Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 17-10-2022] Năm ngoái, ở địa phương chúng tôi xảy ra hai đợt bắt giữ, trong đó có một đợt trên diện rộng, bắt giữ nhiều học viên. Nhờ sự bảo hộ của Sư phụ, mấy đồng tu chúng tôi đã phối hợp với nhau để theo sát sự việc. Qua đó, chúng tôi thấy tồn tại một số vấn đề, vì nhận thức hữu hạn, có thể sẽ có chỗ còn phiến diện, chưa thỏa đáng, mong các đồng tu chỉ chính.

Theo tuyên bố của cảnh sát, đợt bắt giữ này được thực hiện sau khoảng hai năm điều tra và theo dõi. Công an địa phương đã huy động rất nhiều cảnh sát đồng thời hành động, bắt giữ rất nhiều đồng tu (ở đây không nêu con số cụ thể), trong đó có đồng tu điều phối A, đồng tu hỗ trợ kỹ thuật B và đồng tu C mấy năm nay vẫn vận hành ổn định điểm sản xuất tài liệu. Ngoài ra, còn có đồng tu D giữ vai trò quan trọng trong một hạng mục khác.

Sau khi bị bắt giữ phi pháp, đồng tu điều phối A không chịu nổi áp lực nên đã không chỉ nói ra tình huống cụ thể của bản thân và một số đồng tu bị bắt giữ mà còn làm liên lụy đến một số đồng tu không nằm trong danh sách bị bắt giữ lần này. Hiện tại, những đồng tu này hoặc đang bị tạm giam, hoặc đã bị thẩm vấn hoặc xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh nghiêm trọng.

Sư phụ giảng:

“Một người thường khi đụng phải việc nào đó cũng là cần có bài học giáo huấn, và nghĩ thêm suy xét thêm; người tu luyện lại càng cần tìm xem nguyên nhân bị cựu thế lực dùi vào sơ hở là ở đâu, cần tra tìm vấn đề của mình. Tôi không giảng thêm việc này ở Pháp hội nữa, tình huống [Trung Quốc] Đại Lục cũng rất phức tạp, các chủng các dạng nhân tâm, các chủng các dạng mâu thuẫn, ở hoàn cảnh phức tạp ấy là thiên biến vạn hoá. Nhất định phải thành thực tra tìm tự mình, giảm thiểu việc cựu thế lực dùi vào sơ hở.” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề là rất nhiều, tôi sẽ không liệt lê từng cái mà muốn chia sẻ ba vấn đề chính tôi thấy khá nổi cộm để các đồng tu tham khảo.

Thứ nhất, an toàn điện thoại và WeChat

Về vấn đề an toàn điện thoại, Sư phụ từ lâu đã giảng trong Pháp. Năm 2018, Ban Biên Tập Minh Huệ đã đăng thông tri về việc gỡ bỏ phần mềm WeChat và một số ứng dụng khác. Hơn nữa, các đồng tu vẫn luôn chia sẻ những bài học giáo huấn đau thương về phương diện an toàn điện thoại. Vậy mà không biết vì lẽ gì cho đến tận bây giờ vẫn còn có đồng tu vẫn bàng quan, không coi trọng?

Trong đợt bắt giữ này, người điều phối A, đồng tu kỹ thuật B và đồng tu C vận hành điểm sản xuất tài liệu đều trực tiếp liên lạc với nhau bằng điện thoại di động. Tuy rằng họ có thể không dùng những ngôn từ thông dụng, nhưng tôi không hiểu những đồng tu này cho rằng tà ác quá ngu xuẩn hay vì chưa từng xuất hiện vấn đề nên mới quá tùy tiện như vậy? Đồng tu B và đồng tu C rất không chú ý an toàn về điện thoại, bị bắt giữ rồi cũng không tiếp thụ giáo huấn, sau khi được thả vẫn luôn dùng điện thoại di động liên hệ với đồng tu giúp đỡ mình (vị đồng tu trợ giúp họ vì để thuận tiện cũng dùng điện thoại di động dù các đồng tu khác đã nhiều lần nhắc nhở). Đồng tu D tuy rằng bình thường có thể tương đối chú ý đến vấn đề an toàn điện thoại nhưng anh lại thường vô tình làm lộ những điều quan trọng trên điện thoại hoặc WeChat.

