Bài viết của Chu Tỉnh

[MINH HUỆ 11-09-2022] Một người bạn của tôi đã bị một nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc kiểm duyệt gắt gao vì anh ấy thường đăng những thông điệp tương đối “nhạy cảm” động chạm đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cảnh sát địa phương đã để mắt đến anh ấy và coi anh là một nhà hoạt động dân chủ.

Không thể theo dõi anh ấy trên mạng xã hội, tôi đã hẹn anh ấy ra ngoài để có thể trò chuyện. Khi chúng tôi đề cập đến phong trào “tam thoái” (thoái ĐCSTQ và các tổ chức Đoàn, Đội), anh ấy đã kể cho tôi một câu chuyện khiến tôi thấy xúc động.

Sau đây là câu chuyện người bạn của tôi được kể ở ngôi thứ nhất. Viết về một người ở Trung Quốc đã thức tỉnh thế nào trước những tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ. Câu chuyện đã cho tôi thấy rằng sự thiện lương, lòng dũng cảm, chính nghĩa đang được khôi phục ở trên mảnh đất Thần Châu này.

* * * * * * *

Tôi là giáo viên của một trường cấp hai ở một thị trấn nhỏ của Trung Quốc. Trường học bắt đầu phổ cập các lớp học máy tính vào cuối những năm 1990. Hầu hết các giáo viên khác đều không hứng thú lắm với công nghệ, nhưng tôi thì hiếu kỳ và muốn học những điều mới lạ, vì vậy tôi được yêu cầu dạy các lớp này.

Tôi đã học cách để truy cập Internet. Hồi đó, ĐCSTQ vẫn chưa kiểm soát được nó. Tôi bơi trong biển thông tin và cũng đăng ký đủ các loại tài khoản trên các trang web tin tức hải ngoại. Qua đó, tôi có thể kết bạn với nhiều bạn bè đến từ hơn 100 quốc gia khác nhau. Những tin tức và thông tin mà tôi tiếp cận được đều là những gì mà người dân Trung Quốc thời đó khó có thể tiếp cận được, và các cuộc trò chuyện của tôi với những người bạn nước ngoài càng khiến tôi mở rộng tầm mắt. Tôi bất giác nhìn cách xã hội Trung Quốc vận hành và lối sống của người dân ở đây bằng con mắt khác. Có lẽ, những hạt giống tự do và dân chủ đã nảy mầm trong tâm trí tôi từ lúc đó.

Sau này khi dân trí của người dân Trung Quốc đại lục ngày càng nâng cao, ĐCSTQ bắt đầu tiến hành phong tỏa và kiểm soát Internet, khiến hầu hết người dân đại lục chỉ có quyền truy cập vào mạng cục bộ. Tuy nhiên, nhờ các kỹ năng máy tính mà tôi tích lũy qua nhiều năm sử dụng, tôi vẫn có thể liên hệ được với thế giới tự do bên ngoài.

Nhiều người bạn tôi quen qua Internet sống ở Đài Loan. Tôi đã mời một trong số những người bạn ghé chỗ tôi chơi nếu anh ấy dịp tới Trung Quốc đại lục. Cuối cùng, anh ấy quả nhiên đã tới và tôi vô cùng cao hứng. Tôi đã đưa anh ấy đi tới nhiều nơi, chụp rất nhiều ảnh kỷ niệm. Sau khi anh ấy trở về Đài Loan, anh ấy đã đăng những bức ảnh chụp cùng tôi lên mạng, lúc đó cả hai chúng tôi đều không ngờ rằng việc này lại dẫn tới những hậu họa về sau.

Một hôm, văn phòng ở trường gọi cho tôi, nói rằng một cảnh sát của công an tỉnh đến tìm tôi. Tôi đến văn phòng hiệu trưởng để gặp vị cảnh sát đó và người này hỏi tôi rất nhiều câu hỏi, và cuối cùng là đề cập tới sự liên hệ của tôi với người bạn Đài Loan đó. Tôi có chút khó hiểu nhưng trả lời không giấu giếm chút nào, vì tôi tin rằng mình không làm gì sai cả. Viên cảnh sát đã cảnh cáo tôi sau này không được giao vãng với những người ở bên ngoài Trung Quốc; rằng họ có thể bôi nhọ chúng tôi vì hệ thống xã hội và hệ tư tưởng của hai bên là khác nhau.

Sau khi viên cảnh sát rời đi, tôi nghĩ rằng vấn đề đã được giải quyết xong. Nào ngờ họ đã đưa tôi vào danh sách đối tượng cần chú ý đặc biệt. Tất nhiên là phải đến hai năm sau tôi mới phát hiện ra việc này.

Chừng hai năm sau, một đồng nghiệp của tôi là cô Lâm (hóa danh) bị mất chiếc ví có giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng, một số tiền mặt và các vật dụng quan trọng khác ở trong một hiệu sách. Cô ấy rất ủ rũ vì tin rằng không còn cơ hội tìm lại được nó. Trong lúc cô ấy đang hết hy vọng thì một người lạ gọi điện hỏi cô ấy có phải đã làm mất ví của mình không? Người này nói rằng cô ấy đã đến hiệu sách ngày hôm đó và nhìn thấy nó ở trên sàn nhà. Cô ấy tìm thấy số điện thoại của Lâm trong ví.

