Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 24-12-2022] Gần đây khi gọi điện cho các nhân sự làm trong ngành công an, viện kiểm sát, tòa án, và các cơ quan chính phủ ở Trung Quốc, tôi đã gặp nhiều tình huống khác nhau. Để có thể thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, tôi đã cố gắng hướng nội dựa theo Pháp.

Chúng ta nên tập trung giảng chân tướng cho những người làm việc tại các cơ quan tham gia trực tiếp vào bức hại

Tôi là một thành viên của nhóm gọi điện cho người làm tại các tổ chức đó. Tôi đã gọi hai số điện thoại của Phòng 610 của Uỷ ban Chính trị và Pháp luật. Số điện thoại đầu tiên là của Giám đốc. Ông ấy đã trả lời và cuộc gọi diễn ra trong một phút ba giây. Tôi nói với ông ấy rằng bức hại Pháp Luân Đại Pháp là một tội ác mang tầm quốc tế, rằng Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại này vì ông ta quá tật đố đối với sự phổ truyền của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi yêu cầu ông ấy không thực hiện theo lệnh của họ Giang, và bảo ông ấy rằng không có luật nào ở Trung Quốc cấm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi yêu cầu ông ta đừng làm con dê thế tội, bởi cấp trên của ông ta sẽ không chịu trách nhiệm. Sau đó khi tôi kể với ông ấy một sự thật trước khi Giang phát động cuộc bức hại, việc đàn áp môn tu luyện này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thì ông ta gác máy.

Cuộc điện thoại thứ hai kéo dài 9 phút 13 giây. Mặc dù ông ta không nói gì, có ho một lần, có vẻ như ông ta chủ định ra hiệu cho tôi rằng ông ta vẫn đang nghe. Vì vậy sau khi giải thích các chân tướng cơ bản, tôi đã đề nghị ông ta thoái ĐCSTQ. Ngay lập tức ông giám đốc này đã gác máy.

Lần thứ ba, ông ta chỉ nghe trong 17 giây. Tôi muốn giảng chân tướng sâu hơn cho ông ta, nhưng ông ta đã ngừng trả lời điện thoại.

Số điện thoại khác là của Phó Giám đốc. Lần đầu tôi gọi điện, ông ta đã trả lời trực tiếp. Chúng tôi đã nói chuyện trong 2 phút 19 giây. Tôi đã nói với ông ta chân tướng của cuộc bức hại, và ông ấy đã nói bằng một ngữ điệu thân thiện.

Lần thứ hai tôi gọi, một giọng nữ đã trả lời điện thoại. Sau khi tôi chào bà ấy, bà ấy nói, “Nói tiếp đi.” Vì vậy, tôi đã giảng chân tướng cho bà ấy trong hơn 8 phút, còn bà ấy im lặng lắng nghe. Sau khi tôi giảng xong về ba cách để tránh tai họa, tôi đã nói cho bà ấy số điện thoại để thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Bà ấy nói “okay.” Nghe được phản hồi tử tế của bà ấy, tôi cảm thấy rằng bà ấy đã hiểu, vì vậy tôi đã đề nghị bà ấy thoái ĐCSTQ. Tôi chợt nghe thấy giọng của người Phó Giám đốc nói với bà ấy với giọng điệu hối hả, và bà ấy đã gác máy.

Tôi thầm nghĩ, “Mình vẫn chưa đưa được đường link cho bà ấy!” Vì vậy tôi đã gọi lại, và lần này vị Phó Giám đốc đã trả lời cuộc gọi. Giọng điệu ông ta chuyển từ thân thiện sang giận giữ, “Cô gọi từ đâu thế? Các người ở đó có bao nhiêu người? Sao các người lại phỉ báng Trung Quốc? Chẳng phải các người tu Chân–Thiện-Nhẫn hay sao? Sao các người có thể làm một việc vô đạo đức như thế? Sao tôi biết những gì cô nói là sự thật?” Tôi đã cố gắng nói với ông ấy hãy xem ở đường link mà tôi đã đưa ông ấy, nhưng ông ta không thèm đếm xỉa. Vì vậy trong khi ông ấy vẫn đang nói, tôi nói thật to với ông ấy, “ĐCSTQ không có nghĩa là Trung Quốc.” Sau đó tôi cố gắng nói về bản chất tà ác của ĐCSTQ, và ông ta đã gác máy và không trả lời điện thoại nữa.

