Bài viết của phóng viên Minh Huệ Yong Xin tại Ottawa

[MINH HUỆ 07-06-2007] Ngày 6 tháng sáu 2007, trong một cuộc hợp báo tại Quốc hội Canada, ông Trần Dụng Lâm, cựu ngoại giao Trung Quốc tại Toà lãnh sự Sydney, đã tiết lộ các cách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng để kềm chế các cộng đồng và các kênh thông tin người Trung hoa ở hải ngoại, để nhằm len lỏi vào xã hội thượng lưu Tây phương và ảnh hưởng cộng đồng người Trung hoa qua các toà đại sứ và lãnh sự Trung Quốc. Ông cũng nói đến cách thức mà ĐCSTQ doạ nạt và cám dỗ các chính khách Tây phương để bức hại Pháp Luân Công và các nhóm chống đối khác.


Ô. Trần Dụng Lâm phơi bày các cách của ĐCSTQ để kiểm soát các cộng đồng người Trung hoa và len lỏi vào thượng lưu xã hội Tây phương

Ô. Chen chỉ điểm ra rằng các Hiệp hội Liên đoàn người Trung hoa, các tổ chức Tổng liên đoàn người Trung hoa, Hội Hợp nhất Hoà Bình, và các hội đoàn Trung Quốc khác kỳ thật là được thành lập và bị kềm chế bởi chính quyền ĐCSTQ.


Ông David Harris, Bạn Cao niên của An ninh Quốc gia với Liên đoàn Canada cho dân chủ, nghiên cứu ảnh hưởng của tình báo ngoại quốc của Trung Quốc trên xã hội Canada

Ngày 1 tháng năm, Jim Judd, Giám đốc của Sở Tình báo An Ninh Canada (STAC), đã nói với một hội đồng Thượng viện rằng vào khoảng mười lăm quốc gia đã gửi mật vụ đến Canada. Ông nhìn nhận gián tiếp rằng con số các mật vụ từ Trung Quốc là ở hàng đầu và phân nửa các cố gắng của STAC là để đối phó với các mật vụ Trung Quốc.

Ông David Harris, Bạn Cao niên của An ninh Quốc gia với Liên đoàn Canada cho dân chủ, và cựu Giám đốc của Chương trình Chiến lược tại STAC, nghiên cứu ảnh hưởng của tình báo Trung Quốc trên xã hội Canada từ ba cấp khác nhau.

ĐCSTQ đặt để vấn đề Pháp Luân Công vào hàng đầu

Ông Chen nói trong một cuộc phỏng vấn rằng có những ban chính trị trong các lãnh sự và sứ quán Trung Quốc mà theo dõi và tiêu huỷ các tổ chức đối nghịch ở ngoại quốc, bao gồm Pháp Luân Công, hoạt động viên Đài Loan, những thành phần phản kháng vì dân chủ, và hoạt động viên cho Tây Tạng và Tân Cương.

Trong cuộc hợp báo, ông Chen nói, “Ngoại giao Trung Quốc kỳ thật là sự tiếp nối của chính trị nội đia. Bây giờ ĐCSTQ chính nhất là đối phó với Pháp Luân Công vì có một số lớn các học viên, mà hành động hợp nhất vì đức tin của họ.” ĐCSTQ bỏ ra sáu mươi phần trăm sức lực của nó để đối phó với Pháp Luân Công, và cả thành lập một nhóm đặc biệt trong các toà đại sứ và lãnh sự để bức hại Pháp Luân Công.

Ông Chen đưa ra một tài liệu từ Toà Tổng Lãnh sự Sydney đề ngày 7 tháng hai , 2001 với tựa đề, “Chỉ định Công tác cho Nhóm Đặc Biệt Chống Pháp Luân Công.” Nhóm này gồm có giám đốc của mỗi sở, bao gồm điều tra chính trị, văn hoá, chiếu khán, công dân Trung Quốc ở ngoại quốc, và các sở giáo dục. Có những công tác cụ thể và sự hợp tác để tiêu trừ Pháp Luân Công. Ông chỉ điểm rằng giám đốc của nhóm này là người đại sứ hoặc tổng lãnh sự.

