Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-11-2022] Vụ án khoa thi Mậu Ngọ vào năm thứ tám thời Hoàng đế Hàm Phong cuối triều đại nhà Thanh là một vụ án lớn gây chấn động, quan chủ khảo Đại học sỹ Bách Tuấn cũng bị liên lụy. Khi đó, Hoàng đế Hàm Phong rất khó xử, nên đã cầm bút phán: “Tội này không thể tha thứ, nhưng tình cảnh thì có thể tha”, ý tứ là muốn xử phạt nhẹ. Nhưng quan đại thần Túc Thuận đứng bên cạnh lại lạnh lùng nói: “Tình cảnh thì có thể tha, nhưng tội này không thể tha thứ”, nghĩa là không thể không xử tử ông.
Cùng một câu nói, mà chỉ bằng cách đảo ngược thứ tự, Đại học sỹ Bách Tuấn đã bị áp giải đến pháp trường để hành quyết.
Vậy nên, khi giảng chân tướng cho con gái, tôi đã thay đổi trình tự đi một chút, liền giải khai được nút thắt trong lòng khiến con gái tôi không tiếp nhận chân tướng trong nhiều năm qua.
Khi Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp, con gái tôi 13 tuổi đã phải chứng kiến cảnh tôi liên tục bị bắt cóc, bị lục soát nhà và cầm tù phi pháp, sự tàn bạo của Trung Cộng khiến cháu rất sợ hãi. Do vậy, trong những năm tiếp theo, việc giảng chân tướng về Đại Pháp cho cháu gặp nhiều khó khăn.
Năm 2016, tôi lại bị bắt cóc vì kiện Giang. Sau khi tôi bước ra khỏi hang ổ của tà ác, con gái tôi, lúc này đã kết hôn, đã đón tôi thẳng về nhà cháu. Cháu nói muốn bảo vệ tôi khỏi bị cảnh sát bắt cóc. Nhưng ngay khi tôi bắt đầu giảng chân tướng Đại Pháp, cháu lập tức phản đối.
Một lần, con gái một người làm việc trong cục công an gọi cho cháu và nói: “Cảnh sát lại sắp bắt người.” Về nhà, cháu rất lo lắng và khuyên tôi đừng đi ra ngoài (tôi ở cùng khu với con gái). Khi tôi bắt đầu giảng chân tướng Đại Pháp cho cháu, cháu liền bảo: “Mẹ đừng nói với con những điều này. Cảnh sát bắt người, thì người ấy chính là phạm pháp.“
Tôi lập tức ngộ được rằng, hóa ra trong nhiều năm nay, con gái tôi không tiếp nhận chân tướng Đại Pháp là vì cháu cho rằng tôi đã vi phạm pháp luật. Tôi bèn điều chỉnh cảm xúc của mình và nói: “Con gái à, con thông minh nhanh trí, con có thể lên mạng tìm hiểu một chút, trong danh sách 14 tà giáo mà Bộ Công an công bố không hề có Pháp Luân Công. Tổng Cục Báo chí và Xuất bản Quốc gia cũng đã ban hành Thông cáo Số 50, bãi bỏ lệnh cấm xuất bản sách Pháp Luân Công rồi. Pháp Luân Công là hợp pháp ở Trung Quốc, đây là cuộc đàn áp chính trị của Đảng Cộng sản. Mẹ là người tốt, đến điều này con còn không hiểu sao?”
Tôi lại nói: “Con đừng sợ, từ giờ trở đi nếu cảnh sát dám bắt cóc mẹ nữa thì cứ để họ thử xem? Mẹ sẽ mượn gan của họ! Mẹ sẽ kiện họ đã vi phạm Điều 239 của Bộ luật Hình sự là tội bắt cóc; điều 245: tội đột nhập trái phép; điều 238: tội bắt giữ người phi pháp; điều 251: tội cưỡng đoạt tín ngưỡng của công dân trái pháp luật.”
Lúc này, thấy tôi nói vậy con gái ngạc nhiên hỏi: “Mẹ hiểu cả pháp luật sao?” Tôi nói: “Mẹ đi kiện không cần luật sư, giờ mẹ chính là luật sư rồi”. Lúc đó, tôi cảm thấy Sư phụ đang ở bên cạnh gia trì cho tôi để giảng chân tướng dưới góc độ pháp luật. Dưới sự thống trị của Trung Cộng, rất ít người dân ở Trung Quốc Đại lục hiểu luật.
Từ đó, khi tôi nói về chân tướng Đại Pháp con gái tôi không phản cảm nữa, rồi dần dần từng bước tiếp nhận chân tướng Đại Pháp. Sau đó, khi tôi nói với người nhà về việc tam thoái (thoái khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của ĐCSTQ), cháu đã không ngăn cản, thậm chí còn nhắc tôi phát chính niệm.
Văn hóa truyền thống Trung Hoa quả là bác đại tinh thâm, mỗi trình tự và thứ tự khác nhau sẽ mang đến những thay đổi đáng kinh ngạc. Tôi chỉ là thay đổi một chút trình tự giảng chân tướng, đầu tiên nói sự thật về pháp luật, sau đó mới giảng chân tướng Đại Pháp, sự việc đã chuyển biến tốt hơn.