Họ hẹn gặp nhau trước hiệu sách. Người này sau khi xác minh Lâm chính là chủ nhân của chiếc ví thì liền hoàn trả lại cho cô. Lâm bèn lấy một ít tiền mặt để gửi cho người đó xem như cảm tạ lòng tốt của cô ấy, nhưng cô ấy không nhận. Cô ấy nói: “Nếu tôi tham số tiền đó của cô, tôi đã không trả lại ví tiền cho cô rồi”.

Người đó đưa Lâm đến một góc phố ít người qua lại và nói với cô rằng cô tu luyện Pháp Luân Công. Đó là thời điểm Pháp Luân Công đang bị bức hại rất nghiêm trọng. Cảnh sát tích cực tìm kiếm và lùng bắt các học viên, đồng thời những người dân không hiểu tình huống thực sự sẽ phối hợp và báo cáo với chính quyền nếu phát hiện ra các học viên. Người học viên nói này rằng cô ấy không quan tâm đến số tiền của Lâm vì Sư phụ của cô ấy dạy cô ấy Pháp lý của vũ trụ, cô ấy chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt.

Cô ấy nói: “Mọi tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của ĐCSTQ là nhằm mục đích thuyết phục mọi người tin rằng những sinh mệnh cao hơn không tồn tại. Nếu càng có nhiều người tin rằng trong vũ này còn có những sinh mệnh cao tầng hơn hiện hữu trong khắp vũ trụ này và con người tin rằng tu tâm để tăng đức, đều đi làm người tốt, thì cái hệ thống xã hội và chủ nghĩa vô thần của ĐCSTQ sẽ sụp đổ. Đó là lý do tại sao ĐCSTQ đã nghĩ ra và sử dụng những biện pháp ác độc và xảo trá như vậy để phỉ báng và vu khống Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông cả ngày lẫn đêm để khiến dân chúng hiểu sai, thù hận các học viên“. Nói xong cô ấy vội cáo biệt Lâm và hòa vào trong biển người mênh mông.

Lâm đã rất cảm kích và xúc động khi kể cho tôi và một số đồng nghiệp trong văn phòng nghe câu chuyện của cô ấy. Mọi người đều lấy làm buồn khi đài truyền hình và báo chí nhà nước đều tham gia vào việc chế tạo và tuyên truyền những lời dối trá về quần thể người thiện lương. Làm thế nào một người dân bình thường có thể nhìn thấu tất cả những lời dối trá đó được?

Lúc đó tôi không hiểu rõ về Pháp Luân Công và tại sao ĐCSTQ công kích pháp môn này không hề nương tay như vậy. Tôi đã viết một bài về câu chuyện của Lâm từ góc nhìn của người ngoài cuộc và đăng trên một nền tảng mạng xã hội ở nước ngoài. Ngào ngờ, chỉ vài ngày sau, cảnh sát địa phương đã tới đơn vị của tôi và hỏi tôi động cơ khiến tôi viết bài đó. Tôi nói với họ rằng tôi chỉ viết sự thật mà thôi. Viên cảnh sát đe dọa rằng việc làm đó nghiêm trọng hơn tôi nghĩ rất nhiều, bởi vì với cương vị là một giáo viên, tôi không nên ủng hộ một nhóm người chống lại Đảng. Sau đó, chính quyền coi tôi là phần tử nguy hiểm của xã hội và liệt tôi vào “danh sách đen”.

Chính quyền càng cố gắng che giấu điều gì, tôi càng muốn tìm hiểu rõ ràng về nó. Tôi đã nỗ lực để truy cập vào trang Minghui.org, một trang web chính của Pháp Luân Công bị ĐCSTQ nhắm mục tiêu, để tìm hiểu thêm về môn tu luyện này. Sau khi đọc các bài viết trên trang web này, tôi hiểu ra rằng các học viên là những người vô cùng thiện lương, ôn hòa và có phẩm chất đạo đức cao thượng. Tôi cũng hiểu lý do tại sao ĐCSTQ lại phát động cuộc bức hại. Khi tôi đọc được lý do vì sao phải tam thoái (thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó), tôi không chần chừ lập tức thoái xuất khỏi Đội Thiếu niên Tiền phong và Đoàn Thanh niên.

Trong nhiều năm, tôi vẫn giữ liên lạc với thế giới ở bên ngoài Trung Quốc và tiếp tục truyền những thông tin bị chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt trong khả năng của mình. Tôi không thể đếm bao nhiêu lần công an mạng đã cảnh cáo hoặc khóa tài khoản của tôi. Tôi cảm giác ĐCSTQ đang rơi vào cơn điên loạn trước ngày tàn của nó, vì hiện tại dân chúng đang ngày càng thức tỉnh và nhìn thấu những lời dối trá của nó đang tăng lên theo từng phút.

Vì những gì tôi đã làm, nhiều bạn bè và đồng nghiệp cho rằng tôi là kẻ “lạc loài” và ngày một xa lánh tôi. May mắn thay, tôi đã kết bạn với hàng chục người mà tôi có thể thoải mái giao lưu và tâm sự. Họ đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó sau khi tôi nói với họ về tầm quan trọng của việc làm này. Một số người từng tin theo mọi điều mà ĐCSTQ tuyên truyền, nay đã đột nhiên bừng tỉnh.

Bất kể như thế nào khi tôi nhìn thấy một ngôi nhà đang bốc cháy, tôi sẽ có trách nhiệm và lập tức báo động cho những người ở bên trong nhà. Họ có muốn tin tôi và tự cứu mình hay không là tùy thuộc vào họ. Đó là lựa chọn của người khác, tôi không thể can thiệp.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/11/449431.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/11/204248.html

Đăng ngày 21-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share