Bởi vì các đồng tu địa phương đều ở trong nội thành nhưng khoảng cách giữa nhà các đồng tu nếu có lái xe cũng rất xa, nên việc liên hệ qua điện thoại quả thực vô cùng thuận tiện. Thế nhưng, để đồng tu được thuận tiện chẳng phải cũng tạo điều kiện cho tà ác sao?

Việc không chú ý đến an toàn điện thoại này chẳng phải cũng bao hàm một số nhân tố cần phải tu luyện sao? Vậy nên, qua sự việc này, tôi một lần nữa muốn nhắc nhở các đồng tu vẫn chưa chú ý đến an toàn điện thoại, mong các đồng tu đừng để xuất hiện vấn đề về phương diện này nữa!

Thứ hai, sử dụng tài chính

Đồng tu D có thân nhân ở nước ngoài. Về lý mà nói, việc ra nước ngoài để cùng đồng tu ngoại quốc trao đổi, bàn bạc giải quyết một số vấn đề là lẽ tự nhiên. Vấn đề là, đồng tu D sau khi ra nước ngoài liền dường như quên mất tình thế bức hại trong nước. Vì việc cá nhân, đồng tu D vẫn luôn liên lạc với đồng tu A. Một lần, qua điện thoại đồng tu D nói với đồng tu A rằng hạng mục nào đó gặp khó khăn về tài chính nên đồng tu ngoại quốc vì thế mà sinh hoạt túng thiếu v.v…rồi hỏi đồng tu A xem có đồng tu địa phương nào có thể trợ giúp tài chính được không. Theo đó, đồng tu A bèn quay sang hỏi đồng tu E. Đồng tu E vui vẻ đồng ý. E gom được khoản tiền không nhỏ và chuyển theo số tài khoản ngân hàng được chỉ định. A cảm thấy hơi ngại liền đem một khoản tiền của mình đưa lại cho E, E cũng thuận theo đó tiếp nhận. Nhưng rốt cuộc số tiền đó dùng vào đâu, có được trả lại hay không thì đồng tu A trong tâm vẫn còn nghi vấn.

Trước khi xảy ra đợt bắt giữ lần này, có lẽ đồng tu D cảm thấy có chút gì đó, khi về nước tìm đến đồng tu E còn dặn: “nếu như ai đó có hỏi, thì hãy nói ai đó ở nước ngoài làm bất động sản.”

Tại đây tôi không có ý nghi ngờ đồng tu bởi tôi cũng hoàn toàn không hiểu tình huống cụ thể. Tôi chỉ cảm thấy rằng số tiền kia nếu như thực sự dùng cho hạng mục cứu người theo cách như vậy, thì liệu như thế có phải là dùng tiền bất chính không? Các đồng tu phó xuất liệu có hiểu điều đó hay không? Liệu có can nhiễu đến tu luyện của đồng tu không? Các đồng tu liệu có phải vì vấn đề này mà bị dùi vào sơ hở không?

Thứ ba, một số kiến thức pháp luật cơ bản

Trước tiên nói một chút về vấn đề pháp luật, trong những lần bắt giữ các đồng tu, cảnh sát hoàn toàn không đưa ra bất kể thủ tục hợp pháp cũng như căn cứ pháp luật nào, đều là phi pháp. Đợt bắt giữ này, đối với các đồng tu bị bức hại, cảnh sát nói bắt giữ liền bắt giữ. Trong quá trình làm biên bản, có mấy đồng tu, cảnh sát hỏi gì liền trả lời nấy. Các đồng tu bình thường đều rất có chính niệm, vậy mà khi đối mặt với việc bắt giữ của cảnh sát, vì sao lại biểu hiện giống như không còn đường thoát vậy? Hệ quả là bị tà ác dắt mũi, từ đó mà bị bức hại nghiêm trọng.

