Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc đại lục
[MINH HUỆ 17-01-2023] Từ tối qua, sau khi thông tin “hơn 400 triệu người chết vì covid trong ba năm đại dịch ở Trung Quốc” được công bố đến giờ, một số đồng tu cảm thấy kinh hoàng hoặc khó lý giải đối với con số 400 – 500 triệu người chết này. Có người cho rằng làm sao có thể có nhiều người chết đến vậy? Chẳng phải trong đợt dịch SARS cựu thế lực muốn lấy đi 8 triệu người sao? Sao giờ lại thành 200 triệu? Có người nói, lần này sao có thể là 400 triệu được? Đâu có thấy xung quanh cứ ba người thì chết một đâu, v.v..
Cá nhân tôi không có cảm giác kinh hoàng khi nghe con số này. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là vì tất cả các dự ngôn trước đây đều nói “mười người lưu một”, nghĩa là rốt cuộc 90% sẽ chết và chỉ có 10% được lưu lại. Mà tính cả dịch SARS và viêm phổi Vũ Hán thì tổng số người chết chưa đến 50% tổng dân số Trung Quốc. Như vậy, an bài “mười hộ lưu một hộ” của cựu thế lực không những không đạt được mà còn bị phá trừ.
Nguyên nhân thứ hai là, bản thân tôi đã quan sát trạng thái tu luyện của ba lô đệ tử Đại Pháp trong mấy năm gần đây. Một bộ phận tương đối lớn các học viên sống cuộc sống như người thường, sống rất có tư vị, dù có nói ra hay không thì đều là lý, tình của người thường và văn hóa Đảng. Họ vẫn chưa coi việc cứu người là sứ mệnh quan trọng nhất trong đời. Những người này cũng nói không thừa nhận an bài của cựu thế lực, bài trừ an bài của cựu thế lực, nhưng thực ra họ bài trừ được đến đâu?
Chẳng lẽ lô thứ hai và thứ ba chỉ là đến kết duyên, đắc Pháp rồi sau đó trở về thiên đàng sao? Chẳng lẽ chỉ có lô đệ tử thứ nhất mới có sứ mệnh trợ Sư cứu người sao? Lô đệ tử Đại Pháp thứ nhất có bao nhiêu người? Chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số các học viên?
Chúng ta có thể làm phép tính đơn giản để xem có bao nhiêu học viên tinh tấn. Giả sử khi Chính Pháp tối hậu kết thúc, các học viên đại lục cứu được 600 triệu người Trung Quốc. Như vậy tính trung bình trong 23 năm, mỗi ngày có thể cứu được 71.667 (= 600 triệu người /23 năm/365 ngày) người. Nếu mỗi học viên (đắc Pháp trước năm 1999) có thể cứu được một người một ngày, thì chỉ cần 70.000 học viên là đủ, tức là chiếm chưa đến 1% trong số 100 triệu học viên Đại Pháp vào năm 1999. Tất nhiên, trong số học viên lâu năm đắc Pháp trước 1999 cũng có những người vì tâm sợ hãi vẫn không dám bước ra, không dụng tâm cứu người; có người đắc được những điều tốt đẹp từ Đại Pháp, nhưng lại không thể phó xuất vì thế nhân; có người vừa mới bước ra đã gặp phải bức hại và thất bại liền quay trở lại cuộc sống an nhàn; còn có người trong bức hại sinh tâm sợ hãi mà rớt xuống bỏ tu; có người bị bức hại đến chết (kể cả bị thu hoạch nội tạng); có người vì nghiệp bệnh hay các loại nguyên nhân khác mà qua đời. Phần việc những người này cần làm thì những học viên khác, thậm chí cả Sư phụ phải làm thay cho họ. Trong khi đó, cũng có những học viên lâu năm kiên trì thực thi sứ mệnh, có thể không chỉ bình quân mỗi ngày cứu được một chúng sinh; còn lô thứ hai và thứ ba, tuy rằng đắc Pháp muộn nhưng cũng có một số người rất nỗ lực cứu người, hơn nữa còn giảng chân tướng giúp một số người minh bạch.
Hiệu quả tổng thể là như vậy, bản thân mỗi người thực hiện ra sao, tương lai khi có thể trở về thiên thượng thì chỉ một cái liếc mắt là thấy rõ; còn không trở về được thì tất cả chỉ là nỗi hận thiên cổ, tiếc nuối muôn đời. Mắt chỉ hướng ngoại cầu, hướng về phía người khác mà tìm nguyên nhân thì chỉ vô nghĩa, làm tốt mỗi ngày mới là thiết thực. Cứu một người quả thực rất khó, chúng ta giảng chân tướng ở thế gian, tận lực khởi tác dụng chính diện, nhưng làm sao để người được cứu từ trong ra ngoài trở thành sinh mệnh được vũ trụ mới tiếp nhận, có lẽ sau này mới có thể biết rõ.
Tất nhiên, những con số tính toán như trên có thể không có ý nghĩa gì. Tôi đưa ra như vậy để chia sẻ cùng các đồng tu, bởi tôi cho rằng khi suy xét vấn đề, có thể có nhiều cách nghĩ hợp lý, nhưng tối kỵ ước đoán chủ quan, tùy tiện kết luận hoặc dùi vào sừng bò. Tu luyện là dựa vào học Pháp đắc Pháp, có một số vấn đề không phải dựa vào tư tưởng của con người mà có thể nghĩ minh bạch ra được, càng nghĩ càng chấp trước, càng nghĩ có khi lại càng bất minh. Suy cho cùng, sự hiểu biết của mỗi người chúng ta đều rất hữu hạn, và trong vũ trụ bao la này, thậm chí còn không bằng một giọt nước trong đại dương. Chỉ có học Pháp đắc Pháp, dĩ Pháp vi Sư, chúng ta mới có thể nắm chắc thời gian và phương hướng chính, làm tốt những việc chúng ta nên làm một cách thiết thực.
Hợp thập.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/17/455114.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/20/206342.html
Đăng ngày 17-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.