Dưới áp lực của Bắc Kinh, nhà chức trách Việt Nam đang bắt bớ, tấn công các học viên Pháp Luân Công địa phương
[MINH HUỆ 30-9-2011] New York – Dưới áp lực từ Bắc Kinh, nhà chức trách Việt Nam đang leo thang việc đe dọa và quấy rối cộng đồng Pháp Luân Công địa phương trong những tuần gần đây, tăng cường hơn nữa một xu hướng đã bắt đầu từ năm ngoái. Hai học viên Pháp Luân Công theo dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử vào tuần tới vì phát sóng những tin tức không bị kiểm duyệt vào Trung Quốc. Kể từ cuối tháng 8, các học viên địa phương đã hai lần bị công an bắt bớ hoặc bị tấn công bởi những phần tử lưu manh trong khi đang tập luyện các bài công pháp của họ ở một công viên.
Một tòa án ở Hà Nội theo kế hoạch sẽ tổ chức một phiên xử vào ngày thứ Năm (6 tháng 10) đối với hai học viên Pháp Luân Công người Việt vì phát sóng thông tin vào Trung Quốc, theo yêu cầu trừng trị thẳng tay từ Bắc Kinh. Đây là lần nỗ lực thứ hai nhằm tuyên án anh Vũ Đức Trung, một giám đốc điều hành 30 tuổi của một công ty công nghệ cao, và người anh vợ Lê Văn Thành 35 tuổi. Phiên xử đầu tiên được lên lịch vào tháng 4 năm 2011 đã bị trì hoãn do áp lực quốc tế và sự chỉ trích từ các tổ chức tự do báo chí như phóng viên không biên giới (tin).
Một học viên Pháp Luân Công người Việt cho xem những vết sẹo trên khuỷu tay nơi cảnh sát đã đốt anh bằng cách gí đầu thuốc lá đang cháy vào cuối tháng 8 năm 2011
Việc leo thang quấy nhiễu diễn ra theo áp lực trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với các nhà chức trách Việt Nam. Theo bản cáo trạng được sử dụng, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ những người đàn ông này sau khi một công hàm ngoại giao được gửi đi vào ngày 30 tháng 5 năm 2010, từ Đại sứ quán Trung Quốc tới Bộ công an Việt Nam.
Bản cáo trạng có đoạn “Công hàm tuyên bố rằng Bộ Công an Trung Quốc đã phát hiện sóng vô tuyến tới từ lãnh thổ Việt Nam có chứa nội dung về Pháp Luân Công giống hệt những gì được nghe thấy trên đài phát thanh “Âm thanh Hy vọng”. “Khuyến nghị rằng tất cả … các hoạt động của các phần tử Pháp Luân Công ở lãnh thổ Việt Nam phải bị tấn công và chặn đứng.”
Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp kêu gọi chính phủ Việt Nam kháng lại áp lực của Trung Quốc và ngừng ngay lập tức các hành động tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng và ngôn luận của các học viên Pháp Luân Công.
Người phát ngôn của Pháp Luân Công Erping Zhang nói: “Bằng việc đề cao sức khỏe mọi người và khuyến khích sự liêm chính và lương thiện, Pháp Luân Công là tốt cho bất kỳ xã hội nào và đã được chào đón ở trên 100 quốc gia khắp thế giới.” “Chúng tôi hy vọng nhà chức trách Việt Nam có thể kháng lại sự điều khiển của ĐCSTQ và chấm dứt việc đe dọa các học viên Pháp Luân Công. Bất chấp những tuyên bố của họ, Pháp Luân Công KHÔNG phải là bất hợp pháp ở Trung Quốc và việc bức hại các học viên ở Việt Nam cũng vi phạm luật pháp của chính nước này.”
Ông Zhang nói: “Phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ đối với phiên xử được dự định vào tháng Tư đã giúp đối trọng áp lực của Trung Quốc với Việt Nam nhắm vào Pháp Luân Công”. “Giờ hai người vô tội này – và những người khác như họ – lại gặp nguy hiểm. Cộng đồng quốc tế nên ngay lập tức ủng hộ việc thả họ một cách vô điều kiện, đừng để cho tình huống trở nên xấu hơn nữa.”
Vi phạm thân thể, đe dọa, và giam giữ
Ngoài hai người bị xét xử, các học viên Pháp Luân Công khác cũng đã gặp phải việc đe dọa và quấy nhiễu, vi phạm luật pháp Việt Nam:
– Ngày 31 tháng 8 năm 2011, ba học viên ở Long An đã bị công an đưa đi mà không có lệnh bắt trong khi đang tập các bài tập Pháp Luân Công ở công viên. Tại nơi giam giữ, công an đã sử dụng thuốc lá để đốt cánh tay và mũi của một người (xem ảnh) và tịch thu các điện thoại di động và chìa khóa xe của các học viên. Công an sau đó đã lục soát nhà họ mà không có lệnh khám nhà, mang đi các cuốn sách Pháp Luân Công, đĩa CD, DVD về bộ phim “Bão cát” và hầu hết tài sản cá nhân của họ. Trong một dấu hiệu đáng lo ngại rằng vụ việc được sự đồng thuận từ các cấp trên, các phương tiện truyền thông của nhà nước sau đó đã phát đi một bản tin về việc này, tuyên bố rằng vụ bắt giữ là bởi vì họ “quảng bá một cách bất hợp pháp” Pháp Luân Công.
