng như “tôi không nói thì sẽ chẳng ai biết”, về cơ bản không có cái tư duy lô-gíc của văn hoá Đảng.” (Thành thục, Tinh Tấn Tinh Tấn III)

Tôi thấy rằng những từ ngữ nào trong bài viết của tôi mang văn hóa Đảng đều đã được chỉnh sửa trong phiên bản được đăng. Tôi xin cảm ơn các học viên Minh Huệ vì những nỗ lực và sự giúp đỡ vô tư của họ. Tôi ngộ ra rằng, khi viết một bài viết không nhất thiết phải đao to búa lớn, mà người viết cần phải đặt tâm. Chỉ có như vậy mới có thể đạt được mục đích cứu độ chúng sinh. Viết một bài báo cũng là một quá trình để tác giả loại bỏ chấp trước và đề cao tâm tính của mình.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/11/447558.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/2/204561.html

Đăng ngày 10-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share