Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-05-2007] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 1993. Tôi đã may mắn được gặp Sư phụ nhiều lần trước khi Ngài ra quốc ngoại giảng Pháp. Sau khi đọc cuốn sách “Hồi ức trân quý”, tâm tôi không thể tĩnh lại được trong một thời gian dài và những phút giây trân quý đó lại bày ra trước mắt tôi, muôn phần xúc động.
Đã 15 năm kể từ ngày Sư phụ lần đầu tiên truyền Pháp ra công chúng. Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn những câu chuyện của mình, bởi vì tôi nhận ra rằng mỗi học viên, nhất là những người đắc Pháp từ những ngày đầu, là chứng nhân của Pháp Luân Đại Pháp. Trong suốt 15 năm đó, chúng ta đã trải qua rất nhiều điều, chúng ta được chứng kiến sự chính trực, khiêm tốn cùng từ bi vô hạn và sự bảo hộ của Sư phụ đối với các đệ tử. Chúng ta cũng được chứng kiến Pháp Luân Đại Pháp đã giúp người dân trừ bệnh khoẻ thân, dạy người hướng thiện và đưa những tiêu chuẩn đạo đức của văn minh nhân loại quay trở lại.
Tôi may mắn được tham gia ba khoá giảng Pháp của Sư phụ – một ở Hội trường của Trung tâm Nghiên cứu thứ hai của Cục Hàng Không tại Bắc Kinh vào tháng 8 năm 1993, một ở Hội trường Bát Nhất tại Thiên Tân vào tháng 3 năm 1994, và một ở Sân vận động Quảng Châu tháng 12 năm 1994. Tôi cũng tham gia nhiều buổi giảng khác và các cuộc họp thăm dò ý kiến. Tôi cũng gặp Sư phụ trong ở Triển Lãm Sức khỏe Đông Phương Bắc Kinh tại Trung tâm Triển Lãm Quốc tế năm 1993 và buổi lễ khai mạc cuốn sách Chuyển Pháp Luân tại hội trường của Đại học Công An Quốc Gia vào tháng giêng 1995.
Tất cả những lần được gặp Sư phụ đã trở thành ký ức hạnh phúc sống mãi trong tôi.
Giác giả
Khi Sư phụ giảng Pháp, Ngài luôn nói trôi chảy từ đầu đến cuối. Đôi lúc Sư phụ lấy ra một mảnh giấy nhỏ từ túi áo và nhìn thoáng qua, và sau đó Ngài lại tiếp tục giảng. Trong suốt những giờ giải lao hoặc sau khi lớp học kết thúc hoặc những lúc khác, Sư phụ luôn kiên nhẫn trả lời tất cả câu hỏi của các học viên. Những lời của Sư phụ thấm vào tận tâm can mỗi người và ai ai cũng nhìn thấy sự thay đổi lớn lao trong họ.
Sư phụ dạy chúng tôi làm người tốt trong mọi hoàn cảnh và quan tâm đến người khác. Tôi còn nhớ có một lần nhiều người muốn có được chỗ ngồi ‘tốt nhất’ để được nhìn Sư phụ rõ hơn, nhưng Sư phụ từ bi phê bình cách hành xử đó và giảng cho mọi người rằng là một học viên cần phải có tiêu chuẩn cao hơn và không hành xử giống như người thường. Từ đó trở đi, sự việc như vậy không bao giờ xảy ra nữa. Các học viên lâu năm nhường những chỗ ngồi ở phía trước và vé cho các học viên mới. Họ khuyến khích các học viên mới thu dọn rác sau buổi học và chỉ ra về khi lớp học đã sạch sẽ mặc dù đã có một đội vệ sinh làm việc này.
Một việc kỳ lạ khác đã diễn ra trong khóa giảng của Sư phụ đó là không ai hút thuốc, nhổ nước bọt, la lối hoặc xả rác trong phòng học. Mọi người lịch sự giúp đỡ nhau. Ngay sau khi Sư phụ bắt đầu giảng, căn phòng trở nên im lặng và không cần ai quản trật tự, đây là điều không thường thấy trong xã hội Trung Quốc ngày nay.
Trong khi giảng bài, Sư phụ luôn để ý xem mọi người có thể nghe rõ ràng Ngài nói hay không. Nếu điều kiện của lớp học không tốt, Ngài sẽ đứng giảng. Ở buổi triển lãm, Sư phụ đã đứng trong một hai giờ đồng hồ, đôi lúc là nửa ngày, để trả lời các câu hỏi của học viên. Ngài cũng đáp ứng lời đề nghị được bắt tay, xin chữ ký, hoặc chụp hình của mọi người. Những người được trừ khỏi bệnh muốn cảm ơn Sư phụ bằng cách tặng quà, nhưng Sư phụ luôn từ chối. Thay vào đó, Sư phụ khuyến khích họ học Pháp nhiều hơn. Khi các học viên luyện công, Sư phụ đi vòng quanh hội trường liên tục không ngừng nghỉ. Tôi chứng kiến Sư phụ đã đi tới tất cả mọi nơi, kể cả trên tầng hai, để xem xét động tác của mọi học viên và chỉnh lại cho đúng. Sư phụ cũng chạm vào trán các tiểu đệ tử để giúp các cháu điều chỉnh.
