Bài viết của Phó Kiệt

[MINH HUỆ 05-12-2022] Vào ngày 30 tháng 11, Trung Cộng chính thức tuyên bố về cái chết của Giang Trạch Dân. Người xưa có câu rằng, thiện ác cuối cùng cũng có báo ứng, Giang Trạch Dân dù đã chết, nhưng không phải chết là hết. Sau khi qua đời, Giang Trạch Dân đang chịu đau khổ trong ngọn lửa của địa ngục vô gián, trả giá cho tội lỗi muôn thuở mà ông ta đã gây ra – đàn áp Pháp Luân Công.

Điều mà Giang Trạch Dân lo sợ nhất trước khi chết là, ông ta sẽ bị thanh lý vì bức hại Pháp Luân Công, và ông ta càng sợ bị xuống địa ngục sau khi chết.

Cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân” tiết lộ, Giang Trạch Dân đã bị những nhân sĩ chính nghĩa trong và ngoài nước khởi kiện, vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ngay từ năm 2003, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Đài Loan và các quốc gia khác đã khởi tố Giang Trạch Dân về tội ác diệt chủng. Vì quá sợ hãi, Giang Trạch Dân đã bí mật cử đại diện của Trung Cộng, thông qua các kênh khác nhau để liên lạc với Pháp Luân Công ở nước ngoài, và đề nghị minh oan cho Pháp Luân Công. Nhưng Giang Trạch Dân không thực sự ăn năn nhận tội, mà muốn đổ trách nhiệm cho những người thực thi chính sách. Học theo cách làm thời Cách mạng Văn hóa là giết một loạt cảnh sát để chuyển trọng tâm tội ác, ông ta sẽ giết một loạt gồm cán bộ Phòng 610, cảnh sát và nhân viên nhà tù và trại lao động cải tạo, đổi lại việc Pháp Luân Công và những nhân sĩ chính nghĩa không khởi tố ông ta. Âm mưu rửa tội của Giang Trạch Dân đã bị cộng đồng Pháp Luân Công bác bỏ.

Bản thân Giang Trạch Dân rất mê tín, ông ta đã làm ba việc ở Bắc Kinh: Tưới thêm nước cho hồ Bạch Dương, tăng chiều cao cột cờ Thiên An Môn và dỡ bỏ núi đất của Công viên Thiên Đàn. Mục đích của Giang là muốn thông qua phong thủy để kéo dài thời gian nắm quyền, để không bị thanh toán.

Năm 2001, một tờ tạp chí Hồng Kông đưa tin rằng, Giang Trạch Dân biết mình làm nhiều việc ác, nợ máu chất chồng, khó thoát khỏi sự trừng phạt, do đó Giang đã bắt đầu cầu xin Địa Tạng Vương Bồ Tát bảo hộ. Vợ của ông ta là Vương Dã Bình đã mượn một bộ Địa Tạng Kinh từ nhà một vị cư sĩ họ Bao ở Bắc Kinh. Giang đã sợ hãi đích thân sao chép lại một lượt ở nhà.

Truyền thông tiếng Trung hải ngoại từng đưa tin, vào khoảng 8 giờ 30 phút ngày 5 tháng 6 năm 2004, Giang Trạch Dân và đồng bọn đã bí mật đến chùa Chiên Đàn Lâm ở núi Cửu Hoa, tỉnh An Huy để dâng hương cho Địa Tạng Vương Bồ Tát. Vào ngày hôm trước tức ngày 4 tháng 6, Giang đã có một giấc mơ, khiến ông ta cực kỳ sợ hãi. Ông ta mơ thấy mình đang bị tra tấn trong địa ngục vô gián. Một trong những cảnh trừng phạt sau khi chết được chùa Chiên Đàn Lâm mô tả cụ thể nhất là địa ngục vô gián. Chẳng hạn, sau khi một tội nhân đi xuống đó, “có người bị cai ngục dùng những cái đinh sắt nóng đóng vào hàng trăm xương khớp. Sau khi đóng đinh, lửa tự nhiên sinh ra, đốt cháy cho đến khi thân thể cháy thành tro. Có người bị gió lạnh trên núi tuyết thổi cho đến khi da thịt bong ra, không thể sống cũng không thể chết. Có người thường xuyên ở trên núi dao, cây kiếm, từ trên ném xuống, xương cốt toàn thân trong nháy mắt vỡ nát, gãy vụn… cứ lặp đi lặp lại, vĩnh viễn không ngừng nghỉ, cực kỳ kinh khủng!”

Giang Trạch Dân đã giẫm lên máu của những nhân sĩ trong sự kiện Lục Tứ “ngày 4 tháng 6” năm 1989 ở Thiên An Môn – sự kiện được Trung Cộng đánh giá cao, đã đưa Giang lên ngôi vị. Ông ta từng thẳng tay đàn áp “Báo tin kinh tế thế giới” ở Thượng Hải vì đã dám lên tiếng. Năm 1990, ngay sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền, ông ta đã tổ chức một cuộc họp báo truyền hình trực tiếp về Trung Quốc và nước ngoài tại Bắc Kinh, khi một nữ phóng viên nước ngoài hỏi Giang Trạch Dân: “Tôi nghe nói một nữ sinh viên đại học tham gia phong trào dân chủ năm 1989 bị bắt và đưa đến Tứ Xuyên. Ở đó, cô ấy đã bị hãm hiếp tập thể bởi một số nam cảnh sát. Ông nghĩ gì về vụ việc này?” Giang Trạch Dân trả lời: “Nữ sinh viên đại học này là một kẻ bạo động. Cô ta (bị hãm hiếp) là tội đáng phải chịu!” Bộ mặt lưu manh chính trị của Giang đã gây chấn động toàn thế giới.

