Ngày 3 tháng 7 năm 2002

Cưỡng bách du khách vào trong những bao bố, trong khi tay chân của họ đã bị trói, rồi vất họ lên tàu, những hàng động đó có vẻ như việc làm của xã hội trong thời tiền sử, nhưng thật ra đó là chính sách của chính phủ Hồng Kông đối với những người tu luyện Pháp Luân Công cách đây khoảng ba ngày. Khi những người tu luyện Pháp Luân Công bị khước từ nhập cảnh Hồng Kông nhưng họ từ chối việc tình nguyện lên máy bay để trở về và họ đã bị cưỡng bách vào trong những bao bố và tống lên phi cơ.

Cũng có khoảng chừng 90 người tu luyện Pháp Luân Công ở Ðài Loan cũng bị khước từ nhập cảnh Hồng Kông trong những ngày gần đây, trong khi đó, cũng có mấy chục người Ðài Loan khác cũng bị từ chối nhập cảnh Hồng Kông vì tên của họ đã có trong sổ đen của chính phủ. Tất cả chỉ vì Giang Trạch Dân không muốn bị rầy rà vì thấy họ tập luyện Pháp Luân Công trước mắt ông, trong khi ông thăm viếng Hồng Kông nhân dịp kỷ niệm 5 năm kể từ ngày Hồng Kông trả lại cho chính quyền Trung quốc.

Mặc dầu với những nỗ lực của chính phủ Hồng Kông và chính quyền Bắc Kinh, lễ kỷ niệm này là dịp để đánh thức nhân loại hơn là một lễ chào mừng. Có lẽ đây là một đám tang lộng lẫy tiễn đưa Hồng Kông, nơi đã có một thời mà tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng được tuyệt đối tôn trọng. Chúng ta không ngờ là chỉ trong vòng 5 năm ngắn nguỉ, Bắc kinh đã tận diệt những hạt giống tự do của Hồng Kông một cách hữu hiệu như vậy.

Sở Anh ninh Hồng Kông đã cố tình lập đi lập lại rằng :”Không một ai bị khước từ nhập cảnh Hồng Kông vì lý do tôn giáo cả”. Nhưng họ nói rằng những người tu luyện Pháp Luân Công bị từ chối là vì lý do di trú và an ninh. Lạ lùng thật, những người này đã vi phạm tội gì về việc di trú, trong khi họ có visa hợp pháp do chính phủ Hồng Kông cấp và nói rằng họ được tự do đến Hồng Kông bất cứ lúc nào? Hay là họ sẽ vi phạm việc gì về an ninh Hồng Kông trong khi họ chỉ muốn biểu tình ôn hòa và có trật tự về việc Bắc kinh đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung quốc?

Những người này bị khước từ nhập cảnh Hồng Kông chỉ vì họ tu luyện Pháp Luân Công—đó là sự chà đạp tự do tín ngưỡng—và bởi vì họ dự định tham dự cuộc biểu tình ôn hoà và có trật tự nên họ bị cấm—đó là một sự chà đạp quyền tự do ngôn luận.

Cho đến nay, Bắc kinh vẫn không hài lòng về việc đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công ngay trong nước cuả họ và đã hết sức yêu cầu các chính phủ khác làm những việc tồi bại này trên các quốc gia của khác. Iceland (Băng Đảo) cũng đã khước từ những người tu luyện Pháp Luân Công nhập cảnh trước khi Giang Trạch Dân thăm viếng cách đây không bao lâu. May thay, trong cuộc trưng cầu dân ý sau đó, đã có trên 90 phần trăm dân Iceland chống đối việc chính phủ của họ qùy gối với Bắc kinh. Ở Úc, những cuộc biểu tình ôn hòa và có trật tự cũng bị cấm đoán để lấy lòng Bộ trưởng Ngoại giao Tang Jiaxiuan nơi mà ông ta đang viếng thăm.

Thật là đau lòng khi chứng kiến những cuộc đàn áp Pháp Luân Công lại diễn ra trong cộng đồng quốc tế. Ðó là một nhục nhã cho những quốc gia mệnh danh là tự do đã cúi đầu làm đầy tớ cho Bắc kinh. Bất hạnh thay, hầu như mọi người đã quen đi việc chứng kiến Bắc kinh đàn áp nhân dân và chà đạp nhân quyền. Cái lý do duy nhất mà việc đối xử những người tu luyện Pháp Luân Công của Hồng Kông làm cho chúng ta ngạc nhiên là cái cách mà nhân viên di trú đối xử với những người bất hợp tác này khi họ không chịu rời Hồng Kông.

Bài học giá trị cho Ðài Loan đã quá rõ ràng – “Một quốc gia, hai thể chế” đã làm Hồng Kông bị lụn bại. Ngay cả bây giờ, có nhiều người ngây thơ tin rằng, kinh tế Hồng Kông xuống dốc là tại vì ảnh hưởng kinh tế của toàn thế giới chớ không phải là do việc Bắc kinh đã cai trị Hồng Kông với một thể chế mà ở đó tự do, dân chủ thật sự không còn nữa. Con đường mà Hồng Kông đã và đang đi, chắc chắn Ðài Loan sẽ vĩnh viễn không theo.

https://www.taipeitimes.com/news/2002/07/03/story/0000146857

* * * * *

Dịch từ bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/7/4/23780p.html

Bản dịch này có thể được chỉnh sửa trong tương lai. Cập nhật ngày 10-7-2002

Share