Khi dẫn giải về chân tướng pháp luật cho con gái, tôi đột nhiên nhận thấy nỗi sợ hãi nhiều năm của mình đã không chỉ dần biến mất một cách thần kỳ, mà còn hoàn toàn biến mất. Hóa ra trong nhiều năm qua, tôi đã vô tình hoặc hữu ý thừa nhận mình đã vi phạm pháp luật của Trung Cộng. Nhưng một khi tôi xác nhận mình là một công dân hợp pháp và Trung Cộng mới là phạm pháp, tâm sợ hãi của tôi trong nháy máy liền tan biến.
Sau đó, trong chiến dịch “Xóa sổ” của Trung Cộng cũng như những vụ sách nhiễu và bắt cóc trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 20, mặc dù tôi bị coi là nhân vật trọng điểm, nhưng nhờ sự gia trì của Sư phụ, tôi không để ý đến và cũng không mảy may tổn hao gì.
Bây giờ tôi sẽ nói về thủ tục pháp lý:
Trong luật có thuật ngữ gọi là “vi phạm tố tụng”. Vậy vi phạm tố tụng là gì? Lấy một ví dụ: Vào ngày 3 tháng 7 năm 2020, Tòa án Thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam công bố phán quyết xét xử lần hai của vụ kiện hành chính trên trang web tài liệu phán quyết Trung Quốc, tuyến bố rằng khi Phòng Công an Huyện Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam xử lý một vụ án đánh bạc, vì thẻ cảnh sát của điều tra viên, cũng là người lập biên bản, đã hết hạn, nên tòa quyết định quy trình xử phạt là trái pháp luật, và bản án ban đầu bị vô hiệu.
Hệ quả của việc vi phạm tố tụng là: vụ án không có hiệu lực, cần hủy bỏ và xác nhận là trái pháp luật, cũng như bồi thường và các trách nhiệm khác.
Ví như, điều mà các đồng tu ở Trung Quốc Đại lục thường gặp phải khi họ bị bắt cóc là trình tự xử lý của công an là trái pháp luật, cụ thể là:
1. Không thông báo cho đương sự về các quyền liên quan,
2. Được quyền hồi tỵ nhưng không cho hồi tỵ
3. Tạm giữ quá thời hạn cho việc hỏi cung và xác minh, dùng các hình thức tra tấn ép cung, ép buộc nhận tội, v.v.
Còn nhiều, rất nhiều điều có thể trở thành tình tiết để tố cáo cơ quan công an làm trái thủ tục pháp luật, yêu cầu hủy án, xác nhận việc thực thi trái pháp luật và bồi thường. Đặc biệt là các đồng tu bị giam giữ phi pháp trong trại tạm giam trong vòng 37 ngày nhất định phải khởi kiện cảnh sát về hành vi trái pháp luật của họ lên viện kiểm sát, hành động này là sự uy hiếp đối với cảnh sát, là bước quan trọng nhằm không để họ triển khai các bước tiếp theo, đồng thời cũng là cơ hội tốt để cứu các nhân viên công-kiểm-pháp.
Cách đây không lâu, có một vụ án giết người gây chấn động đại lục. Tòa sơ thẩm tuyên án tử hình đối với bị cáo, nhưng trong phiên phúc thẩm, bị cáo đã thuê một luật sư bào chữa nổi tiếng ở đại lục, luật sư chỉ ra rằng tòa sơ thẩm đã vi phạm luật tố tụng, đề nghị tạm giam để xét xử lại.
Thủ tục trái pháp luật là giải quyết vụ án không theo trình tự pháp luật, đây là điều mà các cơ quan công-kiểm-pháp ở Trung Quốc đại lục thường vi phạm.
Cách đây không lâu, Tòa án Tối cao cũng tuyên bố trắng án cho một vụ án đã kết án tử hình cách đây hơn 20 năm và đã thi hành án, hủy bỏ bản án sơ thẩm.
Trong “Sổ tay pháp luật” được đăng trên Minh Huệ, các học viên được đề nghị nên tìm hiểu về “Luật tố tụng hình sự”. “Luật tố tụng hình sự” chính là quy trình tố tụng, nếu nắm được quy trình này, chúng ta sẽ biết cảnh sát đã vi phạm điểm nào của “Luật tố tụng hình sự” và có thể khởi kiện. Có một đồng tu, khi bị thẩm vấn phi pháp, anh ấy đã chỉ ra rằng cảnh sát đang cố gắng ép buộc anh nhận tội, cảnh sát lập tức ngừng nói. Ép buộc nhận tội cũng là trình tự trái pháp luật.
Quả thực, từ trước tới nay Trung Cộng chưa từng nói chuyện pháp luật với các đệ tử Đại Pháp. Nhưng khi cần thanh trừ các phần tử của nó, Trung Cộng cũng mượn danh luật pháp. Trong các chiến dịch “Đả hổ” và “Đập ruồi”, Trung Cộng đều sử dụng luật pháp quốc gia.
Vì vậy, nếu các đồng tu ở Trung Quốc Đại lục muốn cứu những chúng sinh trong ngành công-kiểm-pháp từ căn bản, thì việc sử dụng “vi phạm thủ tục tố tụng” là một bước khởi đầu tốt.
Trên đây là thể hội của bản thân tôi, nếu có gì sai sót mong các đồng tu chỉ chính.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/30/452363.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/12/207290.html
Đăng ngày 31-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.