Tôi có cảm giác có chút nuối tiếc sau khi gọi vào hai số đó. Tôi xem xét lại trạng thái tu luyện của mình vào thời gian đó, tôi đã không đủ kiên nhẫn. Trước khi chắc chắn rằng họ đã hiểu chân tướng, tôi đã bắt đầu nói với họ về việc thoái ĐCSTQ. Kết quả là, họ hoặc gác máy hoặc nói những lời khó nghe. Tôi nghĩ giá như mình không vội vã như vây, có thể họ đã chịu nghe rồi.

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị tới đây không phải để cải biến lịch sử, mà là để cứu người vào thời nguy hiểm nhất của lịch sử; ví như giảng chân tướng, tam thoái, thật tâm niệm chân ngôn, [đó] đều là linh đan diệu dược tốt nhất, biện pháp cứu người [tốt nhất].” (Lý tính)

Sư phụ đã đặt việc “giảng chân tướng” ở vị trí đầu tiên trong ba linh đan diệu dược để cứu người. Từ đó, tôi nhận ra rằng giảng chân tướng vẫn là quan trọng nhất. Đặc biệt là đối với những người trong các tổ chức tham gia trực trực tiếp vào cuộc bức hại, chúng ta cần tập trung vào việc giảng chân tướng. Khi mọi người đã minh chân tướng, thì chúng ta có thể đề nghị họ thoái ĐCSTQ và họ mới có thể chấp nhận đề nghị đó.

Đối đãi với phản ứng của mọi người bằng sự khoan dung và thấu hiểu

Tôi đã gọi điện đến Phó đồn trưởng của một đồn cảnh sát. Sau khi nhấc máy, ông ấy nói: “Bây giờ tôi rất mệt, tôi cần nghỉ ngơi.” Rồi ông ấy ngáp và nói, “Buồn ngủ quá,” rồi gác máy. Tôi nhìn đồng hồ bên mình, chưa đến 10 giờ tối. Tôi nghĩ, “Cảnh sát ở Trung Quốc đi ngủ sớm thế này ư?” Trước đó tôi cũng từng gặp một tình huống tương tự. Sau khi cuộc gọi được kết nối, người ta nói với tôi, “Anh gọi cho tôi muộn thế. Nó làm phiền việc nghỉ ngơi của tôi.” Lúc đó, tôi đã không tin họ. Tôi nghĩ họ nói thế là để kiếm cớ mà thôi.

Nhưng với vị Phó đồn trưởng này, có thể nói từ giọng điệu của ông ta cho thấy ông ta đã kiệt sức rồi. Tôi tự hỏi liệu có sự khác biệt về thời gian không. Từ số điện thoại tôi đã tìm ra tỉnh của ông ấy và thấy rằng múi giờ của ông ta thực sự là hơn tôi một tiếng. Vậy là ở chỗ ông ấy đã gần 11 giờ đêm rồi và cuộc gọi của tôi thực sự đã làm phiền ông ấy nghỉ ngơi.

Lần khác, tôi đã nhấn số của một cơ quan liên quan đến cuộc bức hại. Sau khi cuộc gọi được kết nối, đầu dây bên kia nói với tôi rằng tín hiệu quá yếu nên anh ta không thể nghe thấy tôi đang nói gì. Anh ta bảo tôi gọi lại. Mặc dù giọng anh ta nghe thân thiện, nhưng tôi vẫn do dự. Tôi tự nhủ, “Anh ta là nhân viên của cái nơi có liên quan đến cuộc bức hại. Anh ta có lẽ chỉ kiếm cớ để không phải nghe mình nói. Phải mất một lúc mình mới tiếp cận được anh ta. Nếu mình gác máy và nhấn lại số, liệu anh ta có trả lời điện thoại không?” Tôi lo lắng, nên tôi đã xác nhận với anh ta. Anh ta trả lời một cách chắc chắn, “Được. Được.” Khi tôi gọi lại, anh ta thực sự đã nghe máy.