Cộng đồng và các kênh thông tin người Trung hoa là bị sử dụng

Trong buổi hợp báo, ông Chen nói, “Tại Canada, một tổ chức gọi là Hội đồng Quốc gia của người Canada Trung Quốc (HQCT) là đầu não hệ thống bao trùm của hoạt động tình báo Trung Quốc. Và, phần đông các tổ chức sinh viên Trung Quốc tại các đại học Úc Châu, Mỹ, và Canada, kỳ thật được thành lập bởi Nhóm Giáo dục Trung Quốc và do hoạt động hải ngoại Trung Quốc tài trợ.”

Nói về báo chí truyền thông Trung Quốc hải ngoại, ông Chen nói, “Sự kềm chế sâu đậm của các kênh truyền thông Trung Quốc là khá nghiêm trọng và mạnh mẽ. Các kênh thông tin là được ủng hộ qua tài trợ trực tiếp và hợp tác, ví dụ như tờ Singdao Nhật báo tại Úc Châu.”

Ông Chen đưa ra một ví dụ, cách nào vào tháng tư 2001, vào khoảng hơn 40 tổ chức cộng đồng địa phương người Trung hoa đã gửi thỉnh nguyện thư cho Ô. Jean Chretien lúc bấy giờ là Tổng Trưởng Canada và Ông John Manley Bộ trưởng Ngoại giao để vu khống Pháp Luân Công và tố giác rằng Pháp Luân Công làm hại mối ban giao giữa Trung Quốc và Canada. ĐCSTQ gửi tin tức đó cho các toà lãnh sự và sứ quán tại mỗi quốc gia, nói rằng Toà Đại sứ và Lãnh sự Trung Quốc tại Canada đã làm rất tốt và các nơi khác phải học từ nơi họ.

Ảnh hưởng các chính khách của xã hội thượng lưu qua các phương tiện khác nhau, kể cả doạ tố giác các vụ chơi bời

Ông Harris nói trong cuộc phỏng vấn, “Trung Quốc được nổi tiếng là một nước rất lấn lướt về tình báo ngoại quốc và là một đất nước (điều khiển với) cảnh sát, và như vậy chúng ta biết nó hành động len lỏi sâu đậm vào Canada và ở ngoại quốc. Các công tác len lỏi có mục đích nhắm vào một số mục tiêu bao gồm ảnh hưởng vào các chính sách quốc gia, qua sự hợp tác qua lại, qua các hành động ảnh hưởng tổng quát và tuyền truyền, nhưng cũng qua một số các cách dơ bẩn hơn, (như chúng ta đã thấy thế nào sự hợp tác qua lại có thể kể) như là dùng gái điếm và các điều kiện khác.”

Ô. Chen đưa ra một ví dụ về hăm doạ tố cáo một dân biểu Úc Châu. Dân biểu này quan hệ với một cô gái dưới 16 tuổi tại Trung Quốc. Ông ta tức thời bị bắt giữ, thâu hình và thả ra mà không bị đăng báo. Sau này, ông ta kỳ thật làm việc rất nhiều và nói trên đài truyền hình vào những cơ hội công cộng theo cách có lợi cho chính phủ Trung Quốc. Ô. Chen nói để trả lời câu hỏi một ký giả, “Khi các phái đoàn quan trọng đi đến Trung Quốc, họ sẽ bị theo dõi chặt chẽ và nếu cần, ĐCSTQ sẽ lập ra một số bẫy, bất kể là các phái đoàn đó là từ Úc Châu hoặc Canada.”