Món nợ máu “ngày 4 tháng 6” khiến Giang Trạch Dân mất ngủ, nhưng điều mà Giang sợ nhất là bị cả âm phủ và dương gian phán xử vì đàn áp Pháp Luân Công. Ở dương gian, ông ta sợ mất quyền lực và bị thanh lý, vì vậy ông ta đã cài cắm La Cán và Tăng Khánh Hồng, những tay chân đắc lực đàn áp Pháp Luân Công, vào Ban Thường vụ. Do đó, sau khi rút lui ông ta vẫn nắm giữ triều chính, nắm quyền quân đội trong tay không buông, để tay sai của ông ta là Chu Vĩnh Khang đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật, và đứng đầu cảnh sát, trở thành Trung ương đảng thứ 2.

Giang Trạch Dân thậm chí còn sợ chết hơn, bởi vì sau khi chết, ông ta sẽ phải đối mặt với sự tra tấn không ngừng nghỉ trong địa ngục vô gián. Vào ngày 16 tháng 11 năm 2002, sau khi trường hợp nhiễm SARS đầu tiên được phát hiện ở Quảng Đông, có hai trường phái tư tưởng ở cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một trường phái cho rằng nên công bố dịch bệnh cho công chúng để công chúng có quyền được biết và đề phòng. Nhưng Giang Trạch Dân đã lớn tiếng: “Lấy ổn định cầu phồn vinh, không tiếc chết hai triệu người”.

Do đó, mệnh lệnh của Giang đã được truyền đạt trong nội bộ Trung Cộng rằng, bất cứ nơi nào bùng phát SARS, các quan chức địa phương sẽ bị cách chức ngay tại chỗ. Khi SARS tấn công Bắc Kinh, Giang Trạch Dân hèn nhát, ngay lập tức trốn đến Thượng Hải cùng cả gia đình, và nhờ Trần Lương Vũ dùng mạng sống của người Thượng Hải để bảo vệ Thượng Hải. Nhưng SARS dường như đang đuổi theo Giang Trạch Dân, vào tháng 5, SARS bùng phát ở Thượng Hải, Giang chạy trốn đến Liêu Ninh và Sơn Đông.

Trong thời kỳ này, nhiều người rất bất mãn với Giang Trạch Dân và hành vi xấu xa của Trung Cộng, vì đã che đậy sự thật về SARS và chạy trốn, lo cho mạng sống của mình. Tưởng Ngạn Dũng, anh hùng chống dịch bệnh của Bệnh viện 301, đã nhanh chóng bị Giang Trạch Dân bịt miệng. Sinh viên Đại học Bắc Kinh chỉ trích gay gắt Giang Trạch Dân trên mạng: “Chạy đến Thượng Hải lánh nạn! Sợ chết!” Giang Trạch Dân coi thường tính mạng của người dân, ra lệnh cho quân đội “phong tỏa làng”, không cho ai trốn thoát, những ai vi phạm luật thì bị bắn chết. Do phong tỏa nên khó thống kê được số người lây nhiễm chéo, sau khi người nhiễm bệnh chết, xác chết được công an và quân đội trực tiếp hỏa táng và tiêu hủy. Được biết, vào cuối tháng 6 năm 2003, 10.000 người đã chết chỉ riêng ở khu vực Đông Bắc.

Trong thông báo về cái chết của Giang Trạch Dân, Trung Cộng đã gọi ông là “người theo chủ nghĩa Mác kiên định”, nghĩa là một chiến binh vô Thần. Giang Trạch Dân có thực sự không tin vào ma quỷ, không tin vào quả báo không? Hoàn toàn không phải. Ông ta biết rằng ông ta đã phạm một tội ác lớn thiên cổ. Khi bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông ta kiên quyết đi theo con đường của riêng mình, bởi vì số người tu luyện Pháp Luân Công lên tới trăm triệu người, vượt xa con số 66 triệu đảng viên Trung Cộng lúc bấy giờ, thậm chí cả vợ ông ta là Vương Dã Bình lúc đó đang tu luyện tại nhà. Giang Trạch Dân tức tối, cho rằng uy tín của Nhà sáng lập Pháp Luân Công đã vượt qua ông ta, và cực kỳ ghen ghét đố kỵ, bắt đầu lên kế hoạch bức hại Pháp Luân Công.