Từ hai lần tương tác đó, tôi nhận ra rằng mình đã không tin người. Đó là nghi tâm. Nó đã được hình thành từ nhiều cuộc gọi mà tôi bắt gặp các hành vi và lời nói vô lý từ những người đang làm việc tại các tổ chức đó. Kết quả là, tôi thường thờ ơ đối với phản ứng của họ và đối đãi với những lời lẽ của họ bằng sự phản đối hoặc thậm chí ngờ vực. Nhưng sau hai cuộc gọi này, tôi phát hiện rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng như tôi tưởng tượng. Tôi cũng nhận ra rằng nếu tôi có tâm lý không tin tưởng chúng sinh, ý niệm xấu này sẽ truyền đến họ, và ngược lại, họ sẽ không tin tưởng tôi, bởi vì các trường không gian của cả hai bên được câu thông. Do đó, tôi cần phải đối đãi với các phản ứng của họ bằng sự bao dung và thấu hiểu, thay vì ngờ vực và không tán thàhn.

Đảm bảo giảng chân tướng được thấu đáo

Chúng tôi thường gặp phải các tình huống sau khi cuộc gọi được kết nối, thì đầu bên kia vẫn giữ im lặng, nhưng không gác máy, và chúng tôi không chắc liệu người ta có nghe hay không. Đây luôn là một vấn đề. Tôi nghĩ nó không phải là ngẫu nhiên, và có lẽ còn có những thứ mà chúng ta cần đề cao trong tu luyện của mình. Khi chúng tôi thảo luận về tình huống này, hầu hết các học viên nói rằng họ tập trung vào việc liệu cuộc gọi có thực sự được kết nối hay không, và liệu đầu bên kia có nghe hay không, mà không nghĩ về điều đó từ góc độ tu luyện.

Tôi cho rằng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì đó là một dạng can nhiễu. Tôi nhận ra rằng cần suy nghĩ về vấn đề này từ gốc rễ. Sư phụ đã giảng trong Pháp cho chúng ta rằng chúng ta cần tự hướng nội khi có can nhiễu và có các vấn đề. Trước mỗi cuộc gọi, đầu tiên chúng ta cần hướng nội, “Mình có chấp vào việc liệu cuộc gọi có thành công hay không?” Chúng ta không nên để các nhân tố tiêu cực lợi dụng bất kỳ sơ hở nào trong suy nghĩ của chúng ta.

Tình trạng này vẫn cứ xảy ra đối với tôi trong một thời gian. Tôi đã mất thời gian vào việc xác định liệu cuộc gọi có được kết nối thật không, và nhiều lần tôi phát hiện rằng nó không được kết nối. Vì vậy, tôi đã hướng nội… Sao mình gặp vấn đề này nhỉ? Có phải mình bị ám ảnh bởi thời lượng nói chuyện và tỷ lệ trả lời hay không, và mình đã bị kết quả can nhiễu phải không? Gọi điện thoại giảng chân tướng không giống như nói chuyện trực tiếp. Khó mà nắm bắt được suy nghĩ và tình huống chân thực của người khác. Nếu chúng ta chấp vào việc nói chuyện lâu hơn, thì các yếu tố tà ác có thể thao túng điều này để tạo ra ảo tưởng rằng chúng ta đã nói trên điện thoại một thời gian dài.

Sư phụ bảo chúng ta giảng chân tướng. Thể ngộ của tôi là trong thời gian gọi điện, chúng ta cần đảm bảo rằng người đó hiểu chân tướng. Khi tôi tiếp cận tình huống từ quan điểm này, tôi phát hiện rằng hầu như không có can nhiễu nào nữa.

