Bài viết của đệ tử Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 22-10-2022] Gần đây, tôi nhận thấy một hiện tượng, đó là rất nhiều đệ tử Đại Pháp hải ngoại thực hiện động tác luyện công không chuẩn xác, hoặc ít hoặc nhiều, trong đó có rất nhiều đồng tu đã đắc Pháp hơn 20 năm. Vì không chú ý động tác luyện công, nên động tác của rất nhiều đồng tu đã tương đối sai lệch, thậm chí sai nhiều.

Động tác luyện công không thể nào ai ai cũng giống hệt nhau, nhưng vấn đề là động tác của các đồng tu này đã không còn chuẩn xác nữa, mà là đã sai rồi. Hơn nữa, trong số những đồng tu này, rất nhiều người còn không chịu tiếp nhận góp ý của người khác, khi được người khác chỉ ra chỗ sai thì căn bản lại không nghe, có người thậm chí còn lập tức tỏ thái độ đối nghịch. Có lẽ chính vì không chịu tiếp nhận lời khuyên, nên họ vẫn cứ luyện sai như vậy.

Ở những đồng tu luyện công không chuẩn xác này còn tồn tại một hiện tượng phổ biến. Họ thường là đến lúc có tiếng Sư phụ đọc khẩu quyết rồi mà vẫn nói chuyện, đến khi chuẩn bị vào động tác họ mới bắt đầu kết ấn. Có nhiều người còn vừa luyện công vừa mở mắt nhìn ngó xung quanh, rồi tùy tiện nói hoặc đi lại. Thậm chí phổ biến hơn nữa còn có những đồng tu gãi chỗ này gãi chỗ kia trong khi đang luyện công.

Không chỉ động tác không chuẩn xác, mà tốc độ luyện công của rất nhiều đồng tu cũng rất nhanh, căn bản không đạt được “hoãn, mạn, viên”. Bộ công pháp nào cũng như vậy. Ví dụ như bài công pháp thứ nhất, thay vì chầm chậm duỗi cánh tay ra, họ lại đưa tay rất nhanh đến ngay vị trí, sau đó đợi vài giây, rồi lại rất nhanh duỗi tay một lần nữa. Bài công pháp thứ hai, khi bão luân cũng đưa tay rất nhanh đến vị trí các tư thế. Còn bài công pháp thứ ba thì khỏi nói, rất nhiều người động tác xung và quán nhanh quá, thành ra còn làm ngược hẳn với khẩu lệnh của Sư phụ. Với bài công pháp thứ ba, ngoại trừ phương diện tốc độ, rất nhiều đồng tu khi quán xuống thì tay mới đến vị trí ngực đã dừng lại rồi thả cánh tay cho rơi tự do xuống trước thân, đung đưa một hồi, rồi đến khi Sư phụ hô khẩu lệnh “xung” thì lại rất nhanh di chuyển cánh tay lên. Bài công pháp thứ tư cũng vậy. Khi Sư phụ hô xuống theo khí cơ thì rất nhiều người tay đã qua đầu rồi. Tốc độ luyện công, nhìn qua tưởng là vấn đề nhỏ, nhưng kỳ thực trong đó phản ánh rất nhiều vấn đề về tâm tính, ví dụ như tâm nôn nóng, qua loa.

Hoàn cảnh luyện công tập thể trước khi cuộc bức hại bắt đầu

Trước khi cuộc bức hại bắt đầu, bởi vì thường luyện công tập thể, nên rất nhiều đồng tu rất chăm chú với các động tác luyện công, theo sát băng hình dạy luyện công của Sư phụ để luyện, chiểu theo nguyên văn trong Đại Viên Mãn Pháp của Sư phụ để hướng dẫn luyện công. Thông thường, các đồng tu mấy người nhìn cho nhau luyện công, sau đó mọi người giao lưu chia sẻ động tác nào không chính xác, không chuẩn, hay sai nghiêm trọng, làm thế nào để có thể hết sức thực hiện giống như Sư phụ. Từ khi bước sang giai đoạn tu luyện chính Pháp, rất nhiều đệ tử Đại Pháp dần dần thoát ly khỏi hoàn cảnh luyện công tập thể, trường kỳ ở nhà luyện công, do vậy cũng dần dần không để ý đến vấn đề trong luyện công nữa.

Mấy năm gần đây, liên tục có đồng tu ở các độ tuổi qua đời, có đồng tu thân thể xuất hiện trạng thái không bình thường hoặc thân thể và tướng mạo bị lão hóa trầm trọng. Không rõ điều đó có liên quan đến tình trạng trường kỳ luyện công không chuẩn xác, hay luyện công mà không đạt được trạng thái “thân thần hợp nhất” (Đại Viên Mãn Pháp), mà chỉ là thân thể làm động tác, còn tư tưởng thì chạy loạn lung tung cả hay không.

Ngoài ra, còn có không ít đồng tu quanh năm suốt tháng không luyện công hoặc rất ít khi luyện công. Điều này càng cần phải chú ý hơn. Có đồng tu thực sự bận rộn nhiều việc, nhưng có người thực sự lười biếng, giải đãi. Trong những đồng tu không bận rộn đến vậy mà cũng không luyện công, rất nhiều người nói rằng tâm tính không theo kịp thì luyện cũng vô ích. Nhưng trường kỳ không luyện công thì bản thể làm sao cải biến đây? Một khi có giả tướng nghiệp bệnh can nhiễu, có khi sẽ rất khó vượt qua được.

Tại đây tôi muốn chia sẻ với các đồng tu một số đoạn Pháp của Sư phụ về việc luyện công để chúng ta cùng nỗ lực.

Pháp Luân Đại Pháp cũng là công pháp loại tính mệnh song tu; vậy yêu cầu có động tác để luyện.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

“Một bộ công pháp tính mệnh song tu hoàn chỉnh, nó yêu cầu cả tu, yêu cầu cả luyện.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

“Động tác là một bộ phận viên dung viên mãn của Đại Pháp này, nó là một bộ phương pháp tu luyện tính mệnh song tu hoàn chỉnh, cũng [được] gọi là Đại Viên Mãn Pháp. Đại Pháp này cần phải vừa tu vừa luyện, ‘tu tại tiên luyện tại hậu’. Không tu tâm tính, chỉ luyện động tác thì không thể tăng công; chỉ tu tâm mà không luyện Đại Viên Mãn Pháp, thì công lực bị [ngăn] trở, và không cách nào cải biến được bản thể. (Đại Viên Mãn Pháp)

“Chỉ có học Pháp tu tâm, thêm vào đó phương tiện viên mãn là luyện công nữa, thật sự thay đổi chính mình từ căn bản, tâm tính đang đề cao, tầng thứ đang đề cao, đó mới là tu luyện chân chính.” (Thế nào là tu luyện, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Nhân đây, tôi muốn nhắc nhở các đồng tu cần coi trọng động tác luyện công của chúng ta, đối chiếu với “Đại Viên Mãn Pháp” của Sư phụ để xem cho nhau động tác luyện công có đúng hay không, chỉnh lại cho nhau, để bản thể của chúng ta cũng được diễn hóa theo kịp.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/22/447366.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/5/204619.html

Đăng ngày 19-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share