Ô. Harris nói về vấn đề này, “Tại Trung Quốc và trong một số các quốc gia độc tài khác, phương cách lập bẫy bằng gái điếm là rất tân tiến và được dùng một cách rất hữu hiệu. Kết quả đáng ghi nhớ là các khách sạn chính yếu tại Trung Quốc, nhất là những nơi mà các viên chức Tây phương đến ở, là thuộc về tài sản của Quân đội Giải phóng Nhân Dân. Các khách sạn này là được đặt máy theo dõi và hữu hiệu đến độ cách nay một vài năm có một cuộc tranh cãi giao kèo giữa một thương gia Tây phương và Trung Quốc. Ông ta không biết rằng nằm trong giao kèo là bắt buộc diệt bọ các phòng ngủ với dây thép và thông tin. Thật không thích hợp với cả hai khía cạnh an ninh quốc gia và khía cạnh viếng thăm Trung Quốc. Xin hãy nhớ kỹ, khi chư vị trong thời khắc thân mật nhất trong một khách sạn tại Trung Quốc, chư vị thật là đang là diễn viên trong một chương trình truyền hình.”

Hoạt động tình báo tấp nập của Trung Quốc xâm phạm vào tự do độc lập của Canada

Ông Harris nghiên cứu ảnh hưởng của tình báo Trung Quốc tại Canada. Ông nói, “Bất cứ loại hoạt động đối nghịch nào đều là tiêu biểu cho sự tự do độc lập Canada và sự tự quyết của chúng ta bị tấn công, và cũng không kém (tai hại) trên bình diên hình luật và các luật lệ khác. Đến như nay, nó để cho thấy cái mối nguy là các luật pháp Canada không hoàn toàn hữu hiệu trên đất nước này, và đó là một vấn đề tối yếu về luật pháp và độc lập.”

Ô. Harris nói tiếp, “Đó cũng có nghĩa là nói về quyền hiến định của tất cả công dân chúng ta, những người Canada, nhất là những người Canada gốc Trung hoa mà đã bị hăm doạ bởi các ảnh hưởng ngoại quốc dưới chỉ thị của ĐCSTQ, là không thể hưởng tất cả các quyền được bảo vệ bởi Hiến Pháp của chúng ta, và đó là một tình trạng dĩ nhiên không thể chấp nhận.

“Ngoài ra, dĩ nhiên có những điều cần xem xét về kinh tế và liên hệ đến sức khoẻ quốc gia căn bản. Chúng ta đều biết Trung Quốc có một tình báo ngoại quốc rất đẩy mạnh. Vậy điều này có mối nguy làm tổn hại đến sự sức khoẻ kinh tế của đất nước, lũng đoạn thương mại và các bí mật khác và các tin tức nhạy cảm và nói chung là làm hai vị thế cạnh tranh của chúng ta trên quốc tế.”

Vào đầu tháng năm, các kênh truyền thông chính kể cả Canadian Press, Toronto Star, và The Globe and Mail có báo cáo trên vấn đề mật thám ngoại quốc. The Globe and Mail nói rằng, “Giám đốc Sở Bảo An Quốc gia không muốn chỉ ra một nguồn gốc đặc biệt nào về các mật thám ngoại quốc. ‘Tôi sẽ không nói tên những quốc gia đặc biệt nào.” Ông nói. ‘Có vào khoảng 15 quốc gia mà có chú ý đến chúng ta trong địa hạt này.’ Nhưng Colin Kenney, chủ tịch của Hội đồng Thượng viện về An ninh quốc gia và Quốc phòng, nói rằng “Thật khó mà không chỉ thẳng ra Trung Quốc khi mà các báo cáo công khai đã nói về chương trình mật vụ “lấn áp “của Trung Quốc trong xứ Canada.”

Bản báo cáo của tờ Toronto Star nói rằng một viên chức Trung Quốc tìm tỵ nạn tại Úc Châu tuyên bố rằng Trung Quốc có hàng ngàn mật thám và nhân viên dọ thám tại Canada, số đông ở tại Vancouver và Toronto.

Ông Chen mang đến Canada lần này nhiều tài liệu, mà ông đã lấy từ Toà lãnh sự Trung Quốc tại Úc Châu. Các tài liệu này, kể cả những tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Công và các thành phần chống đối thuộc dân chủ và về theo dõi Hội đồng Úc Châu Tây Tạng, mà chưa được công khai phổ biến trước đây.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/6/7/156439.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/6/10/86636.html

Đăng ngày 21-06-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share