Trạng thái của Pháp Luân Đại Pháp
Các học viên luôn luôn cảm thấy thoải mái vì sự từ bi và thân thiện của Sư phụ. Tuy nhiên nếu có ai đó cố tình can nhiễu trong lúc Ngài giảng Pháp, Sư phụ sẽ thanh lý chúng và tiếp tục bài giảng.
Tôi còn nhớ trong lúc khóa giảng thứ mười hai tại Bắc Kinh, bộ khuếch đại đột nhiên phát ra những tiếng ồn lớn rồi nhỏ, đôi lúc nó không phát ra tiếng. Ánh sáng trên bục giảng cũng thay đổi từ sáng thành tối. Chúng tôi không biết điều gì xảy ra và không hiểu rõ Sư phụ lúc đó đang làm gì. Sau này, trong một bài báo tại Thiên Tân, Sư phụ đã nói về câu chuyện phụ thể rắn đã làm rối loạn ở Bắc Kinh và chúng tôi mới hiểu. Tại Thiên Tân, khi có người hỏi Sư phụ vì sao Ngài ho, Ngài đã nói về những can nhiễu từ các không gian khác và những khó khăn để truyền Pháp. Sư phụ nói rằng những người đó nghĩ nhân loại không đáng được truyền Pháp bởi vì nhân loại sẽ phải bị tiêu hủy. Tuy nhiên hiện nay nhiều sinh mệnh cao tầng đã không phản đối Sư phụ truyền Pháp nữa, mỗi người đều được kéo lên.
Lúc bấy giờ, nhiều học viên có thiên mục khai mở đã nhìn thấy Phật A Di Đà và Lão Tử ở hai bên và tám vị thiên tướng đang hộ Pháp. Phía trước, các Phật, Đạo và chúng sinh ở các không gian khác đang quỳ xuống lắng nghe Pháp, trong khi các Thiên tướng và thiên quân đứng canh ở mỗi bên cửa và từng ghế ngồi. Sư phụ nói rằng không ai dám ngồi trong khi nghe Pháp, chỉ có học viên Đại Pháp. Trong các bài giảng sau này, Sư phụ đã giải thích tại sao các học viên lại đặc biệt như vậy. Nhưng tiếc thay các học viên chúng ta lại không biết mình trân quý như thế nào. Nhiều người đắc Pháp nhưng đã ngừng tu luyện hoặc giúp đỡ tà ác tra tấn các học viên trong cuộc bức hại tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Công.
Lúc bấy giờ tôi không thể hiểu và không thể thấy điều gì. Trong mỗi buổi học, Sư phụ yêu cầu mọi người không được đến muộn để không bỏ lỡ một lời nào hoặc làm phiền những người khác đang nghe giảng. Bây giờ tôi hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe một cách chăm chú các bài giảng của Sư phụ. Học phí của mỗi khóa luôn rất thấp, đôi lúc còn được hoàn lại tiền dư.
Giảng Pháp
Ngày tiếp theo sau khóa giảng Pháp ở Bắc Kinh, khi con gái sáu tuổi của tôi và tôi đang đợi ở ga tàu, tôi nhìn thấy Sư phụ và các học viên khác bước về phía chúng tôi. Tôi vui mừng nói: ‘Kính chào Sư phụ!’ Tôi cũng hỏi Sư phụ vì sao Ngài lại đi tàu điện ngầm. Một học viên giải thích rằng Sư phụ sống ở rất xa nơi đây và không muốn làm phiền các học viên lái xe đưa Sư phụ về nhà, vì thế Sư phụ đã đi tàu điện ngầm.
Khi chúng tôi lên tàu, con gái và tôi đi vào cửa khác với Sư phụ. Sau một vài trạm dừng và trên tàu còn ít người hơn, tôi nhìn thấy Sư phụ ngồi không xa chỗ tôi. Quá xúc động khi nhớ lại những lời giải thích của học viên lúc trước, tôi bước đến bên Sư phụ và hỏi Ngài rằng con gái tôi có thể hiểu được Pháp không. Mặc dù lúc ấy Sư phụ đang bận nhưng sau đó Ngài đã nói chuyện với con gái tôi và chạm vào trán của cháu.
Tới ga Phục Hưng Môn, tôi và Sư phụ cùng xuống tàu và rời đi theo hai hướng khác nhau. Sau đó, mỗi khi tới giờ đi học, cháu luôn luôn nhắc tôi kể cả phải bỏ bữa, vì chúng tôi không muốn trễ buổi giảng của Sư phụ. Bình thường, cháu không thể ngồi yên, nhưng từ sau khi cuộc gặp gỡ đặc biệt đó với Sư phụ, con gái sáu tuổi của tôi có thể nghe Sư phụ giảng trong hơn một tiếng đồng hồ một cách bình yên. Cháu cũng có thể đọc được bất kỳ trang nào trong cuốn sách Pháp Luân Công Trung Quốc và thích ngắm nhìn chân dung của Sư phụ.