– Vào buổi tối ngày 7 tháng 9 năm 2011, các học viên bị tấn công bởi những phần tử lưu manh trong khi đang tập công tại một công viên. Anh Hà Văn Dũng, một trong các nạn nhân kể rằng: “Tôi bị những tên lưu manh đánh tàn tệ. Cả hai bên cánh tay của tôi bị trầy xước … Tôi bỏ chạy. Khi tôi quay trở lại công viên, họ đã lột áo và dây lưng của tôi ở nơi công cộng. Một tên lưu manh đã đá tôi vào đầu mạnh đến nỗi nó làm tôi choáng váng … Ba người công an đứng rất gần và chỉ nhìn tôi bị đánh mà không can thiệp. Tôi nhận thấy có sự hiện diện của cảnh sát Nguyễn Văn Bé Hai, người đang ra lệnh cho một số công an mật xung quanh đó. Những tên lưu manh liên tục tới báo cáo với anh ta sau khi đánh tôi, rồi lại quay trở lại đánh tôi tiếp.”
Gần đây hơn, một nhóm nhỏ các học viên Pháp Luân Công ngồi thiền im lặng trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội đã bị công an quấy nhiễu nghiêm trọng và gây áp lực phải rời khỏi đó. Công an đã sử dụng các biện pháp bao gồm bật nhạc to, phun khói xe, dùng lưu manh tấn công, và thậm chí ném cả những đồ ăn thiu thối vào các học viên để cố làm họ sợ mà rời đi.
Áp lực đặt lên Việt Nam bởi ĐCSTQ trong trường hợp này không phải là một vụ việc riêng biệt. Mà nó là một phần của kiểu gây rối rộng khắp hơn của ĐCSTQ dựa vào các chính phủ Đông Á để giúp trong việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công và bịt miệng các nỗ lực của người Trung Quốc ở ngoài nước vạch trần các vi phạm của ĐCSTQ.
Vào ngày 6 tháng 9, trong một quyết định bị lên án bởi các tổ chức tự do báo chí, một thẩm phán ở Indonesia đã tuyên án sáu tháng tù đối với người quản lý một đài phát thanh phát sóng “Âm thanh Hy vọng” về nhân quyền ở Trung Quốc, bao gồm cả cuộc bức hại Pháp Luân Công (xem bài). Trong khi đó, Hàn Quốc đã trục xuất những người xin tỵ nạn Pháp Luân Công, với ít nhất hai trường hợp bị rủi ro trước mắt là bị hồi hương trở về Trung Quốc nơi họ có thể phải đối mặt với việc bị tra tấn (tin).
Chi tiết về phiên xử sắp tới
Anh Trung và anh Thành là hai người Việt Nam tập luyện Pháp Luân Công. Họ bị buộc tội “truyền tin bất hợp pháp lên mạng viễn thông” vì phát các chương trình tin tức của Đài phát thanh Hy vọng qua sóng ngắn vào Trung Quốc. Các chương trình của Đài Phát thanh Hy Vọng thường đưa tin về vi phạm nhân quyền, tham nhũng, và việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công và các nhóm người thiểu số khác. Anh Trung bắt đầu phát sóng vào tháng 4 năm 2009.
Hai người đàn ông bị bắt giữ vào ngày 11 tháng 6 năm 2010 và vẫn bị giam giữ từ đó đến giờ, với rất ít cơ hội cho các thành viên gia đình họ vào thăm. Lúc đó, cùng với các máy tính và thiết bị phát sóng, công an cũng tịch thu cả các tư liệu về Pháp Luân Công của cá nhân họ.
Tám ngày sau khi họ bị giam, họ bị cáo buộc các tội danh, một hành động mà luật sư của họ nói là không công bằng và vi phạm luật pháp của chính Việt Nam.
Vào tháng 4, vụ việc đã bị lên án bởi tổ chức Phóng viên không biên giới (tin) và được đưa tin một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông quốc tế, bao gồm cả Đài phát thanh Châu Á Tự Do (RFA – tin), The Economist (tin), The Epoch Times (tin) và (AFP – Agence France Presse – tin).
Thông tin thêm:
- Thỉnh nguyện khẩn: Việt Nam phải ngừng việc xét xử các học viên Pháp Luân Công vì họ phát sóng vào Trung Quốc https://www.faluninfo.net/article/1129/
- thỉnh nguyện khẩn cập nhật: Hoãn xử các học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam, nhưng các học viên vẫn bị giam giữ, ngày 8 tháng 4 năm 2011: https://www.faluninfo.net/article/1130/
Để có thêm thông tin, xin liên hệ Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp
Gail Rachlin (+1 917-757-9780), Levi Browde (+1 845-418-4870), Erping Zhang (+1 646-533-6147), hoặc Joel Chipkar (+1 416-731-6000)
Fax: 646-792-3916 Email: contact@faluninfo.net, Website: https://faluninfo.net/
Bản tiếng Anh: https://www.faluninfo.net/article/1171/ , https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/30/128429.html
Đăng ngày 1-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.