Ba người Úc tu luyện Pháp Luân Công bị khước từ nhập cảnh.

Ngày 27 tháng 6 năm 2002

[Minh huệ] Vào ngày 26 tháng 6 năm 2002, ba người Úc tu luyện Pháp Luân Công bị giữ lại tại phi trường khi họ vừa đặt chân đến Hồng Kông. Họ không được một lời giải thích chính đáng nào. Họ bị giữ khoảng hai tiếng rưỡi đồng hồ tại phi trường, trước khi Meng Li (Mạnh Lê), Zeng Jianling (Tăng Kiện Linh) và Lu Zhenlei (Lư Chấn Lôi) bị bắt buộc phải trở về Úc trong chuyến bay ngay sau đó.

Trước đó, Meng Li đã dàn xếp với người con gái của bà hiện đang sống tại Hồng Kông là để cho bà dẫn đứa cháu trai của bà trở lại Úc. Nhiều lần bà ta xin được liên lạc với người con gái của bà nhưng đều bị từ chối. Cuối cùng, với sự giám thị của 9 người cảnh sát, bà ta được tiếp xúc với họ hàng của bà ta chỉ trong vòng 1 phút. Nhân viên quan thuế bắt họ ký vào một cái đơn là họ bằng lòng việc từ chối nhập cảnh. Cái đơn đó có nói rõ là những người ngoại quốc mà bị từ chối nhập cảnh, có thể tiếp xúc với nhân viên sứ quán của nước họ hoặc luật sư đại diện nếu cần thiết. Tuy nhiên, những quyền hạn đó khi họ yêu cầu, cũng bị từ chối.

Trước đó, cảnh sát đã đe dọa rằng: nếu cần thiết cảnh sát sẽ bỏ họ vào những cái bao đựng súng và tống đi, nếu họ không chiụ rời Hồng Kông ngay lập tức. Họ có ngửi thấy mùi thuốc tê rất nặng ở trong phòng giam của họ. Những ngườI làm việc ở đó, mỗi lần đi ngang qua đều phải dùng khăn để bịt muĩ của họ. Rõ ràng là cảnh sát cố tình làm thật chứ không phải chỉ đe dọa.

Mặc dù nhân viên quan thuế biết rằng những người này bị từ chối nhập cảnh là vì họ có trong sổ đen là họ tu luyện Pháp Luân Công, nhưng không một nhân viên nào nhìn nhận điều đó. Tất cả đều giả đò là không biết vì lý do gì. Khi một người bị bắt giữ hỏi vặn là có đúng như vậy không, thì một nhân viên khe khẻ gật đầu. Trước khi rời phi trường, một nhân viên nói với họ rằng: “Chúng tôi không chịu được. Chúng tôi sống ở Hồng Kông. Chúng tôi chỉ thi hành lệnh do cấp trên đưa xuống. Chúng tôi hiện đang sống dưới sự cai trị của cộng sản. Tôi hy vọng bà hiểu và tha thứ cho tôi”. Một nhân viên khác nói rất cảm động: “Chúng tôi không muốn động đến bà. Nhưng mà chúng tôi cũng không biết phải làm sao. Nếu bà không rời khỏi nơi đây, bà có thể bị đánh đập. Chúng tôi lấy làm tiếc cho việc này”. Có vài nhân viên đỡ Meng Li dậy vì bà ta đã lục tuần và hỏi một cách lo lắng:” Bà có việc gì không? Làm ơn cẩn thận cho”. Từ những kinh nghiệm này, chúng tôi thấy rằng dân Hồng Kông rất tốt. Chỉ tại vì lệnh của Giang Trạch Dân đã làm họ bị sai trái. Thái độ của chính phủ Hồng Kông về việc này đã làm cho họ mất tiếng tăm trên thế giới.

Sau đó, dưới sự canh gát chặt chẽ của khoảng 30 cảnh sát và phòng vệ có võ trang, những người bị từ chối nhập cảnh bị bắt buộc lên máy bay. Với lòng nhân từ, một người trong chúng tôi đã nói với cảnh sát: “Pháp Luân Công đã được truyền bá rộng rãi hơn 50 quốc gia trên thế giới, khi các ông lên sổ đen họ và không cho họ nhập cảnh Hồng Kông, các ông đã vi phạm luật quốc tế. Có phải các ông đã làm một vết nhơ cho Hồng Kông trước công luận thế giới không?”. Khi nghe những lời này, các cảnh sát không dám nhìn thẳng vào mặt họ nữa. Ngay khi bước lên máy bay, các học viên Pháp Luân Công nhắc lại với họ: “Các bạn hãy ghi nhớ, Pháp Luân Ðại Pháp hảo!”. Tất cả họ vẫy tay chào tạm biệt.

Ngay khi vừa bước lên máy bay, người chiêu đãi viên hàng không của hãng Qantas nhiệt tình thăm hỏi họ: “Quý vị có khoẻ không? Ðừng bận tâm tới những việc rồ dại đó của họ”.

* * * * *

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/7/3/23739p.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/6/28/32455p.html

Share