Đến ngày thứ ba của khóa giảng, Sư phụ nói với chúng tôi là Ngài không chỉ điều chỉnh thân thể của học viên trong lớp học, mà cũng an bài mọi điều cho họ. Sư phụ sẽ tiếp tục điều chỉnh thân thể các học viên và giúp tịnh hoá không gian của họ cả sau khoá giảng. Sư phụ phải làm rất nhiều việc trong một khoảng thời gian hạn chế và yêu cầu các học viên cần hiểu điều đó và không làm phiền Sư phụ.
Điều này đã khiến tôi cảm động rất lâu. Bình thường, các thầy khí công khác không thể làm việc một cách không ngừng nghỉ chỉ để mang lại lợi ích cho người khác như vậy rồi sau đó đi bộ về nhà trong trời ẩm ướt sau buổi học. Ngược lại, họ di chuyển trong những chiếc xe hơi có máy lạnh. Sư phụ quả thực vô cùng khác biệt. Ngài luôn quan tâm đến người khác. Các học viên đã vô cùng xúc động khi biết mỗi ngày Sư phụ đều bắt xe lửa để đến lớp giảng Pháp.
Bước ra
Tại cuộc Triển lãm Sức khỏe Đông phương năm 1993, nhiều học viên Bắc Kinh hy vọng rằng Sư phụ sẽ tổ chức thêm một khóa giảng tại Bắc Kinh sau khi biết sẽ không có khoá giảng Pháp nào ở đây nữa. Sau đó Sư phụ nói rằng các học viên từ các thành phố khác đã tham dự khóa học tại Bắc Kinh mặc dù họ phải vượt qua những khó khăn về tài chính và các khía cạnh khác. Mọi người đã đến từ những nơi rất xa xôi như Tân Cương và Quảng Châu để tham gia khoá học tại Bắc Kinh để được đắc Pháp. Tuy nhiên, các học viên Bắc Kinh, dù điều kiện sống khá hơn, lại không tham gia các khóa giảng Pháp tại những thành phố khác. Lúc ấy Sư phụ sắp tổ chức một khóa giảng tại Thiên Tân. Sư phụ nói Bắc Kinh gần với Thiên Tân, vậy các học viên có thể đến tham gia khoá học mà không có vấn đề gì. Lý do duy nhất vì sao học viên Bắc Kinh yêu cầu Sư phụ tổ chức một khoá giảng nữa là vì sự lười biếng, an giật của họ. Kỳ thực, so với những nơi khác, số khoá giảng Pháp được tổ chức tại Bắc Kinh nhiều hơn. Sư phụ cũng nói rằng các học viên Bắc Kinh phải học các học viên ở nơi khác, bất thất giả bất đắc.
Mọi điều Sư phụ nói đều đúng. Tại sao những học viên Bắc Kinh chúng ta lại nghĩ rằng mình đặc biệt hơn so với những học viên tại các thành phố khác? Sau khi nghe Sư phụ, nhiều người đã quy chính tư tưởng của mình và quyết định đi Thiên Tân. Sau đó, nhiều học viên Bắc Kinh đã bắt xe buýt đi Thiên Tân. Ban ngày họ đi làm và tới Thiên Tân tham gia khoá giảng sau giờ làm việc. Những ai đến Thiên Tân đều có những trải nghiệm không bao giờ quên mặc dù cũng có nhiều khó khăn phải vượt qua. Sau đó, học viên ở Bắc Kinh cũng như các học viên khác: Nơi nào Sư phụ đi, chúng tôi đi theo. Đó là lần đầu tiên Sư phụ nói đến việc bước ra để giúp khuyến khích chúng tôi tiến xa hơn trong sự tu luyện.
Kể từ đó, Sư phụ đã giảng về vấn đề bước ra trong thời kỳ Chính Pháp. Vì vậy, chúng ta cần có thể ngộ sâu sắc về việc bước ra và quan hệ giữa mất và được.
Biểu hiện trong đôi mắt của Sư phụ
Mỗi lần tôi gặp Sư phụ, Ngài luôn không thay đổi – tóc của Sư phụ đen và dày, và da của Ngài rất mềm và mịn như da em bé. Tôi cùng tuổi với Sư phụ, nhưng trông Ngài trẻ hơn tôi rất nhiều. Sư phụ luôn luôn biết các học viên nghĩ gì. Sư phụ đã ban cho tôi một cuộc đời mới. Trong những tháng ấy và cả sau này, dù tôi có gặp bất kể điều gì, biểu hiện trong đôi mắt của Sư phụ đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và khuyến khích tôi không bao giờ từ bỏ, luôn kiên định đức tin vào Đại Pháp.
Ngày 13 tháng 5 năm 2007
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/5/13/154682.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/6/7/86542.html
Đăng ngày 24-06-2007; cập nhật 23-04-2020, Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.