Nhiều chính sách đàn áp ban đầu là do Giang Trạch Dân bày ra, thậm chí nhiều trường hợp đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công điển hình là do Giang Trạch Dân đích thân ra lệnh, tham gia và thúc đẩy.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, 10.000 học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa ở Trung Nam Hải, Giang Trạch Dân đích thân đến hiện trường trên xe chống đạn, sau đó cáo buộc ông Chu Dung Cơ xử lý ôn hòa “sự kiện thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4” là sẽ “mất đảng, mất nước”. Trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã đích thân viết thư gửi Bộ Chính trị, bày tỏ ý định kiên quyết đàn áp Pháp Luân Công. Đích thân Giang Trạch Dân triển khai và thành lập Phòng 610, tương tự như Tổ chức Cách mạng Văn hóa, chuyên đàn áp Pháp Luân Công. Ngày 25 tháng 10 năm 1999, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Figaro của Pháp, Giang Trạch Dân đã phỉ báng Pháp Luân Công là tà giáo mà không có bất kỳ ủy quyền pháp luật hay cơ sở pháp lý nào. Vào ngày 30 tháng 10 năm 1999, Giang Trạch Dân đã thao túng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, để thông qua “Quyết định Cấm các tổ chức tà giáo, ngăn chặn và trừng phạt các hoạt động tà giáo”. Ngày 31 tháng 12 cùng năm, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã thông qua quy định chi tiết thực thi Điều 300 Luật Hình sự, đưa ra 6 định nghĩa về tà giáo. Giang Trạch Dân đích thân vào trận chiến, cố gắng sử dụng các biện pháp hợp pháp để bức hại Pháp Luân Công. Thật nực cười là hoàn toàn không thể tìm thấy từ “Pháp Luân Công” trong các quy định pháp luật này.

Giang Trạch Dân cũng đích thân triển khai và thúc đẩy các chính sách tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công. Ngày 7 tháng 6 năm 1999, trong một bài phát biểu tại Bộ Chính trị, Giang Trạch Dân đã đích thân ra lệnh thu thập các tài liệu tiêu cực về Pháp Luân Công, tổ chức các chuyên gia tiến hành nghiên cứu lý luận và lịch sử, thúc đẩy tổ chức Hiệp hội chống X giáo, biên soạn sách giáo khoa tẩy não. Tháng 9 năm 1999, Giang Trạch Dân đã tham gia cuộc họp Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tại Auckland, New Zealand, và đích thân phân phát các tờ rơi phỉ báng Pháp Luân Công cho từng nguyên thủ quốc gia.

Cuộc bức hại do Giang Trạch Dân khởi xướng đã kéo dài 23 năm, hàng trăm triệu người đã bị đàn áp, hàng trăm nghìn người đã bị bỏ tù, hàng triệu người đã bị đưa đến các trại lao động và trung tâm tẩy não, và vô số người đã bị cảnh sát giam giữ và sách nhiễu. Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn không kể xiết, bản thân Giang Trạch Dân đã khẳng định nhổ tận gốc Pháp Luân Công thông qua “hủy hoại thân thể, vắt kiệt tài chính, bôi nhọ danh dự”.

Đích thân Giang Trạch Dân ra lệnh thu hoạch nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công. Đối với các học viên Pháp Luân Công Trường Xuân chèn sóng vạch trần vụ tự thiêu giả ở Quảng trường Thiên An Môn, phải “giết chết không tha”. Giang đích thân thưởng cho Trại Cải tạo Lao động Mã Tam Gia khét tiếng thông qua Phòng 610 một cách bí mật, và đã phân bổ kinh phí đặc biệt để thành lập Cơ sở Chuyển hóa Giáo dục “Tư tưởng Mã Tam Gia”, nhưng chính cơ sở này đã thực hiện hành vi phạm tội đưa 18 nữ học viên Pháp Luân Công đến nhà tù nam, nơi họ bị tấn công tình dục.

Giang Trạch Dân cả đời sống trong tội lỗi, sau khi chết nhất định sẽ đọa vào cửa vô sinh.

Trong lịch sử, Bắc Chu Vũ Đế đã chết vì bệnh nặng sau khi tiêu diệt Phật giáo. Năm Khai Hoàng thứ tám (588) của triều đại nhà Tùy, Kinh Triệu doãn Đỗ Kỳ đã tỉnh lại sau khi chết ba ngày, và nói rằng, đã gặp Diêm Vương, và gặp Chu Vũ Đế ở âm phủ. Khi hỏi nguyên do, Chu Vũ Đế nói rằng, đó là do chính ông ta diệt Phật. Chu Vũ Đế đã nhờ Đỗ Kỳ chuyển lời cho thế gian chớ bức người tu Đạo và Phật Pháp, nếu không thì tội ác sẽ vô biên.

Nhưng tội ác của Giang Trạch Dân quá nhiều không thể viết hết được, những gì ông ta phạm phải là những tội ác chống lại loài người, vạn ác bất xá, và tội ác diệt chủng, ông ta chắc chắn sẽ bị đọa vào địa ngục vĩnh viễn. Hy vọng rằng cảnh sát và các quan chức Trung Cộng, những người vẫn đang tham gia vào cuộc bức hại, hãy nhanh chóng dừng lại vì tương lai của chính mình.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/5/452701.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/6/205057.html

Đăng ngày 07-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share