Đồng tu chúng ta đều rất thiện, giữa các đồng tu bình thường đều đối đãi nhau với tấm lòng rộng mở, và dường như khi đối mặt với cảnh sát cũng giữ tâm thái này. Đối với đồng tu bình thường không chú trọng tu khẩu, khi cảnh sát bị tà ác lợi dụng biểu hiện “thiện” một chút thì có thể lại khó nhìn thấu. Bởi giả thiện vốn luôn là thủ đoạn lừa gạt của tà ác, vì thế có cảnh sát có thể biểu hiện rất thiện, thậm chí còn ra vẻ thích nghe chân tướng, cuối cùng, đồng tu mới phát hiện bản thân không để ý đến những lời mình nói ra, cảnh sát thì cố ý để họ nói và tất cả đều trở thành “khẩu cung”, “chứng cứ” bức hại họ sau này.

Trong Tây Du Ký, yêu tinh vì sao lừa được Đường Tăng? Bởi vì Đường Tăng vẫn là người nên có thể bị đánh lừa bởi biểu hiện bên ngoài. Còn Tôn Ngộ Không có hỏa nhãn kim tinh, có thể nhìn ra bản chất, nhận ra yêu qoái, không bị mê hoặc. Chúng ta là người tu luyện Đại Pháp, mặc dù là người đang tu luyện, không thể nhận biết yêu tà, nhưng chẳng phải trong tu luyện cần dưỡng thành thói quen tu khẩu, nắm chắc những gì nên nói, những gì không nên nói sao? Trong trạng thái tương đối lý trí và thanh tỉnh như thế, vào thời khắc then chốt, Sư phụ sẽ giúp chúng ta nhìn thấu thủ đoạn lừa gạt của tà ác, sẽ không bị tà ác dắt mũi.

Lại nói trở lại, trong tình huống bức hại tại đại lục vẫn còn tiếp diễn, nếu như đồng tu chúng ta bình thường đều không nắm được một chút kiến thức cơ bản về pháp luật, thì cũng giống như ra chiến trường chiến đấu mới phát hiện không mang theo vũ khí bên người, vậy sẽ thế nào đây, chỉ có bó tay đúng không? Mặc dù đối với học viên Pháp Luân Công, Trung Cộng chưa bao giờ tuân theo pháp luật nhưng đối với đồng tu biết một chút pháp luật thì tà ác sẽ không dám bức hại một cách trắng trợn. Tôi muốn chia sẻ một chút tâm đắc gần đây của mình với các đồng tu, có chỗ nào không đúng, mong các đồng tu chỉ chính.

Ví như khi theo sát đợt bắt giữ này, tôi hiểu rằng: trong hồ sơ, bước đối diện với cảnh sát là vô cùng then chốt, nếu như bước này thực hiện không được, viện kiểm soát, tòa án cũng không thể tiến hành. Tại giai đoạn đối mặt với cảnh sát, hồ sơ ghi chép là vô cùng quan trọng.

Theo thủ tục, trước khi cảnh sát thẩm vấn cần đưa cho đương sự bản “Thông báo về các quyền và nghĩa vụ tố tụng của nghi phạm”. Tuy nhiên, cảnh sát thường lợi dụng việc thiếu hiểu biết của dân chúng về quy định này nên không đưa cho đồng tu xem văn bản đó. Kỳ thực, cho dù cảnh sát không đưa cho chúng ta thông báo này cũng không sao, chúng ta chỉ cần nhớ ba điều then chốt trong đó là được.

Trước tiên, theo Điều 2 của Thông báo, đương sự có quyền khiếu nại hoặc kháng cáo, theo Điều 3 đương sự có quyền yêu cầu cảnh sát thực hiện quyền hồi tỵ (Hồi tỵ chỉ một nhân viên trong ngành tư pháp sẽ không tham gia vào quá trình tố tụng vì vụ án có liên quan đến lợi ích của họ hoặc họ có liên quan đến những đương sự trong vụ việc)

Trong quá trình cảnh sát tiến hành bắt giữ đệ tử Đại Pháp, thủ đoạn đều là trái pháp luật, nếu cảnh sát không làm trái luật thì bức hại căn bản sẽ không thể thực hiện được. Các đồng tu có thể dùng việc vi phạm luật của cảnh sát làm lý do kháng cáo, yêu cầu cảnh sát hồi tỵ. Nếu như bác bỏ hồi tỵ, vẫn có thể nộp đơn xin xem xét lần nữa.