Tôi cũng đã từng nghĩ rằng miễn là người đó nói gì đó, thì cuộc gọi đã có hiệu quả. Nhưng sau đó tôi đã nhiều lần gặp phải tình huống mà người đó im lặng, nhưng không gác máy. Sau khi việc này xảy ra vài lần, tôi nhận ra rằng khi mà tôi chấp vào một ý tưởng nào đó, các nhân tố tà ác đã lợi dụng những sơ hở của tôi.

Sư phụ cũng dạy chúng ta phải phù hợp với trạng thái của người thường ở mức tối đa. Thể ngộ của tôi là chúng ta cũng phải phù hợp với trạng thái người thường khi giảng chân tướng. Vì vậy, khi gọi điện giảng chân tướng, chúng ta cũng làm tương tự như người không tu luyện gọi điện thông thường. Nếu đầu dây bên kia im lặng trong thời gian dài, thì có nghĩa là đang có can nhiễu. Ngoài việc hoàn toàn phủ nhận can nhiễu, chúng ta cũng cần suy nghĩ về tình huống này, tu luyện bản thân, và có những đột phá đối với vấn đề này.

Tôi cũng nhận ra rằng ngoài việc đảm bảo chúng ta giảng chân tướng một cách thấu đáo, chúng ta cũng nên rõ ràng khi giao tiếp và chia sẻ với nhau. Chúng ta cần khiêm tốn và nói về những gì mà chúng ta thực sự đã làm được. Ví dụ, tôi thường nghe thấy các học viên hay nói kiểu như, “Tôi nghĩ rằng anh ta hiểu rồi.” Nhiều khi chúng ta đã nói rất nhiều trong một cuộc gọi nhưng người đó không trả lời hoặc không nói rằng họ hiểu điều đó. Trong trường hợp này, chúng ta chỉ có thể nói rằng chúng ta đã nói được bao lâu, nhưng không biết liệu người đó có hiểu hay không.

Trước đây, Sư phụ đã giảng rằng việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ chỉ được tính khi người ta thể hiện rõ ràng quan điểm của mình. Khi chúng sinh nói rõ rằng họ đã hiểu, thì chúng ta có thể nói rằng họ đã hiểu chân tướng. Việc gọi điện thoại không chỉ là tỷ lệ trả lời và thời gian chúng ta nói chuyện, mà còn là liệu chúng ta có đạt được mục đích thực sự của mình hay không.

Các lưu ý cuối cùng

Một số học viên đã đề cập đến “giảng chân tướng bằng thần niệm.” Họ đã đưa ra nhiều ví dụ về việc vượt qua khổ nạn trong các thời khắc nguy nan và vượt qua các khó khăn bằng chính niệm. Chúng ta sử dụng thần niệm như thế nào để giảng chân tướng? Nghe có vẻ không thể tin được, bởi nó khởi tác dụng trong các không gian khác. Tôi cũng đã nghĩ về vấn đề này. Thần niệm là gì? Làm thế nào chúng ta có được tư duy của Thần? Tôi cho rằng từ bi là quan trọng nhất khi giảng chân tướng. Thần niệm của chúng ta sẽ biểu lộ ở các tầng thứ rất cao.

Thể ngộ của tôi là dù chúng ta có giảng chân tướng như thế nào, điều cốt yếu vẫn là tu luyện. Chúng ta phải tiếp tục tống khứ các chấp trước của mình, tu tâm tính, liên tục đề cao dựa theo Pháp, và chúng ta sẽ dần dần sẽ đạt đến trạng thái của Thần.

Sư phụ đã ban cho chúng ta một quá trình tu luyện Đại Pháp, và tôi đã nhận ra rằng việc gọi điện thoại giảng chân tướng không chỉ là một quá trình giảng chân tướng, mà cũng là một quá trình tu luyện.

Trên đây là thể ngộ của cá nhân tôi trong hoạt động gọi điện giảng chân tướng cứu người. Nếu có gì không phù hợp, xin hãy từ bi chỉ rõ.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ kết tập các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/24/452645.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/11/206126.html

Đăng ngày 27-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share