Trong thời gian điều tra, việc khiếu nại và yêu cầu cảnh sát hồi tỵ là những biện pháp pháp lý hiệu quả để tránh bị bức hại.

Tiếp nữa, Điều 7 cũng là một điều quan trọng: đối với các câu hỏi nhân viên điều tra đưa ra, chúng ta nên thành thật trả lời, nhưng đối với những câu hỏi không liên quan đến bản án, chúng ta có quyền từ chối trả lời.

Đầu tiên cần hỏi cảnh sát, bản án là gì? “Tội danh” mà cảnh sát thường đưa ra là “lợi dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, tội danh này đương nhiên không có chút quan hệ nào với chúng ta.

Bởi tội danh này không quan hệ gì với chúng ta, nên sau đó cảnh sát có hỏi gì, chúng ta cũng có thể căn cứ quy định tại Điều 7 của Thông báo: không liên quan đến bản án, có thể từ chối quyền trả lời.

Sau khi đồng tu từ chối trả lời các câu hỏi của cảnh sát, bản án không thể hoàn thành và bước tiếp theo sẽ không cách nào tiến hành tiếp được, bức hại rất có thể sẽ bị giải thể, quan trọng hơn chính là chúng ta đã tránh việc cảnh sát phạm tội với Đại Pháp. Tôi thấy trên mạng có đồng tu làm được rất tốt, cảnh sát yêu cầu (hoặc hỏi) gì đều trả lời: câu hỏi này không liên quan gì đến bản án, từ chối trả lời. Còn có đồng tu nói rất hay: chúng ta đối với họ ở đâu cũng đều từ chối hợp tác, chính là đối với họ ở đâu cũng đều là cứu độ.

Vì vậy, cá nhân tôi cho rằng, đồng tu đại lục chúng ta cần nắm vững một chút kiến thức pháp luật, điều này không phải vì phòng tránh bức hại mà truy cầu bức hại, mà là để hoàn toàn phủ định an bài của cựu thế lực. Đương nhiên ngoài việc này ra, bình thường chúng ta còn cần chú ý nắm vững một chút kiến thức pháp luật rằng tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc là hoàn toàn hợp pháp, những người tham gia bức hại mới là có tội. Những kiến thức này không phải quá nhiều, cũng không phải là quá khó nhớ, mong các đồng tu đừng ngại khó.

Đương nhiên, đối với người tu luyện chúng ta, chính niệm đến từ Pháp mới là trọng yếu nhất. Chúng ta hãy nhớ kỹ những gì Sư phụ giảng:

“Đã mang danh đệ tử Đại Pháp, cớ sao trong khi chịu bức hại lại phải sợ bè lũ tà ác? Điểm chốt là có tâm chấp trước, nếu không, không phải chịu đựng một cách tiêu cực, [mà trái lại] thời khắc nào cũng dùng chính niệm mà đối mặt kẻ ác. Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng không hề theo yêu cầu, mệnh lệnh hay chỉ thị của tà ác. [Nếu] mọi người đều làm như thế, [thì] hoàn cảnh đã không đến thế này.” (Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

“Do đó nếu mỗi đệ tử Đại Pháp đều làm tốt, thì tôi bảo chư vị này, cuộc bức hại này là chúng không kiên trì được, đã sớm xong rồi.” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Lúc thường tôi luôn cảm thấy mình không biết viết bài chia sẻ thế nào, nhưng hôm nay tôi cảm thấy việc này không thể không viết ra, có điểm nào không thích đáng, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/17/450845.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/5/204617.html

Đăng ngày 27-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share